APEC 2017: Những nội dung chính trong ngày đầu tiên Hội nghị SOM 3
Thứ tư, 30-8-2017AsemconnectVietnam - Ngày 29/8, tại Thành phố Hồ Chí Minh, dưới sự chủ trì của Chủ tịch SOM APEC 2017, Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Việt Nam Bùi Thanh Sơn, Hội nghị lần thứ ba các quan chức cao cấp APEC (SOM 3) đã họp ngày đầu tiên, với sự tham dự của gần 200 đại biểu đại diện các nền kinh tế thành viên, Ban Thư ký Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Hội đồng hợp tác kinh tế Thái Bình Dương (PECC), Hội đồng tư vấn doanh nghiệp APEC (ABAC), Ban Thư ký APEC quốc tế...
Theo Chủ tịch SOM APEC 2017 Bùi Thanh Sơn, hợp tác APEC từ đầu năm đến nay đã đạt những kết quả tích cực, nổi bật là những cam kết tiếp tục thúc đẩy tự do hóa thương mại, đầu tư và tăng trưởng bao trùm của các Bộ trưởng phụ trách Thương mại.
Do vậy, tại SOM 3, các đại biểu sẽ tập trung rà soát tiến triển của hợp tác APEC kể từ Hội nghị SOM 2 đến nay, và báo cáo cập nhật các kết quả chính đã đạt được cũng như công tác chuẩn bị cho các hoạt động lớn của APEC sắp tới.
Trong ngày làm việc đầu tiên, Hội nghị đã nghe báo cáo của Hội đồng tư vấn kinh doanh APEC (ABAC) về kết quả Hội nghị ABAC lần thứ 3 (Canada từ ngày 26-29/7) và các nội dung ABAC dự kiến báo cáo lên các nhà lãnh đạo cấp cao vào tháng 11/2017 sắp tới.
Chủ tịch các quan chức cao cấp tài chính (SFOM) cũng thông báo những kết quả đạt được về hợp tác tài chính. Các bài trình bày đều nhấn mạnh trọng tâm hợp tác của kênh doanh nghiệp và tài chính sẽ bổ trợ và góp phần cụ thể hóa chủ đề và các ưu tiên của Năm APEC 2017.
Các Ủy ban của APEC về kinh tế, thương mại và đầu tư, quản lý ngân sách và hợp tác kinh tế-kỹ thuật đã lần lượt báo cáo kết quả trong các lĩnh vực hợp tác chuyên ngành.
Nổi bật là các sáng kiến, dự án liên quan đến cải cách cơ cấu và phát triển nguồn nhân lực, thương mại điện tử, công nghiệp hỗ trợ, thúc đẩy thực hiện các Mục tiêu Bogor về tự do hóa thương mại và đầu tư, thu hẹp khoảng cách phát triển, nâng cao năng lực tham gia và triển khai các hiệp định thương mại khu vực và hiệp định thương mại tự do (RTAs/FTAs), thực hiện Tuyên bố Lima về Khu vực thương mại tự do toàn châu Á-Thái Bình Dương (FTAAP)... Đóng góp của APEC đối với việc tổ chức thành công Hội nghị Bộ trưởng Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) lần thứ 11 cũng đã được đề cập.
Đoàn Việt Nam tham gia, đóng góp tích cực và trình bày kết quả các hoạt động cấp Bộ trưởng đã được tổ chức vừa qua về du lịch bền vững, an ninh lương thực và phát triển nông nghiệp bền vững, y tế và kinh tế.
Các thành viên đánh giá cao vai trò chủ nhà của Việt Nam, nhất là trong việc khởi xướng, dẫn dắt và điều phối để hợp tác APEC đem lại những kết quả thực chất cho người dân và doanh nghiệp, góp phần hiện thực hóa chủ đề và các ưu tiên hợp tác APEC năm 2017.
Ngoài ra, các đại biểu cũng thảo luận về công tác chuẩn bị cho các hoạt động cấp Bộ trưởng sắp tới, cả về nội dung và tổ chức, trong đó có Hội nghị Bộ trưởng về Doanh nghiệp nhỏ và vừa, Đối thoại chính sách cao cấp về Phụ nữ và Kinh tế, Hội nghị Bộ trưởng Giao thông vận tải, Hội nghị Bộ trưởng Lâm nghiệp…
Trao đổi bên lề hội nghị, bà Kathryn Barbara Clemans (đại biểu Hoa Kỳ) đánh giá Việt Nam đã làm rất tốt vai trò điều phối, tổ chức các cuộc họp SOM 3, giúp các đại biểu có những buổi hội thảo tốt đẹp về kinh tế cao cấp hay các vấn đề trong lĩnh vực thương mại nội địa và thương mại tự do.
Trong khi đó, ông Valery E.Sorokin, Trưởng đoàn SOM Liên bang Nga cho biết APEC là một trong những hợp tác kinh tế quan trọng hàng đầu hiện nay, có sự ảnh hưởng không chỉ tới các nước trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương mà cả thế giới.
Nga rất ủng hộ APEC trong việc xây dựng và phát triển các FTA và RTA và đó là một trong những mục tiêu quan trọng mà APEC cần đạt được trong vài năm tới.
Hội nghị lần thứ ba các quan chức cao cấp APEC dự kiến sẽ kết thúc vào ngày 30/8.
Tối cùng ngày, các quan chức cao cấp và các đại biểu sẽ tham dự Chiêu đãi do Chủ tịch SOM APEC 2017, Thứ trưởng thường trực Bộ Ngoại giao Việt Nam Bùi Thanh Sơn chủ trì./.
Nguồn: vietnamplus.vn
Do vậy, tại SOM 3, các đại biểu sẽ tập trung rà soát tiến triển của hợp tác APEC kể từ Hội nghị SOM 2 đến nay, và báo cáo cập nhật các kết quả chính đã đạt được cũng như công tác chuẩn bị cho các hoạt động lớn của APEC sắp tới.
Trong ngày làm việc đầu tiên, Hội nghị đã nghe báo cáo của Hội đồng tư vấn kinh doanh APEC (ABAC) về kết quả Hội nghị ABAC lần thứ 3 (Canada từ ngày 26-29/7) và các nội dung ABAC dự kiến báo cáo lên các nhà lãnh đạo cấp cao vào tháng 11/2017 sắp tới.
Chủ tịch các quan chức cao cấp tài chính (SFOM) cũng thông báo những kết quả đạt được về hợp tác tài chính. Các bài trình bày đều nhấn mạnh trọng tâm hợp tác của kênh doanh nghiệp và tài chính sẽ bổ trợ và góp phần cụ thể hóa chủ đề và các ưu tiên của Năm APEC 2017.
Các Ủy ban của APEC về kinh tế, thương mại và đầu tư, quản lý ngân sách và hợp tác kinh tế-kỹ thuật đã lần lượt báo cáo kết quả trong các lĩnh vực hợp tác chuyên ngành.
Nổi bật là các sáng kiến, dự án liên quan đến cải cách cơ cấu và phát triển nguồn nhân lực, thương mại điện tử, công nghiệp hỗ trợ, thúc đẩy thực hiện các Mục tiêu Bogor về tự do hóa thương mại và đầu tư, thu hẹp khoảng cách phát triển, nâng cao năng lực tham gia và triển khai các hiệp định thương mại khu vực và hiệp định thương mại tự do (RTAs/FTAs), thực hiện Tuyên bố Lima về Khu vực thương mại tự do toàn châu Á-Thái Bình Dương (FTAAP)... Đóng góp của APEC đối với việc tổ chức thành công Hội nghị Bộ trưởng Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) lần thứ 11 cũng đã được đề cập.
Đoàn Việt Nam tham gia, đóng góp tích cực và trình bày kết quả các hoạt động cấp Bộ trưởng đã được tổ chức vừa qua về du lịch bền vững, an ninh lương thực và phát triển nông nghiệp bền vững, y tế và kinh tế.
Các thành viên đánh giá cao vai trò chủ nhà của Việt Nam, nhất là trong việc khởi xướng, dẫn dắt và điều phối để hợp tác APEC đem lại những kết quả thực chất cho người dân và doanh nghiệp, góp phần hiện thực hóa chủ đề và các ưu tiên hợp tác APEC năm 2017.
Ngoài ra, các đại biểu cũng thảo luận về công tác chuẩn bị cho các hoạt động cấp Bộ trưởng sắp tới, cả về nội dung và tổ chức, trong đó có Hội nghị Bộ trưởng về Doanh nghiệp nhỏ và vừa, Đối thoại chính sách cao cấp về Phụ nữ và Kinh tế, Hội nghị Bộ trưởng Giao thông vận tải, Hội nghị Bộ trưởng Lâm nghiệp…
Trao đổi bên lề hội nghị, bà Kathryn Barbara Clemans (đại biểu Hoa Kỳ) đánh giá Việt Nam đã làm rất tốt vai trò điều phối, tổ chức các cuộc họp SOM 3, giúp các đại biểu có những buổi hội thảo tốt đẹp về kinh tế cao cấp hay các vấn đề trong lĩnh vực thương mại nội địa và thương mại tự do.
Trong khi đó, ông Valery E.Sorokin, Trưởng đoàn SOM Liên bang Nga cho biết APEC là một trong những hợp tác kinh tế quan trọng hàng đầu hiện nay, có sự ảnh hưởng không chỉ tới các nước trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương mà cả thế giới.
Nga rất ủng hộ APEC trong việc xây dựng và phát triển các FTA và RTA và đó là một trong những mục tiêu quan trọng mà APEC cần đạt được trong vài năm tới.
Hội nghị lần thứ ba các quan chức cao cấp APEC dự kiến sẽ kết thúc vào ngày 30/8.
Tối cùng ngày, các quan chức cao cấp và các đại biểu sẽ tham dự Chiêu đãi do Chủ tịch SOM APEC 2017, Thứ trưởng thường trực Bộ Ngoại giao Việt Nam Bùi Thanh Sơn chủ trì./.
Nguồn: vietnamplus.vn
APEC 2017 – Dấu ấn Việt Nam trong dòng chảy hội nhập
Đà Nẵng thành công trong quảng bá hình ảnh của năm APEC 2017
Năm APEC 2017: Mốc son trong tiến trình hội nhập của Việt Nam
Bài viết của Chủ tịch nước về thành công của Năm APEC 2017
APEC 2017: Báo chí Arab đánh giá tích cực vai trò chủ nhà của Việt Nam
Hội nghị các nhà lãnh đạo kinh tế APEC thông qua Tuyên bố Đà Nẵng
Bài phát biểu của Chủ tịch nước về kết quả Hội nghị Cấp cao APEC 2017
Chủ tịch nước gặp lãnh đạo Lào, Campuchia và Hàn Quốc
Khai mạc Hội nghị các nhà lãnh đạo kinh tế APEC lần thứ 25 ở Đà Nẵng
Tuyên bố Bộ trưởng các nước tham gia Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương CPTPP
Chủ tịch nước Trần Đại Quang và phu nhân chủ trì tiệc chiêu đãi các lãnh đạo cấp cao APEC
Toàn văn phát biểu của Chủ tịch nước tại Đối thoại APEC-ABAC
APEC 2017: Tổng thống Hàn Quốc ủng hộ sớm ký kết Hiệp định RCEP
Việt Nam ưu tiên củng cố quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện với Nga
Xuất khẩu cá tra sang thị trường Brazil giảm 2 con số
Tính đến giữa tháng 2/2023, xuất khẩu cá tra Việt Nam sang thị trường Brazil đạt giá trị 10,5 triệu USD, giảm 51% so với cùng kỳ năm ...Điểm tên 9 mặt hàng xuất khẩu tăng trưởng dương 2 tháng ...
Tình hình xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam tháng 2 và ...