Thủ tướng Đức Angela Merkel bác bỏ quan điểm bi quan về TTIP
Thứ hai, 5-9-2016AsemconnectVietnam - Sau khi Pháp và Áo kêu gọi ngừng các cuộc đàm phán về Hiệp định Thương mại tự do xuyên Đại Tây Dương (TTIP), Thủ tướng Đức Angela Merkel đã lên tiếng bác bỏ những quan điểm bi quan về thỏa thuận này.
Theo phóng viên TTXVN tại Berlin, phát biểu trên kênh NDR Info (Đức) ngày 1/9, Thủ tướng Merkel cho rằng TTIP sẽ tạo ra nhiều cơ hội việc làm trong khi châu Âu đang rất cần điều đó.
Xuất phát từ những lý do chiến lược, bà cảnh báo châu Âu có nguy cơ bị tụt hậu so với khu vực châu Á vốn đã đạt được Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) với Mỹ.
Thủ tướng Đức cũng chỉ trích phát biểu trước đó của Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Kinh tế và Năng lượng liên bang Đức Sigmar Gabriel khi cho rằng TTIP "trên thực tế đã thất bại."
Theo bà Merkel, một phát biểu được đưa ra trong bối cảnh đàm phán đang được tiến hành ở giai đoạn cuối như vậy là "không bình thường" dù phụ trách đàm phán với Washington là Ủy ban châu Âu chứ không phải Chính phủ Đức.
Không chỉ Thủ tướng Merkel, nhiều nghị sỹ Liên minh Dân chủ/Xã hội cơ đốc giáo (CDU/CSU) bảo thủ trong Quốc hội Đức cũng chỉ trích phát biểu của ông Gabriel, cho rằng vị Chủ tịch đảng Dân chủ Xã hội (SPD) này đã gây tổn hại cho lợi ích của Đức.
Đáp lại, Phó Chủ tịch SPD Ralf Stegner đã lên tiếng ủng hộ quan điểm của ông Gabriel, cho rằng việc đàm phán TTIP sẽ không thể hoàn tất trong nhiệm kỳ của Tổng thống Mỹ Barack Obama, vốn sẽ kết thúc vào tháng 1/2017.
Ngoài ra, các cuộc đàm phán cho tới nay đang giậm chân tại chỗ, bởi "người Mỹ muốn ngăn chặn các lợi ích quan trọng của EU" và triển vọng đạt được thỏa thuận này là rất ít.
Các phát biểu trên được đưa ra khi trước đó Quốc vụ khanh phụ trách ngoại thương Bộ Ngoại giao Pháp Matthias Fekl kêu gọi chấm dứt các cuộc đàm phán hiện nay, trong khi Bộ trưởng Kinh tế Áo Reinhold Mitterlehner ủng hộ tiến hành đàm phán mới với Mỹ sau cuộc bầu cử ở nước này.
Không chỉ ông Mitterlehner, Thủ tướng Áo Christian Kern cũng lên tiếng kêu gọi ngừng đàm phán về TTIP cũng như Thỏa thuận thương mại với Canada (Ceta), bởi cả hai hiệp định này đều tồn tại những điểm cần phải sửa đổi./.
Xuất phát từ những lý do chiến lược, bà cảnh báo châu Âu có nguy cơ bị tụt hậu so với khu vực châu Á vốn đã đạt được Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) với Mỹ.
Thủ tướng Đức cũng chỉ trích phát biểu trước đó của Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Kinh tế và Năng lượng liên bang Đức Sigmar Gabriel khi cho rằng TTIP "trên thực tế đã thất bại."
Theo bà Merkel, một phát biểu được đưa ra trong bối cảnh đàm phán đang được tiến hành ở giai đoạn cuối như vậy là "không bình thường" dù phụ trách đàm phán với Washington là Ủy ban châu Âu chứ không phải Chính phủ Đức.
Không chỉ Thủ tướng Merkel, nhiều nghị sỹ Liên minh Dân chủ/Xã hội cơ đốc giáo (CDU/CSU) bảo thủ trong Quốc hội Đức cũng chỉ trích phát biểu của ông Gabriel, cho rằng vị Chủ tịch đảng Dân chủ Xã hội (SPD) này đã gây tổn hại cho lợi ích của Đức.
Đáp lại, Phó Chủ tịch SPD Ralf Stegner đã lên tiếng ủng hộ quan điểm của ông Gabriel, cho rằng việc đàm phán TTIP sẽ không thể hoàn tất trong nhiệm kỳ của Tổng thống Mỹ Barack Obama, vốn sẽ kết thúc vào tháng 1/2017.
Ngoài ra, các cuộc đàm phán cho tới nay đang giậm chân tại chỗ, bởi "người Mỹ muốn ngăn chặn các lợi ích quan trọng của EU" và triển vọng đạt được thỏa thuận này là rất ít.
Các phát biểu trên được đưa ra khi trước đó Quốc vụ khanh phụ trách ngoại thương Bộ Ngoại giao Pháp Matthias Fekl kêu gọi chấm dứt các cuộc đàm phán hiện nay, trong khi Bộ trưởng Kinh tế Áo Reinhold Mitterlehner ủng hộ tiến hành đàm phán mới với Mỹ sau cuộc bầu cử ở nước này.
Không chỉ ông Mitterlehner, Thủ tướng Áo Christian Kern cũng lên tiếng kêu gọi ngừng đàm phán về TTIP cũng như Thỏa thuận thương mại với Canada (Ceta), bởi cả hai hiệp định này đều tồn tại những điểm cần phải sửa đổi./.
Nguồn: vietnamplus.vn
Liên minh Kinh tế Á Âu sẽ ký kết các hiệp định thương mại tự do với 5 nước
FTA Việt Nam-EAEU thúc đẩy mạnh mẽ quan hệ thương mại song phương
Chủ tịch Quốc hội phát biểu tại Phiên họp toàn thể thứ nhất MSEAP 3
'Chất xúc tác' thúc đẩy kinh tế giữa Việt Nam và Liên bang Nga
Việt Nam và Liên minh kinh tế Á-Âu thúc đẩy hợp tác song phương
VN-EAEU FTA với các dòng thuế đang về 0%: Lợi thế và thách thức
Một số mặt hàng dệt may vượt ngưỡng quy định trong FTA Việt Nam-EAEU
Tận dụng cơ hội từ FTA Việt Nam- EAEU
Liên minh kinh tế Á-Âu đạt chất lượng mới thông qua FTA với Việt Nam
Nhìn lại một năm Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Liên minh kinh tế Á Âu có hiệu lực
Cơ hội thúc đẩy thương mại giữa Việt Nam-Liên minh kinh tế Á-Âu
Nước Nga trong quá trình hội nhập Liên minh Kinh tế Á Âu
Phiên họp đầu tiên Ủy ban hỗn hợp về FTA giữa Việt Nam và EAEU
Phiên họp đầu tiên Ủy ban hỗn hợp về FTA giữa Việt Nam và EAEU
Xuất khẩu cá tra sang thị trường Brazil giảm 2 con số
Tính đến giữa tháng 2/2023, xuất khẩu cá tra Việt Nam sang thị trường Brazil đạt giá trị 10,5 triệu USD, giảm 51% so với cùng kỳ năm ...Điểm tên 9 mặt hàng xuất khẩu tăng trưởng dương 2 tháng ...
Tình hình xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam tháng 2 và ...