IISS: Triển vọng của Liên minh Kinh tế Á-Âu khá mờ mịt
Thứ ba, 20-10-2015AsemconnectVietnam - Theo nhận định đưa ra ngày 19/10 của Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (IISS), Liên minh Kinh tế Á-Âu (EEU) đang phải đối mặt với nhiều rủi ro do các vấn đề địa chính trị gây ra. Vì vậy, triển vọng của liên minh kinh tế này vẫn khá mờ mịt, mặc dù tháng 8/2015 vừa qua EEU đã kết nạp thêm Kyrgyzstan làm thành viên mới.
Ngay sau khi trở lại cương vị Tổng thống Nga năm 2012, ông Vladimir Putin đã xác định một trong những ưu tiên của chính sách đối ngoại đó là tăng cường hội nhập khu vực. Điều này giải thích tại sao Moskva tích cực thúc đẩy việc hình thành EEU với các thành viên thuộc thuộc Liên Xô cũ.
Nga chiếm khoảng 80% dân số và hơn 86% GDP của toàn bộ EEU. Không thể phủ nhận một thực tế rằng cuộc khủng hoảng Ukraine, bùng phát tháng 2/2014, đã tạo điều kiện để EEU tăng cường vị thế của mình. Theo ông Putin, EEU sẽ đóng vai trò quan trọng giúp kết nối giữa châu Á và châu Âu. Giới chức Nga còn coi đây là công cụ để Moskva có được ưu thế cạnh tranh trong mối quan hệ với Liên minh châu Âu (EU).
Mặc dù vậy, theo IISS, tương lai của EEU vẫn chưa rõ ràng. Vai trò của Nga trong cuộc xung đột ở Ukraine cũng khiến các nhà lãnh đạo EEU khác phải lo sợ. Giới chức Belarus và Kazakhstan thường xuyên nhấn mạnh rằng EEU chỉ nên thúc đẩy hội nhập kinh tế khu vực đồng thời đe dọa sẽ rút ra khỏi liên minh nếu Nga tìm cách đưa các mục tiêu chính trị vào chương trình nghị sự. IISS cho rằng thực tế này đang đặt ra nhiều thách thức, rủi ro cho EEU.
Nga chiếm khoảng 80% dân số và hơn 86% GDP của toàn bộ EEU. Không thể phủ nhận một thực tế rằng cuộc khủng hoảng Ukraine, bùng phát tháng 2/2014, đã tạo điều kiện để EEU tăng cường vị thế của mình. Theo ông Putin, EEU sẽ đóng vai trò quan trọng giúp kết nối giữa châu Á và châu Âu. Giới chức Nga còn coi đây là công cụ để Moskva có được ưu thế cạnh tranh trong mối quan hệ với Liên minh châu Âu (EU).
Mặc dù vậy, theo IISS, tương lai của EEU vẫn chưa rõ ràng. Vai trò của Nga trong cuộc xung đột ở Ukraine cũng khiến các nhà lãnh đạo EEU khác phải lo sợ. Giới chức Belarus và Kazakhstan thường xuyên nhấn mạnh rằng EEU chỉ nên thúc đẩy hội nhập kinh tế khu vực đồng thời đe dọa sẽ rút ra khỏi liên minh nếu Nga tìm cách đưa các mục tiêu chính trị vào chương trình nghị sự. IISS cho rằng thực tế này đang đặt ra nhiều thách thức, rủi ro cho EEU.
Nguồn: vietnamplus.vn
Liên minh Kinh tế Á Âu sẽ ký kết các hiệp định thương mại tự do với 5 nước
FTA Việt Nam-EAEU thúc đẩy mạnh mẽ quan hệ thương mại song phương
Chủ tịch Quốc hội phát biểu tại Phiên họp toàn thể thứ nhất MSEAP 3
'Chất xúc tác' thúc đẩy kinh tế giữa Việt Nam và Liên bang Nga
Việt Nam và Liên minh kinh tế Á-Âu thúc đẩy hợp tác song phương
VN-EAEU FTA với các dòng thuế đang về 0%: Lợi thế và thách thức
Một số mặt hàng dệt may vượt ngưỡng quy định trong FTA Việt Nam-EAEU
Tận dụng cơ hội từ FTA Việt Nam- EAEU
Liên minh kinh tế Á-Âu đạt chất lượng mới thông qua FTA với Việt Nam
Nhìn lại một năm Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Liên minh kinh tế Á Âu có hiệu lực
Cơ hội thúc đẩy thương mại giữa Việt Nam-Liên minh kinh tế Á-Âu
Nước Nga trong quá trình hội nhập Liên minh Kinh tế Á Âu
Phiên họp đầu tiên Ủy ban hỗn hợp về FTA giữa Việt Nam và EAEU
Phiên họp đầu tiên Ủy ban hỗn hợp về FTA giữa Việt Nam và EAEU
Xuất khẩu cá tra sang thị trường Brazil giảm 2 con số
Tính đến giữa tháng 2/2023, xuất khẩu cá tra Việt Nam sang thị trường Brazil đạt giá trị 10,5 triệu USD, giảm 51% so với cùng kỳ năm ...Điểm tên 9 mặt hàng xuất khẩu tăng trưởng dương 2 tháng ...
Tình hình xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam tháng 2 và ...