Tóm tắt cam kết của Việt Nam trong Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện Việt Nam - Nhật Bản (EPA)
Thứ ba, 21-7-2015AsemconnectVietnam - 1. Danh mục cam kết: Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam-Nhật Bản (EPA) bắt đầu đàm phán từ năm 2007. Sau 9 phiên đàm phán chính thức, hai bên đã ký kết Hiệp định EPA vào ngày 25/12/2008.
Cũng như Hiệp định AJCEP, đây cũng là một Hiệp định kinh tế toàn diện cả về thương mại hàng hóa, dịch vụ, đầu tư và hợp tác kinh tế.
Biểu cam kết của Việt Nam bao gồm 9.390 dòng thuế (dựa trên AHTN 2007), trong đó đưa vào lộ trình cắt giảm đối với 8.873 dòng. Số dòng còn lại là các dòng thuế CKD ô tô và các dòng thuế không cam kết cắt giảm, cụ thể:
- Danh mục xoá bỏ thuế quan: Việt Nam cam kết xoá bỏ thuế quan đối với 75,2% số dòng thuế trong vòng 10 năm, trong đó xoá bỏ thuế quan ngay khi Hiệp định có hiệu lực đối với 27,5% dòng thuế và xoá bỏ thuế quan sau 10 năm thực hiện Hiệp định (năm 2019) đối với 40,3% dòng thuế. Vào năm 2021, 2024 và 2025 (sau 12 năm, 15 năm và 16 năm thực hiện Hiệp định) cam kết xoá bỏ 0,1%, 14,9% và 0,8% số dòng thuế tương ứng.
Như vậy, trong cả lộ trình thực hiện giảm thuế, số dòng thuế được xoá bỏ thuế quan chiếm khoảng 91% số dòng thuế trong toàn Biểu cam kết.
- Danh mục nhạy cảm thường, chiếm 0,6% số dòng thuế, được duy trì ở mức thuế suất cơ sở và xuống 5% vào năm 2024/2006.
- Danh mục nhạy cảm cao, chiếm 0,8% số dòng thuế, được duy trì mức thuế suất cao (giảm xuống 50% vào năm 2025).
- Danh mục không xoá bỏ thuế quan, thuế suất duy trì ở mức thuế suất cơ sở trong cả lộ trình chiếm 2% số dòng thuế, hoặc duy trì ở mức thuế suất cơ sở và được đàm phán sau 5 năm thực hiện Hiệp định chiếm 0,02%.
- Danh mục loại trừ chiếm 4,6% số dòng thuế.
Thống kê Danh mục cam kết của Việt Nam trong EPA
Phân loại
|
Tỷ lệ kim ngạch (%) |
|
Danh mục xóa bỏ thuế quan |
Trong vòng 10 năm |
87,6 |
Trong vòng 12 năm |
2,00 |
|
Trong vòng 15 năm |
2,8 |
|
Trong vòng 16năm |
0,5 |
|
Tổng |
92,9 |
|
Danh mục nhạy cảm-không xóa bỏ thuế quan |
Thuế giảm xuống 5% vào năm 2023 |
0,5 |
Thuế giảm xuống 5% vào năm 2026 |
1,8 |
|
Thuế giảm xuống 50% vào năm 2024 |
0,1 |
|
T/suất giữ nguyên mức t/suất cơ sở |
3,2 |
|
T/suất giữ nguyên mức t/suất cơ sở và được đàm phán lại sau 5 năm |
0,0 |
|
Tổng |
5,6 |
|
Danh mục loại trừ |
Không cam kết |
1,5 |
Danh mục CKD ô tô |
Không cam kết |
0,0 |
Tổng |
100 |
Danh mục phân loại trên được phân tích theo số liệu trong Biểu cam kết của Việt Nam dựa trên AHTN 2007 và theo kim ngạch nhập khẩu từ Nhật Bản năm 2008.
Mức thuế suất cam kết:
Lộ trình giảm thuế của Việt Nam trong Hiệp định EPA sẽ bắt đầu từ năm 2009 và kết thúc vào năm 2026. Các mặt hàng được cắt giảm xuống 0% tập trung vào các năm 2019 và 2025. Về diện mặt hàng, các mặt hàng được xoá bỏ thuế quan chủ yếu là các mặt hàng công nghiệp.
Nhìn vào bảng phân tán số dòng thuế được xóa bỏ thuế quan theo ngành có thể thấy: vào năm 2009 (năm dự kiến Hiệp định có hiệu lực) có khoảng 2.586 dòng thuế được xoá bỏ thuế quan, trong đó các mặt hàng công nghiệp chiếm đến khoảng 94,5%, còn lại là các mặt hàng nông nghiệp. Sau 10 năm thực hiện Hiệp định (năm 2019) có khoảng 6.996 số dòng thuế được xoá bỏ thuế quan, trong đó các mặt hàng công nghiệp chiếm khoảng 90,1%. Đến năm 2025, tổng số dòng thuế được xoá bỏ thuế quan lên đến 8.548 dòng, các mặt hàng công nghiệp chiếm 95,1% số dòng thuế. Số dòng thuế được xoá bỏ thuế quan tập trung vào các ngành máy móc thiết bị điện, máy móc cơ khi, hoá chất, kim loại, diệt may và sản phẩm nông nghiệp.
Bảng phân tán số dòng thuế được xoá bỏ thuế quan theo ngành của Việt Nam trong Hiệp định EPA
Ngành |
2009 |
2019 |
2025 |
1. Nông nghiệp |
134 |
592 |
157 |
2. Cá và sản phẩm cá |
6 |
45 |
262 |
3. Dầu khí |
- |
9 |
9 |
4. Gỗ và sản phẩm gỗ |
86 |
426 |
502 |
5. Dệt may |
59 |
893 |
1378 |
6. Da và cao su |
23 |
167 |
899 |
7. Kim loại |
281 |
863 |
601 |
8. Hoá chất |
696 |
1280 |
965 |
9. Thiết bị vận tải |
85 |
222 |
360 |
10. Máy móc cơ khí |
220 |
628 |
731 |
11. Máy và thiết bị điện |
709 |
1.160 |
1.283 |
12. Khoáng sản |
54 |
274 |
1.129 |
13. Hàng chế tạo khác |
233 |
437 |
272 |
Tổng |
2.586 |
6.996 |
8.548 |
Thuế suất áp dụng cho từng giai đoạn trong Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt Việt Nam-Nhật Bản (Biểu EPA) hầu hết được cắt giảm theo mô hình cắt giảm dần đều từ thuế suất cơ sở hoặc có mô hình cắt giảm riêng đối với những dòng thuế thuộc danh mục nhạy cảm (áp dụng thuế suất cơ sở trong cả lộ trình, giảm từ thuế suất cơ sở xuống 5% (2024/2026) hoặc 50% (2025)…. Chính vì vậy, mức thuế suất bình quân áp dụng cho cả Biểu EPA theo từng năm trong Lộ trình có chiều hướng giảm dần.
2 Các cam kết trong Thương mại dịch vụ
Nhìn chung, mức cam kết chi tiết Việt Nam đưa ra trong VJEPA hầu như không khác với cam kết gia nhập WTO. Chỉ có sự khác biệt trong phần quy định chung về chương dịch vụ trong cả Hiệp định VJEPA trong đó đáng chú ý có một số điểm mới liên quan đến các định nghĩa, mức độ bảo hộ cạnh tranh (trong dịch vụ viễn thông...)
3 Cam kết trong lĩnh vực lao động
Ngoài các cam kết theo WTO, hai bên đồng ý tiếp nhận khách kinh doanh, nhận y tá nếu đáp ứng đủ điều kiện theo yêu cầu luật pháp của nước tiếp nhận trong thời hạn 3 năm và có thể được gia hạn.
Ngoài ra, Nhật bản còn chấp nhận:
-
Dành khoản vay ODA lãi suất ưu đãi cho Việt nam đào tạo mỗi năm 200- 300 y tá Việt Nam tại Nhật bản và cho phép y tá đào tạo tại Nhật bản được làm việc lâu dài (tới 7 năm) tại Nhật bản;
-
Hỗ trợ xây dựng hệ thống kiểm định tay nghề cho Việt Nam, trong đó có nghề y tá, hộ lý; hỗ trợ xây dựng hệ thống cấp chứng chỉ cho nghề y tá, hộ lý;
-
Trong trong vòng 1 năm kể từ khi ký kết EPA, sẽ nối lại đàm phán về di chuyển lao động với Việt Nam để cải thiện điều kiện tiếp cận thị trường cho y tá, hộ lý và các ngành nghề khác.
Như vậy, trong các FTA mà Việt Nam tham gia, các cam kết về lao động chủ yếu liên quan đến phương thức 4, di chuyển thể nhân (Mode 4) trong thương mại dịch vụ. Việc đàm phán và mức độ cam kết nói chung dựa trên nền cam kết trong WTO với một số bổ sung không lớn. Những kết quả đạt được trong đàm phán về di chuyển lao động nói chung còn rất khiêm tốn, việc triển khai thực hiện các cam kết đã đạt được vẫn còn có nhiều thách thức phía trước.
Nguồn: http://www.trungtamwto.vn/
Tác động và giải pháp tận dụng ưu đãi từ hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam – Nhật Bản (VJEPA)
Việt Nam kết thúc đàm phán TPP với Hoa Kỳ và Nhật bản
Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản: Động lực cho tăng trưởng thương mại
Hiệp định Đối tác kinh tế Việt Nam- Nhật Bản: Nhiều cơ hội cho hàng Việt
Toàn văn Hiệp định đối tác kinh tế giữa Việt Nam và Nhật Bản
Hiệp định tránh đánh thuế hai lần giữa Việt Nam và Nhật Bản
Thông tư số 25/2015/TT-BTC ban hành Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định Đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản giai đoạn 2015-2019
Xuất khẩu cá tra sang thị trường Brazil giảm 2 con số
Tính đến giữa tháng 2/2023, xuất khẩu cá tra Việt Nam sang thị trường Brazil đạt giá trị 10,5 triệu USD, giảm 51% so với cùng kỳ năm ...Điểm tên 9 mặt hàng xuất khẩu tăng trưởng dương 2 tháng ...
Tình hình xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam tháng 2 và ...