Doanh nghiệp Việt tăng tốc đón đầu FTA với Liên minh Kinh tế Á-Âu
Thứ sáu, 3-7-2015AsemconnectVietnam - Với dân số 175 triệu người và tổng GDP xấp xỉ 2.500 tỷ USD, Liên minh Kinh tế Á-Âu hứa hẹn sẽ là thị trường tiềm năng cho các doanh nghiệp Việt Nam.
Nhận định trên được các chuyên gia đưa ra tại hội thảo "Sự chuẩn bị cần thiết của doanh nghiệp trước Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-Liên minh Kinh tế Á-Âu" do Sở Công Thương, Trung tâm WTO và Hiệp hội Doanh nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức ngày 2/7.
Sau hai năm tích cực đàm phán, Hiệp định thương mại tự do (FTA) Việt Nam-Liên minh Kinh tế Á-Âu (gồm Nga, Belarus, Kazakhstan, Armenia, Kyrgyzstan) đã được ký kết vào ngày 29/5 vừa qua. Hiệp định này được kỳ vọng mở ra những cơ hội mới trong quan hệ hợp tác giữa Việt Nam với các nước thành viên trong Liên minh Kinh tế Á-Âu.
Tuy nhiên, bà Nguyễn Khánh Ngọc - Trưởng phòng Nga-SNG (Vụ Thị trường châu Âu, Bộ Công Thương), nhấn mạnh để tận dụng được những điều kiện thuận lợi từ FTA Việt Nam-Liên minh Kinh tế Á-Âu, các doanh nghiệp phải tuân thủ và đảm bảo tính chính xác cao khi xin giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa. Những sơ suất dù nhỏ của doanh nghiệp hoặc cơ quan cấp giấy chứng nhận xuất xứ cũng sẽ làm lỗi hệ thống và ảnh hưởng đến cả ngành hàng, dẫn đến nguy cơ bị ngưng áp dụng các ưu đãi.
Theo Bộ Công Thương, doanh nghiệp cần sớm triển khai các hoạt động nghiên cứu, tìm hiểu, cập nhật về các quy định cũng như cam kết trong FTA Việt Nam-Liên minh Kinh tế Á-Âu. Từ đó, doanh nghiệp chủ động thực hiện các giải pháp vượt qua thách thức, rào cản như khoảng cách địa lý, chi phí vận tải và kho bãi, thanh toán... nhằm nâng cao năng lực khai thác lợi thế cho hàng hóa Việt Nam khi xuất nhập khẩu sang các thị trường này.
Mặt khác, doanh nghiệp phải quyết tâm hơn trong việc cải tiến quy trình sản xuất và trình độ kỹ thuật để đáp ứng yêu cầu của thị trường, đảm bảo nghiêm ngặt quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm...
Đánh giá về tác động của FTA Việt Nam-Liên minh Kinh tế Á-Âu đối với một số ngành hàng của Việt Nam, các chuyên gia cho rằng vấn đề cắt giảm thuế quan là một trong những lĩnh vực quan trọng và được doanh nghiệp quan tâm hàng đầu. Cụ thể, cam kết thuế quan trong FTA Việt Nam-Liên minh Kinh tế Á-Âu đối với ngành dệt may là 82% tổng số dòng thuế, cao su là 75% tổng số dòng thuế...
Riêng đối với ngành thép, quá trình đàm phán FTA Việt Nam-Liên minh Kinh tế Á-Âu đã bám sát các ý kiến của Hiệp hội Thép, do đó quyền lợi chính đáng của doanh nghiệp và định hướng phát triển ngành vẫn được đảm bảo. Đơn cử, dù cam kết trong FTA Việt Nam-Liên minh Kinh tế Á-Âu cho phép các nước trong Liên minh Á-Âu đầu tư vào sản phẩm thép mạ màu, nhưng hiện tại năng lực sản xuất mặt hàng này của Việt Nam đang dư thừa nên nếu doanh nghiệp các nước muốn đầu tư thì phải nghiên cứu và chấp nhận sự cạnh tranh gay gắt.
FTA Việt Nam Liên minh Kinh tế Á-Âu sẽ có hiệu lực sau 60 ngày khi nước cuối cùng hoàn thành thủ tục nội bộ. Như vậy, dự kiến đầu năm 2016, FTA Việt Nam-Liên minh Kinh tế Á-Âu sẽ chính thức được thực thi.
Nguồn: vietnamplus.vn
Sau hai năm tích cực đàm phán, Hiệp định thương mại tự do (FTA) Việt Nam-Liên minh Kinh tế Á-Âu (gồm Nga, Belarus, Kazakhstan, Armenia, Kyrgyzstan) đã được ký kết vào ngày 29/5 vừa qua. Hiệp định này được kỳ vọng mở ra những cơ hội mới trong quan hệ hợp tác giữa Việt Nam với các nước thành viên trong Liên minh Kinh tế Á-Âu.
Tuy nhiên, bà Nguyễn Khánh Ngọc - Trưởng phòng Nga-SNG (Vụ Thị trường châu Âu, Bộ Công Thương), nhấn mạnh để tận dụng được những điều kiện thuận lợi từ FTA Việt Nam-Liên minh Kinh tế Á-Âu, các doanh nghiệp phải tuân thủ và đảm bảo tính chính xác cao khi xin giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa. Những sơ suất dù nhỏ của doanh nghiệp hoặc cơ quan cấp giấy chứng nhận xuất xứ cũng sẽ làm lỗi hệ thống và ảnh hưởng đến cả ngành hàng, dẫn đến nguy cơ bị ngưng áp dụng các ưu đãi.
Theo Bộ Công Thương, doanh nghiệp cần sớm triển khai các hoạt động nghiên cứu, tìm hiểu, cập nhật về các quy định cũng như cam kết trong FTA Việt Nam-Liên minh Kinh tế Á-Âu. Từ đó, doanh nghiệp chủ động thực hiện các giải pháp vượt qua thách thức, rào cản như khoảng cách địa lý, chi phí vận tải và kho bãi, thanh toán... nhằm nâng cao năng lực khai thác lợi thế cho hàng hóa Việt Nam khi xuất nhập khẩu sang các thị trường này.
Mặt khác, doanh nghiệp phải quyết tâm hơn trong việc cải tiến quy trình sản xuất và trình độ kỹ thuật để đáp ứng yêu cầu của thị trường, đảm bảo nghiêm ngặt quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm...
Đánh giá về tác động của FTA Việt Nam-Liên minh Kinh tế Á-Âu đối với một số ngành hàng của Việt Nam, các chuyên gia cho rằng vấn đề cắt giảm thuế quan là một trong những lĩnh vực quan trọng và được doanh nghiệp quan tâm hàng đầu. Cụ thể, cam kết thuế quan trong FTA Việt Nam-Liên minh Kinh tế Á-Âu đối với ngành dệt may là 82% tổng số dòng thuế, cao su là 75% tổng số dòng thuế...
Riêng đối với ngành thép, quá trình đàm phán FTA Việt Nam-Liên minh Kinh tế Á-Âu đã bám sát các ý kiến của Hiệp hội Thép, do đó quyền lợi chính đáng của doanh nghiệp và định hướng phát triển ngành vẫn được đảm bảo. Đơn cử, dù cam kết trong FTA Việt Nam-Liên minh Kinh tế Á-Âu cho phép các nước trong Liên minh Á-Âu đầu tư vào sản phẩm thép mạ màu, nhưng hiện tại năng lực sản xuất mặt hàng này của Việt Nam đang dư thừa nên nếu doanh nghiệp các nước muốn đầu tư thì phải nghiên cứu và chấp nhận sự cạnh tranh gay gắt.
FTA Việt Nam Liên minh Kinh tế Á-Âu sẽ có hiệu lực sau 60 ngày khi nước cuối cùng hoàn thành thủ tục nội bộ. Như vậy, dự kiến đầu năm 2016, FTA Việt Nam-Liên minh Kinh tế Á-Âu sẽ chính thức được thực thi.
Nguồn: vietnamplus.vn
Liên minh Kinh tế Á Âu sẽ ký kết các hiệp định thương mại tự do với 5 nước
FTA Việt Nam-EAEU thúc đẩy mạnh mẽ quan hệ thương mại song phương
Chủ tịch Quốc hội phát biểu tại Phiên họp toàn thể thứ nhất MSEAP 3
'Chất xúc tác' thúc đẩy kinh tế giữa Việt Nam và Liên bang Nga
Việt Nam và Liên minh kinh tế Á-Âu thúc đẩy hợp tác song phương
VN-EAEU FTA với các dòng thuế đang về 0%: Lợi thế và thách thức
Một số mặt hàng dệt may vượt ngưỡng quy định trong FTA Việt Nam-EAEU
Tận dụng cơ hội từ FTA Việt Nam- EAEU
Liên minh kinh tế Á-Âu đạt chất lượng mới thông qua FTA với Việt Nam
Nhìn lại một năm Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Liên minh kinh tế Á Âu có hiệu lực
Cơ hội thúc đẩy thương mại giữa Việt Nam-Liên minh kinh tế Á-Âu
Nước Nga trong quá trình hội nhập Liên minh Kinh tế Á Âu
Phiên họp đầu tiên Ủy ban hỗn hợp về FTA giữa Việt Nam và EAEU
Phiên họp đầu tiên Ủy ban hỗn hợp về FTA giữa Việt Nam và EAEU
Xuất khẩu cá tra sang thị trường Brazil giảm 2 con số
Tính đến giữa tháng 2/2023, xuất khẩu cá tra Việt Nam sang thị trường Brazil đạt giá trị 10,5 triệu USD, giảm 51% so với cùng kỳ năm ...Điểm tên 9 mặt hàng xuất khẩu tăng trưởng dương 2 tháng ...
Tình hình xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam tháng 2 và ...