Việt Nam-Hàn Quốc tăng kết nối thương mại sau khi ký kết FTA
Thứ sáu, 26-6-2015AsemconnectVietnam - Tại hội thảo "Kết nối thương mại Việt Nam-Hàn Quốc" tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 25/6, ông Moon Byung Cheol, Lãnh sự Kinh tế, Tổng Lãnh sự Hàn Quốc tại Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, Việt Nam và Hàn Quốc đang xúc tiến mở rộng hợp tác trên nhiều lĩnh vực sau khi ký kết Hiệp định thương mại tự do (FTA) và phấn đấu đạt mục tiêu nâng kim ngạch thương mại hai nước lên 70 tỷ USD vào năm 2020.
Theo ông Moon Byung Cheol, FTA giữa Việt Nam và Hàn Quốc được ký kết trong tháng 5 vừa qua và chính thức có hiệu lực thi hành đã tác động và làm cho mức thuế xuất nhập khẩu giữa hai bên không những sẽ giảm dần hoặc miễn thuế hoàn toàn mà các thủ tục quy định về thương mại, dịch vụ dự kiến cũng sẽ được cải thiện trong thời gian tới.
Với những tác động tích cực từ FTA, cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam và Hàn Quốc sẽ có thêm cơ hội tốt để hợp tác, mở rộng thị trường, tìm kiếm cơ hội đầu tư và kinh doanh. Trong bối cảnh này, hội thảo "Kết nối thương mại Việt Nam-Hàn Quốc" được tổ chức, nhằm hướng đến tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam tìm kiếm cơ hội xuất khẩu sản phẩm đạt chất lượng cao sang Hàn Quốc, đồng thời tạo tiền đề mở rộng quy mô thương mại giữa hai nước.
Trong nhiều năm qua, các doanh nghiệp Hàn Quốc đã góp phần không nhỏ trong sự tăng trưởng kinh tế của Thành phố Hồ Chí Minh. Cụ thể, Hàn Quốc luôn là một trong 10 đối tác thương mại lớn nhất và là quốc gia đứng thứ 4 về vốn đầu tư vào thành phố.
Các dự án đầu tư của Hàn Quốc chủ yếu tập trung vào những lĩnh vực công nghệ chế biến, chế tạo; khu tổ hợp công nghệ cao; bất động sản, xây dựng; dịch vụ ăn uống; thông tin truyền thông và bán lẻ...
Ông Hồ Xuân Lâm, Phó Giám đốc Trung tâm xúc tiến Thương mại và Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh (ITPC) nhấn mạnh, thông qua FTA giữa Việt Nam và Hàn Quốc, các doanh nghiệp Hàn Quốc sẽ chủ động tận dụng tốt cơ hội và tiếp tục đẩy mạnh những hoạt động đầu tư, kinh doanh tại Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và Việt Nam nói chung.
Song song đó, doanh nghiệp Việt Nam cần tích cực hơn nữa trong việc triển khai các chương trình xúc tiến đầu tư, thương mại vào Hàn Quốc, đặc biệt ưu tiên các mặt hàng có thế mạnh như nông-lâm-thủy sản, để góp phần cân bằng cán cân thương mại giữa hai nước.
Theo cam kết của FTA, Hàn Quốc sẽ tự do hóa hơn 95% số dòng thuế; trong đó có nhiều nhóm hàng nông sản chủ lực của Việt Nam, nhờ đó sẽ tạo cơ hội cạnh tranh cao hơn cho hàng hóa xuất khẩu có xuất xứ từ Việt Nam so với những đối thủ cạnh tranh khác trong khu vực.
Ngược lại, Việt Nam cũng cắt giảm gần 90% số dòng thuế, chủ yếu là các nhóm hàng công nghiệp và phần lớn các nguyên phụ liệu cần nhập khẩu để phục vụ sản xuất trong nước. Với việc cắt giảm nhiều mặt hàng nhập khẩu từ Hàn Quốc sẽ giúp Việt Nam giảm sự phụ thuộc vào nguồn nhập khẩu từ một vài nước khác.
Nguồn: vietnamplus.vn
Với những tác động tích cực từ FTA, cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam và Hàn Quốc sẽ có thêm cơ hội tốt để hợp tác, mở rộng thị trường, tìm kiếm cơ hội đầu tư và kinh doanh. Trong bối cảnh này, hội thảo "Kết nối thương mại Việt Nam-Hàn Quốc" được tổ chức, nhằm hướng đến tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam tìm kiếm cơ hội xuất khẩu sản phẩm đạt chất lượng cao sang Hàn Quốc, đồng thời tạo tiền đề mở rộng quy mô thương mại giữa hai nước.
Trong nhiều năm qua, các doanh nghiệp Hàn Quốc đã góp phần không nhỏ trong sự tăng trưởng kinh tế của Thành phố Hồ Chí Minh. Cụ thể, Hàn Quốc luôn là một trong 10 đối tác thương mại lớn nhất và là quốc gia đứng thứ 4 về vốn đầu tư vào thành phố.
Các dự án đầu tư của Hàn Quốc chủ yếu tập trung vào những lĩnh vực công nghệ chế biến, chế tạo; khu tổ hợp công nghệ cao; bất động sản, xây dựng; dịch vụ ăn uống; thông tin truyền thông và bán lẻ...
Ông Hồ Xuân Lâm, Phó Giám đốc Trung tâm xúc tiến Thương mại và Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh (ITPC) nhấn mạnh, thông qua FTA giữa Việt Nam và Hàn Quốc, các doanh nghiệp Hàn Quốc sẽ chủ động tận dụng tốt cơ hội và tiếp tục đẩy mạnh những hoạt động đầu tư, kinh doanh tại Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và Việt Nam nói chung.
Song song đó, doanh nghiệp Việt Nam cần tích cực hơn nữa trong việc triển khai các chương trình xúc tiến đầu tư, thương mại vào Hàn Quốc, đặc biệt ưu tiên các mặt hàng có thế mạnh như nông-lâm-thủy sản, để góp phần cân bằng cán cân thương mại giữa hai nước.
Theo cam kết của FTA, Hàn Quốc sẽ tự do hóa hơn 95% số dòng thuế; trong đó có nhiều nhóm hàng nông sản chủ lực của Việt Nam, nhờ đó sẽ tạo cơ hội cạnh tranh cao hơn cho hàng hóa xuất khẩu có xuất xứ từ Việt Nam so với những đối thủ cạnh tranh khác trong khu vực.
Ngược lại, Việt Nam cũng cắt giảm gần 90% số dòng thuế, chủ yếu là các nhóm hàng công nghiệp và phần lớn các nguyên phụ liệu cần nhập khẩu để phục vụ sản xuất trong nước. Với việc cắt giảm nhiều mặt hàng nhập khẩu từ Hàn Quốc sẽ giúp Việt Nam giảm sự phụ thuộc vào nguồn nhập khẩu từ một vài nước khác.
Nguồn: vietnamplus.vn
VKFTA thúc đẩy thương mại hai chiều giữa Việt Nam và Hàn Quốc
VKFTA tạo động lực xuất khẩu tôm sang Hàn Quốc
Tận dụng ưu đãi Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Hàn Quốc
Nông sản Việt xuất sang Hàn Quốc tăng mạnh từ khi FTA có hiệu lực
FTA mang lại lợi ích thiết thực cho hai nước Hàn Quốc và Việt Nam
Kim ngạch thương mại Việt Nam-Hàn Quốc tăng 27% nhờ FTA song phương
Tuân thủ xuất xứ để tận dụng cơ hội FTA với Hàn Quốc
Thông qua Tuyên bố chung về thực thi FTA Việt Nam – Hàn Quốc
Doanh nghiệp Việt chưa tận dụng tốt Hiệp định VKFTA?
Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Hàn Quốc (VKFTA)-Những cơ hội và thách thức
Xuất khẩu tôm hưởng lợi từ FTA Việt Nam - Hàn Quốc
Hội nhập kinh tế quốc tế - cơ hội lớn với Việt Nam
VKFTA: Gia tăng thương mại Việt Nam- Hàn quốc
VKFTA: Công cụ hữu hiệu để phát triển quan hệ đối tác chiến lược
Xuất khẩu cá tra sang thị trường Brazil giảm 2 con số
Tính đến giữa tháng 2/2023, xuất khẩu cá tra Việt Nam sang thị trường Brazil đạt giá trị 10,5 triệu USD, giảm 51% so với cùng kỳ năm ...Điểm tên 9 mặt hàng xuất khẩu tăng trưởng dương 2 tháng ...
Tình hình xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam tháng 2 và ...