Việt Nam-Lào ký BTA: Xóa bỏ thuế cho hơn 95% mặt hàng
Thứ năm, 5-3-2015AsemconnectVietnam - Ngày 3/3 tại trụ sở Bộ Công Thương Lào ở thủ đô Vientiane, được sự ủy quyền của Chính phủ hai nước, Bộ trưởng Bộ Công Thương Việt Nam Vũ Huy Hoàng và Bộ trưởng Bộ Công Thương Lào Khemmani Pholsena đã ký Hiệp định Thương mại song phương để thay thế Hiệp định Thương mại năm 1998.
Tham dự và chứng kiến lễ ký có Phó Thủ tướng Chính phủ Lào Somsavat Lengsavat; Đại sứ Việt Nam tại Lào Nguyễn Mạnh Hùng.
Hiệp định Thương mại mới giữa hai nước gồm 6 Chương, 16 Điều, sẽ có hiệu lực chính thức khi hoàn tất việc trao đổi công hàm ngoại giao giữa các Bên xác nhận rằng mỗi Bên đã hoàn thành các thủ tục nội bộ cần thiết cho việc hiệu lực của Hiệp định.
Với Hiệp định này, Việt Nam và Lào xóa bỏ thuế quan cho hơn 95% mặt hàng có xuất xứ từ hai nước. Ngoài ra, hai Bên thống nhất các ưu đãi thuế nhập khẩu mà Việt Nam dành riêng cho Lào đối với một số mặt hàng đặc biệt sẽ được xem xét, xử lý trong Hiệp định Thương mại biên giới (dự kiến đàm phán và ký trong năm 2015).
Phát biểu tại lễ ký, Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng cho biết sau khi có hiệu lực, Hiệp định Thương mại mới giữa hai nước sẽ không chỉ tạo cơ sở pháp lý, mở ra thêm các cơ hội tăng cường hợp tác trong lĩnh vực thương mại hàng hóa và dịch vụ mà còn góp phần tích cực vào việc thúc đẩy mối quan hệ hợp tác hữu nghị, anh em, đặc biệt giữa Việt Nam và Lào trong thời gian tới.
Hiệp định này tạo cơ sở pháp lý để quan hệ thương mại Việt Nam-Lào phát triển ổn định, lành mạnh, phù hợp với quy định quốc tế, tương xứng với quan hệ hữu nghị và hợp tác đặc biệt giữa hai nước; mang lại lợi ích thiết thực cho nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp hai nước; phát huy tối đa lợi thế của mỗi bên; phù hợp với các cam kết quốc tế của mỗi nước trong tiến trình hội nhập khu vực và thế giới.
Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, Phó Thủ tướng Somsavat Lengsavat khẳng định việc ký Hiệp định thương mai giữa hai nước lần này có ý nghĩa hết sức quan trọng nhằm triển khai kết quả chỉ đạo của Lãnh đạo hai nước cũng như triển khai kết quả của cuộc họp Ủy ban liên chính phủ lần thứ 37 giữa Việt Nam và Lào, đồng thời yêu cầu các bộ ngành có liên quan phối hợp chặt chẽ với bộ chủ quản để việc triển khai và thực hiện Hiệp định đạt kết quả mà hai bên đã đề ra.
Ngay sau lễ ký, Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng và Bộ trưởng Khemmani Pholsena đã có cuộc họp báo với giới báo chí của cả hai nước để giải thích và làm rõ về những thắc mắc của báo chí về Hiệp định.
Hiệp định Thương mại mới giữa hai nước gồm 6 Chương, 16 Điều, sẽ có hiệu lực chính thức khi hoàn tất việc trao đổi công hàm ngoại giao giữa các Bên xác nhận rằng mỗi Bên đã hoàn thành các thủ tục nội bộ cần thiết cho việc hiệu lực của Hiệp định.
Với Hiệp định này, Việt Nam và Lào xóa bỏ thuế quan cho hơn 95% mặt hàng có xuất xứ từ hai nước. Ngoài ra, hai Bên thống nhất các ưu đãi thuế nhập khẩu mà Việt Nam dành riêng cho Lào đối với một số mặt hàng đặc biệt sẽ được xem xét, xử lý trong Hiệp định Thương mại biên giới (dự kiến đàm phán và ký trong năm 2015).
Phát biểu tại lễ ký, Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng cho biết sau khi có hiệu lực, Hiệp định Thương mại mới giữa hai nước sẽ không chỉ tạo cơ sở pháp lý, mở ra thêm các cơ hội tăng cường hợp tác trong lĩnh vực thương mại hàng hóa và dịch vụ mà còn góp phần tích cực vào việc thúc đẩy mối quan hệ hợp tác hữu nghị, anh em, đặc biệt giữa Việt Nam và Lào trong thời gian tới.
Hiệp định này tạo cơ sở pháp lý để quan hệ thương mại Việt Nam-Lào phát triển ổn định, lành mạnh, phù hợp với quy định quốc tế, tương xứng với quan hệ hữu nghị và hợp tác đặc biệt giữa hai nước; mang lại lợi ích thiết thực cho nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp hai nước; phát huy tối đa lợi thế của mỗi bên; phù hợp với các cam kết quốc tế của mỗi nước trong tiến trình hội nhập khu vực và thế giới.
Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, Phó Thủ tướng Somsavat Lengsavat khẳng định việc ký Hiệp định thương mai giữa hai nước lần này có ý nghĩa hết sức quan trọng nhằm triển khai kết quả chỉ đạo của Lãnh đạo hai nước cũng như triển khai kết quả của cuộc họp Ủy ban liên chính phủ lần thứ 37 giữa Việt Nam và Lào, đồng thời yêu cầu các bộ ngành có liên quan phối hợp chặt chẽ với bộ chủ quản để việc triển khai và thực hiện Hiệp định đạt kết quả mà hai bên đã đề ra.
Ngay sau lễ ký, Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng và Bộ trưởng Khemmani Pholsena đã có cuộc họp báo với giới báo chí của cả hai nước để giải thích và làm rõ về những thắc mắc của báo chí về Hiệp định.
Nguồn: vietnamplus.vn
Thực thi Hiệp định Thương mại và Thương mại biên giới Việt - Lào: Thêm cơ hội xuất khẩu hàng hóa
Toàn văn Hiệp định Thương mại Việt - Lào
Hoàn tất ký kết Hiệp định thương mại biên giới Việt - Lào
Nhiều ưu đãi từ Hiệp định: Thương mại biên giới giữa Việt Nam - Lào
Chính thức ký kết Hiệp định Thương mại biên giới Việt - Lào
Hợp tác Công Thương Việt Nam – Lào: Bước chuẩn bị ký kết Hiệp định thương mại biên giới
Xuất khẩu cá tra sang thị trường Brazil giảm 2 con số
Tính đến giữa tháng 2/2023, xuất khẩu cá tra Việt Nam sang thị trường Brazil đạt giá trị 10,5 triệu USD, giảm 51% so với cùng kỳ năm ...Điểm tên 9 mặt hàng xuất khẩu tăng trưởng dương 2 tháng ...
Tình hình xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam tháng 2 và ...