HSBC: Việt Nam sẽ có được lợi ích to lớn từ TPP
Thứ năm, 27-2-2014AsemconnectVietnam - Ngân hàng HSBC vừa đưa ra báo cáo toàn cầu mới nhất trong đó đề cập đến những lợi ích to lớn của Việt Nam khi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) được ký kết. Nhiều sản phẩm xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sẽ được thúc đẩy xuất khẩu mạnh mẽ vào thị trường Mỹ do được gỡ bỏ thuế quan.
Tuy nhiên, HSBC cho rằng giá trị thực của TPP là khả năng tạo ra động lực thúc đẩy cải cách khối doanh nghiệp nhà nước, bãi bỏ quy định hạn chế trong lĩnh vực dịch vụ và nâng cao năng suất.
Sau khi có hiệu lực, TPP sẽ tạo ra một khu vực tự do thương mại rộng lớn chiếm 40% tổng GDP toàn cầu, 30 % tổng kim ngạch thương mại toàn cầu.
Nhật Bản, Malaysia và Việt Nam sẽ là những nước được hưởng lợi lớn nhất, gặt hái những nguồn lợi lâu dài từ Hiệp định TPP. Mức tăng trưởng có thể sẽ đặc biệt lớn đối với Việt Nam khi được thâm nhập sâu rộng hơn vào thị trường Mỹ.
Các mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam đang phải đối mặt với mức thuế nhập khẩu của Mỹ tương đối cao, trung bình từ 4,5%-14% đối với mặt hàng may mặc, 10,4% đối với giày dép. Khi có hiệu lực, TPP sẽ làm giảm thuế nhập khẩu của Mỹ áp lên các sản phẩm xuất khẩu của Vệt Nam, giúp đẩy mạnh xuất khẩu.
Trong thực tế, nhiều vấn đề phức tạp vẫn còn. Đối với lĩnh vực dệt may và giày dép, quy tắc xuất xứ của hàng dệt may đã trở thành một trong những điểm vướng mắc lớn nhất trong các cuộc đàm phán tiếp cận thị trường.
Quy tắc xuất xứ này đặt ra một vấn đề khó khăn cho Việt Nam khi một phần đáng kể nguồn nguyên liệu sản xuất hàng may mặc xuất khẩu có xuất xứ từ Trung Quốc. Để giải quyết vấn đề này, Việt Nam phải tiến hành đầu tư rất lớn cho ngành sản xuất nguyên liệu dệt may, một điều hầu như không thể thực hiện ngay lúc này.
Các bên đang đẩy nhanh tiến độ đàm phán TPP để ký kết Hiệp định trong năm nay. Sau đó, các quốc gia thành viên sẽ phải mất từ 12-18 tháng để phê duyệt nội bộ trước khi TPP chính thức có hiệu lực.
Báo cáo của HSBC cũng đề cập đến những rào cản trong quá trình đàm phán. Tổng thống Mỹ Barack Obama muốn thông qua Hiệp định trước cuộc bầu cử Quốc hội vào tháng 11 năm nay. Các nhà lập pháp Hoa Kỳ sẽ không dễ dàng thông qua TPP, nhiều nghị sĩ muốn quy định nghiêm ngặt hơn về thao túng tiền tệ và bảo vệ sở hữu trí tuệ.
Một vấn đề khó khăn khác đối với Tổng thống Barack Obama chưa được Quốc hội trao quyền đàm phán theo thủ tục rút gọn (TPA). TPA trao cho Tổng thống quyền đàm phán các hiệp định thương mại mà không sợ bị Quốc hội chỉnh sửa các chi tiết của hiệp định.
L.Giang
Nguồn: www.intellasia.net
Đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa sang Liên minh Kinh tế Á – Âu khi Hiệp định VCUFTA có hiệu lực
EC lại áp 10% thuế chống bán phá giá giày mũ da nhập từ Việt Nam
Thúc đẩy quan hệ hợp tác song phương Việt Nam-Hoa Kỳ
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tham dự Hội nghị Cấp cao đặc biệt ASEAN- Hoa Kỳ
Tác động của TPP đến quan hệ thương mại Việt Nam và Úc
Gia nhập WTO giúp Hải Dương gặt hái nhiều thành công
Ngành dệt may Đà Nẵng bị sẵn sàng đón TPP
TPP: Cơ hội thu hút FDI vào Việt Nam
Hiệp định Thương mại tự do EU- Việt Nam: Cơ hội và Thách thức
Doanh nghiệp ASEAN-Ấn Độ có cổng kinh doanh trực tuyến
Xây dựng chứng nhận tiêu chuẩn chung cho tôm ASEAN
Việt Nam và Campuchia triển khai kết nối hai nền kinh tế
Thành phố Hồ Chí Minh và Vùng lãnh thổ Bắc Australia thúc đẩy hợp tác
Cần Thơ quảng bá tiềm năng, thu hút nhà đầu tư tại Bỉ
Xuất khẩu cá tra sang thị trường Brazil giảm 2 con số
Tính đến giữa tháng 2/2023, xuất khẩu cá tra Việt Nam sang thị trường Brazil đạt giá trị 10,5 triệu USD, giảm 51% so với cùng kỳ năm ...Điểm tên 9 mặt hàng xuất khẩu tăng trưởng dương 2 tháng ...
Tình hình xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam tháng 2 và ...