Tác động thuế quan của Mỹ đối với ASEAN: Nước nào thiệt hại lớn nhất?
Thứ sáu, 11-7-2025
AsemconnectVietnam - Theo chuyên gia, tác động ở mỗi nước ASEAN sẽ khác nhau, trong đó Việt Nam, Malaysia và Thái Lan “chịu thiệt hại lớn nhất” vì là các nền kinh tế hướng xuất khẩu, phụ thuộc nhiều vào thị trường Mỹ.
Các mức thuế mới đây mà Mỹ áp lên các nước thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) nguy cơ sẽ gây thiệt hại cho người tiêu dùng Mỹ nhiều hơn là mang lại lợi ích, đồng thời tác động đối với mỗi nước ASEAN là khác nhau.
Đây là nhận định của chuyên gia Khoo Ying Hooi, Phó Giáo sư Quan hệ quốc tế tại Đại học Malaya (Malaysia).
Bà Khoo nêu rõ các sản phẩm nhập khẩu từ ASEAN, như quần áo và thiết bị điện tử, vốn thiết yếu đối với tiêu dùng và sản xuất của Mỹ.
Ngoài ra, nhiều công ty Mỹ đã chuyển sản xuất từ Trung Quốc sang Đông Nam Á để ứng phó các mức thuế từ nhiệm kỳ đầu của Tổng thống Donald Trump.
Các mức thuế mới này thực chất nhằm vào động thái dịch chuyển đó và tạo thêm bất ổn cho chuỗi cung ứng toàn cầu. Bà lập luận rằng các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Mỹ vốn phụ thuộc vào hàng nhập khẩu giá rẻ sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề nhất.
Chuyên gia Khoo đánh giá tác động ở mỗi nước ASEAN sẽ khác nhau, trong đó Việt Nam, Malaysia và Thái Lan “chịu thiệt hại lớn nhất” vì là các nền kinh tế hướng xuất khẩu, phụ thuộc nhiều vào thị trường Mỹ.
Ngược lại, với các nước như Campuchia, Lào và Myanmar, tác động sẽ tập trung nhiều hơn vào một số lĩnh vực cụ thể, như may mặc và giày dép, nhưng vẫn nghiêm trọng vì đây là các ngành thâm dụng lao động, đóng vai trò then chốt trong việc tạo việc làm và nguồn ngoại tệ.
Bà Khoo cũng lưu ý các nền kinh tế nhỏ hơn này “có ít bộ đệm để hấp thụ các cú sốc từ bên ngoài."
Bên cạnh đó, bà Khoo nhận định các mức thuế cũng sẽ ảnh hưởng đến nỗ lực của ASEAN trong việc khẳng định khu vực là “trung tâm kinh tế ổn định, dựa trên luật lệ," và có thể buộc các nước phải đánh giá lại sự phụ thuộc quá mức vào thị trường Mỹ.
Bà khẳng định: “Thực tế, nhiều quốc gia ASEAN đã bắt đầu tìm kiếm và củng cố quan hệ thương mại với các nền kinh tế khác để phòng ngừa những bất ổn kinh tế. Vì vậy, dù được dự báo gây tổn thất, các mức thuế cũng củng cố xu hướng tái cơ cấu hướng tới đa dạng hóa.”
Ngày 7/7 vừa qua, Tổng thống Mỹ Donald Trump bắt đầu gửi thư thương mại đến các quốc gia, nêu chi tiết mức thuế áp với hàng hóa của từng nước xuất khẩu vào thị trường Mỹ.
Trong số các nước ASEAN, Indonesia chịu thuế 32%, Thái Lan và Campuchia 36%, còn Malaysia chịu thuế 25%. Mức thuế cao nhất 40% được áp dụng với Lào và Myanmar./.
Nguồn: www.vietnamplus.vn/tac-dong-thue-quan-cua-my-doi-voi-asean-nuoc-nao-thiet-hai-lon-nhat-post1048803.vnp
Đây là nhận định của chuyên gia Khoo Ying Hooi, Phó Giáo sư Quan hệ quốc tế tại Đại học Malaya (Malaysia).
Bà Khoo nêu rõ các sản phẩm nhập khẩu từ ASEAN, như quần áo và thiết bị điện tử, vốn thiết yếu đối với tiêu dùng và sản xuất của Mỹ.
Ngoài ra, nhiều công ty Mỹ đã chuyển sản xuất từ Trung Quốc sang Đông Nam Á để ứng phó các mức thuế từ nhiệm kỳ đầu của Tổng thống Donald Trump.
Các mức thuế mới này thực chất nhằm vào động thái dịch chuyển đó và tạo thêm bất ổn cho chuỗi cung ứng toàn cầu. Bà lập luận rằng các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Mỹ vốn phụ thuộc vào hàng nhập khẩu giá rẻ sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề nhất.
Chuyên gia Khoo đánh giá tác động ở mỗi nước ASEAN sẽ khác nhau, trong đó Việt Nam, Malaysia và Thái Lan “chịu thiệt hại lớn nhất” vì là các nền kinh tế hướng xuất khẩu, phụ thuộc nhiều vào thị trường Mỹ.
Ngược lại, với các nước như Campuchia, Lào và Myanmar, tác động sẽ tập trung nhiều hơn vào một số lĩnh vực cụ thể, như may mặc và giày dép, nhưng vẫn nghiêm trọng vì đây là các ngành thâm dụng lao động, đóng vai trò then chốt trong việc tạo việc làm và nguồn ngoại tệ.
Bà Khoo cũng lưu ý các nền kinh tế nhỏ hơn này “có ít bộ đệm để hấp thụ các cú sốc từ bên ngoài."
Bên cạnh đó, bà Khoo nhận định các mức thuế cũng sẽ ảnh hưởng đến nỗ lực của ASEAN trong việc khẳng định khu vực là “trung tâm kinh tế ổn định, dựa trên luật lệ," và có thể buộc các nước phải đánh giá lại sự phụ thuộc quá mức vào thị trường Mỹ.
Bà khẳng định: “Thực tế, nhiều quốc gia ASEAN đã bắt đầu tìm kiếm và củng cố quan hệ thương mại với các nền kinh tế khác để phòng ngừa những bất ổn kinh tế. Vì vậy, dù được dự báo gây tổn thất, các mức thuế cũng củng cố xu hướng tái cơ cấu hướng tới đa dạng hóa.”
Ngày 7/7 vừa qua, Tổng thống Mỹ Donald Trump bắt đầu gửi thư thương mại đến các quốc gia, nêu chi tiết mức thuế áp với hàng hóa của từng nước xuất khẩu vào thị trường Mỹ.
Trong số các nước ASEAN, Indonesia chịu thuế 32%, Thái Lan và Campuchia 36%, còn Malaysia chịu thuế 25%. Mức thuế cao nhất 40% được áp dụng với Lào và Myanmar./.
Nguồn: www.vietnamplus.vn/tac-dong-thue-quan-cua-my-doi-voi-asean-nuoc-nao-thiet-hai-lon-nhat-post1048803.vnp
Đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa sang Liên minh Kinh tế Á – Âu khi Hiệp định VCUFTA có hiệu lực
EC lại áp 10% thuế chống bán phá giá giày mũ da nhập từ Việt Nam
Thúc đẩy quan hệ hợp tác song phương Việt Nam-Hoa Kỳ
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tham dự Hội nghị Cấp cao đặc biệt ASEAN- Hoa Kỳ
Tác động của TPP đến quan hệ thương mại Việt Nam và Úc
Gia nhập WTO giúp Hải Dương gặt hái nhiều thành công
Ngành dệt may Đà Nẵng bị sẵn sàng đón TPP
TPP: Cơ hội thu hút FDI vào Việt Nam
Hiệp định Thương mại tự do EU- Việt Nam: Cơ hội và Thách thức
HSBC: Việt Nam sẽ có được lợi ích to lớn từ TPP
Doanh nghiệp ASEAN-Ấn Độ có cổng kinh doanh trực tuyến
Xây dựng chứng nhận tiêu chuẩn chung cho tôm ASEAN
Việt Nam và Campuchia triển khai kết nối hai nền kinh tế
Thành phố Hồ Chí Minh và Vùng lãnh thổ Bắc Australia thúc đẩy hợp tác

Xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang các thị trường đứng đầu ...
4 tháng đầu năm 2025, Mỹ, Trung Quốc và Nhật Bản vẫn duy trì là những thị trường xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam.Nhập khẩu nguyên liệu sản xuất thức ăn gia súc 4 tháng năm ...
Tình hình xuất khẩu và nhập khẩu phân bón của Việt Nam 4 ...