Mỹ có thể trở thành bên chịu tổn thất lớn nhất nếu đàm phán thuế quan thất bại
Thứ tư, 2-7-2025
AsemconnectVietnam - Xuất khẩu chiếm 7% trên Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Mỹ trong năm 2023; trong khi đó tỷ trọng xuất khẩu sang Mỹ trên GDP của Liên minh châu Âu (EU) và Trung Quốc lần lượt là 3,1% và 2,9%.
Theo báo cáo "Triển vọng kinh tế Mỹ và các vấn đề chính trong nửa cuối năm 2025" của Văn phòng Ngân hàng trung ương Hàn Quốc (BoK) tại New York (Mỹ), mức độ phụ thuộc vào thương mại của nền kinh tế Mỹ hiện đã cao hơn hai lần so với thời kỳ thi hành Đạo luật Thuế quan Smoot-Hawley hồi những năm 1930.
Báo cáo phân tích rằng nếu các quốc gia trên thế giới trả đũa việc Mỹ tăng thuế quan thì rất có khả năng chính Washington sẽ trở thành bên chịu tổn thất lớn nhất.
Xuất khẩu chiếm 7% trên Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Mỹ trong năm 2023. Trong khi đó, tỷ trọng xuất khẩu sang Mỹ trên GDP của Liên minh châu Âu (EU) và Trung Quốc lần lượt là 3,1% và 2,9%.
Theo phép tính đơn giản, 7% GDP của Mỹ có thể bị ảnh hưởng bởi thuế trả đũa của các nước, trong khi tỷ lệ này của EU và Trung Quốc là tương đối thấp. Do đó, tác động từ các biện pháp thuế quan lên những nền kinh tế này sẽ nhẹ hơn.
Phân tích trên được đưa ra dựa trên giả định rằng đàm phán thuế quan giữa Mỹ và các đối tác thất bại, Washington nâng mức thuế trung bình thêm 25% và các quốc gia khác ngay lập tức áp thuế trả đũa tương xứng.
Báo cáo cũng cho biết các chuyên gia thị trường hiện đang kỳ vọng rằng mức thuế cuối cùng mà Mỹ áp dụng sẽ thấp hơn so với kế hoạch mà Tổng thống Donald Trump công bố vào ngày 2/4. Mỹ đã công bố tạm hoãn hiệu lực thuế đối ứng trong 90 ngày cho đến hết ngày 8/7 để tiến hành đàm phán thương mại với từng quốc gia.
Báo cáo nhấn mạnh rằng trong trường hợp các cuộc đàm phán thương mại sắp tới không đạt kết quả như kỳ vọng, hoặc xảy ra suy thoái kinh tế và lạm phát cao do việc tăng thuế quan vào nửa cuối năm, thì cần đặc biệt lưu ý đến khả năng giá tài sản sẽ bị điều chỉnh một cách nhanh chóng./.
Nguồn: www.vietnamplus.vn/my-co-the-tro-thanh-ben-chiu-ton-that-lon-nhat-neu-dam-phan-thue-quan-that-bai-post1047616.vnp
Báo cáo phân tích rằng nếu các quốc gia trên thế giới trả đũa việc Mỹ tăng thuế quan thì rất có khả năng chính Washington sẽ trở thành bên chịu tổn thất lớn nhất.
Xuất khẩu chiếm 7% trên Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Mỹ trong năm 2023. Trong khi đó, tỷ trọng xuất khẩu sang Mỹ trên GDP của Liên minh châu Âu (EU) và Trung Quốc lần lượt là 3,1% và 2,9%.
Theo phép tính đơn giản, 7% GDP của Mỹ có thể bị ảnh hưởng bởi thuế trả đũa của các nước, trong khi tỷ lệ này của EU và Trung Quốc là tương đối thấp. Do đó, tác động từ các biện pháp thuế quan lên những nền kinh tế này sẽ nhẹ hơn.
Phân tích trên được đưa ra dựa trên giả định rằng đàm phán thuế quan giữa Mỹ và các đối tác thất bại, Washington nâng mức thuế trung bình thêm 25% và các quốc gia khác ngay lập tức áp thuế trả đũa tương xứng.
Báo cáo cũng cho biết các chuyên gia thị trường hiện đang kỳ vọng rằng mức thuế cuối cùng mà Mỹ áp dụng sẽ thấp hơn so với kế hoạch mà Tổng thống Donald Trump công bố vào ngày 2/4. Mỹ đã công bố tạm hoãn hiệu lực thuế đối ứng trong 90 ngày cho đến hết ngày 8/7 để tiến hành đàm phán thương mại với từng quốc gia.
Báo cáo nhấn mạnh rằng trong trường hợp các cuộc đàm phán thương mại sắp tới không đạt kết quả như kỳ vọng, hoặc xảy ra suy thoái kinh tế và lạm phát cao do việc tăng thuế quan vào nửa cuối năm, thì cần đặc biệt lưu ý đến khả năng giá tài sản sẽ bị điều chỉnh một cách nhanh chóng./.
Nguồn: www.vietnamplus.vn/my-co-the-tro-thanh-ben-chiu-ton-that-lon-nhat-neu-dam-phan-thue-quan-that-bai-post1047616.vnp
Các nước thành viên WTO xem xét các lợi ích thương mại, ưu tiên thương mại và phát triển của các nước LDC
Sự hội nhập kinh tế của ASEAN thúc đẩy hệ thống tài chính độc lập của khu vực
New Zealand đóng góp 150.000 đô la New Zealand cho Quỹ Cá WTO
Mỹ bất ngờ thông báo đã đạt được thỏa thuận khung về thương mại với Trung Quốc
Mở ra nhiều cơ hội đầu tư cho doanh nghiệp Việt Nam tại thị trường Bulgaria
Hàn Quốc, Trung Quốc tiếp tục xúc tiến mở rộng phạm vi FTA
Tăng cường hợp tác kinh tế, thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc
Kyushu rộng cửa đón lao động Việt: Cơ hội từ thực tiễn hợp tác nhân lực
Việt Nam tham dự phiên họp của Ủy ban về an toàn thực phẩm tại trụ sở WTO
Các nước đồng minh nỗ lực đạt thỏa thuận thương mại với Mỹ
Panama chính thức chấp thuận hiệp định trợ cấp nghề cá WTO
Các nước thành viên WTO thảo luận về các cách thức tiếp thêm sinh lực cho các cuộc đàm phán về dịch vụ
Đàm phán thương mại đối ứng Việt Nam và Hoa Kỳ đạt được nhiều tiến bộ tích cực
Các nước tham gia Thỏa thuận IFD tăng cường tiếp cận và đánh giá nhu cầu đối với các nước thành viên đang phát triển

Xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang các thị trường đứng đầu ...
4 tháng đầu năm 2025, Mỹ, Trung Quốc và Nhật Bản vẫn duy trì là những thị trường xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam.Nhập khẩu nguyên liệu sản xuất thức ăn gia súc 4 tháng năm ...
Tình hình xuất khẩu và nhập khẩu phân bón của Việt Nam 4 ...