Sự hội nhập kinh tế của ASEAN thúc đẩy hệ thống tài chính độc lập của khu vực
Thứ hai, 30-6-2025
AsemconnectVietnam - Chuyên gia Malaysia cho rằng sự hội nhập kinh tế sâu rộng giữa các thành viên ASEAN sẽ thúc đẩy xây dựng hệ thống tài chính độc lập của khu vực, duy trì sự ổn định giá trị đồng nội tệ Đông Nam Á.
Sự hội nhập kinh tế sâu rộng hơn giữa các thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) sẽ thúc đẩy các nỗ lực xây dựng hệ thống tài chính độc lập và kiên cường của khu vực, nhằm giảm phụ thuộc vào ngoại tệ và tăng cường sự ổn định giá trị đồng nội tệ khắp Đông Nam Á. Đây là nhận định của chuyên gia chính trị Lee Pei May tại Đại học Hồi giáo Quốc tế Malaysia.
Theo bà Lee Pei May, những động thái trên không nhằm vào bất kỳ quốc gia cụ thể nào, mà nhằm tránh những rủi ro biến động tài chính bên ngoài cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho các giao dịch sử dụng đồng nội tệ cho hoạt động thương mại nội khối.
Điều này cũng sẽ giúp các giao dịch giữa các nước thành viên ASEAN được thực hiện dễ dàng và nhanh chóng hơn, thúc đẩy du lịch khu vực và giúp các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa (MSME) tăng khả năng tiếp cận thị trường.
Chuyên gia này lưu ý trong thời gian qua, ASEAN nỗ lực thúc đẩy sử dụng đồng tiền địa phương bởi điều này giúp tăng cường hội nhập kinh tế giữa các nước thành viên - một mục tiêu quan trọng mà ASEAN muốn hướng tới.
Trên thực tế, các khu vực khác cũng đang dần tránh phụ thuộc quá nhiều vào ngoại tệ, như USD, bởi lãi suất của nước ngoài khu vực và các chính sách thay đổi của chính phủ có thể khiến tỷ giá hối đoái biến động đáng kể.
Bà Lee Pei May lấy ví dụ về sáng kiến Kết nối thanh toán khu vực (RPC) được đưa ra nhằm tăng cường kết nối thanh toán giữa các thành viên ASEAN. Ban đầu, RPC có 5 nước tham gia gồm Malaysia, Thái Lan, Singapore, Indonesia và Philippines.
Đến nay, Việt Nam, Lào, Brunei và Campuchia cũng tham gia sáng kiến này. Trong khuôn khổ thanh toán bằng tiền tệ địa phương, nhiều hệ thống thanh toán quốc gia đã được liên kết, chẳng hạn như giữa Malaysia và Indonesia.
ASEAN thúc đẩy sử dụng đồng nội tệ và giảm phụ thuộc vào ngoại tệ trong bối cảnh diễn biến kinh tế toàn cầu ngày càng khó lường. Chuyên gia Lee Pei May nhấn mạnh những rủi ro hiện nay cho thấy khu vực cần xây dựng một hệ thống tài chính độc lập và kiên cường./.
Nguồn: www.vietnamplus.vn/su-hoi-nhap-kinh-te-cua-asean-thuc-day-he-thong-tai-chinh-doc-lap-cua-khu-vuc-post1046990.vnp
Theo bà Lee Pei May, những động thái trên không nhằm vào bất kỳ quốc gia cụ thể nào, mà nhằm tránh những rủi ro biến động tài chính bên ngoài cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho các giao dịch sử dụng đồng nội tệ cho hoạt động thương mại nội khối.
Điều này cũng sẽ giúp các giao dịch giữa các nước thành viên ASEAN được thực hiện dễ dàng và nhanh chóng hơn, thúc đẩy du lịch khu vực và giúp các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa (MSME) tăng khả năng tiếp cận thị trường.
Chuyên gia này lưu ý trong thời gian qua, ASEAN nỗ lực thúc đẩy sử dụng đồng tiền địa phương bởi điều này giúp tăng cường hội nhập kinh tế giữa các nước thành viên - một mục tiêu quan trọng mà ASEAN muốn hướng tới.
Trên thực tế, các khu vực khác cũng đang dần tránh phụ thuộc quá nhiều vào ngoại tệ, như USD, bởi lãi suất của nước ngoài khu vực và các chính sách thay đổi của chính phủ có thể khiến tỷ giá hối đoái biến động đáng kể.
Bà Lee Pei May lấy ví dụ về sáng kiến Kết nối thanh toán khu vực (RPC) được đưa ra nhằm tăng cường kết nối thanh toán giữa các thành viên ASEAN. Ban đầu, RPC có 5 nước tham gia gồm Malaysia, Thái Lan, Singapore, Indonesia và Philippines.
Đến nay, Việt Nam, Lào, Brunei và Campuchia cũng tham gia sáng kiến này. Trong khuôn khổ thanh toán bằng tiền tệ địa phương, nhiều hệ thống thanh toán quốc gia đã được liên kết, chẳng hạn như giữa Malaysia và Indonesia.
ASEAN thúc đẩy sử dụng đồng nội tệ và giảm phụ thuộc vào ngoại tệ trong bối cảnh diễn biến kinh tế toàn cầu ngày càng khó lường. Chuyên gia Lee Pei May nhấn mạnh những rủi ro hiện nay cho thấy khu vực cần xây dựng một hệ thống tài chính độc lập và kiên cường./.
Nguồn: www.vietnamplus.vn/su-hoi-nhap-kinh-te-cua-asean-thuc-day-he-thong-tai-chinh-doc-lap-cua-khu-vuc-post1046990.vnp
Mỹ bất ngờ thông báo đã đạt được thỏa thuận khung về thương mại với Trung Quốc
Mở ra nhiều cơ hội đầu tư cho doanh nghiệp Việt Nam tại thị trường Bulgaria
Hàn Quốc, Trung Quốc tiếp tục xúc tiến mở rộng phạm vi FTA
Tăng cường hợp tác kinh tế, thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc
Kyushu rộng cửa đón lao động Việt: Cơ hội từ thực tiễn hợp tác nhân lực
Việt Nam tham dự phiên họp của Ủy ban về an toàn thực phẩm tại trụ sở WTO
Các nước đồng minh nỗ lực đạt thỏa thuận thương mại với Mỹ
Panama chính thức chấp thuận hiệp định trợ cấp nghề cá WTO
Khi mốc quan trọng trong cuộc chiến thương mại của Mỹ cận kề
Đàm phán thương mại đối ứng Việt Nam và Hoa Kỳ đạt được nhiều tiến bộ tích cực
Thúc đẩy hợp tác chiến lược TP Hồ Chí Minh và Vùng Vịnh lớn Trung Quốc
Việt Nam sẵn sàng mở cửa thị trường cho hàng hóa xuất khẩu của Mỹ
Còn nhiều tiềm năng để Việt Nam và Anh tăng cường hợp tác thương mại-công nghệ
Thúc đẩy hợp tác giữa tỉnh Thái Nguyên và tỉnh Gyeongsangbuk-do

Xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang các thị trường đứng đầu ...
4 tháng đầu năm 2025, Mỹ, Trung Quốc và Nhật Bản vẫn duy trì là những thị trường xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam.Nhập khẩu nguyên liệu sản xuất thức ăn gia súc 4 tháng năm ...
Tình hình xuất khẩu và nhập khẩu phân bón của Việt Nam 4 ...