Thị trường ngô thế giới tháng 6/2025
Thứ hai, 30-6-2025
AsemconnectVietnam - Giá ngô tại các thị trường xuất khẩu chính trên thế giới trong tháng 6/2025 giảm so với tháng 5/2025, do vụ thu hoạch ngô safrinha (lần 2) của Brazil bắt đầu và triển vọng mùa màng của Mỹ tốt.
Giá ngô Achentina giảm 14 USD/tấn xuống 193 USD/tấn và giá ngô Brazil giảm 6 USD/tấn xuống 201 USD/tấn. Giá ngô Mỹ giảm 8 USD/tấn xuống 200 USD/tấn, với sự gia tăng trái mùa trong xuất khẩu chỉ bù đắp một phần áp lực giảm từ nguồn cung thế giới. Giá ngô Ukraine giảm 12 USD/tấn xuống 236 USD/tấn, vì nguồn cung trong nước eo hẹp đã khiến giá thầu cao hơn các nguồn khác.
Giá ngô toàn cầu chịu áp lực trong bối cảnh kỳ vọng về vụ thu hoạch bội thu ở Mỹ và Brazil, nhưng lượng dự trữ toàn cầu thấp có thể hỗ trợ vững chắc và hạn chế rủi ro giảm giá.
Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) hiện dự báo năng suất ngô trên 180 giạ/mẫu Anh cho vụ mùa năm 2025, dựa trên xu hướng lịch sử, nhưng phần lớn phụ thuộc vào điều kiện thời tiết gần như lý tưởng. Những dấu hiệu ban đầu của căng thẳng thời tiết như lượng mưa và nhiệt độ quá cao ở một số khu vực của Mỹ, làm tăng thêm sự không chắc chắn cho những ước tính năng suất lạc quan này.
Ngoài năng suất, xuất khẩu ngô của Mỹ cho đến nay vẫn mạnh mẽ trong năm tiếp thị 2024/25. Hiệu suất này một phần là do lượng dự trữ hạn chế ở các quốc gia xuất khẩu lớn khác như Brazil và Achentina trong nhiều mùa, với tỷ lệ dự trữ/sử dụng ở các quốc gia này vẫn ở mức thấp trong lịch sử.
Bất chấp việc áp dụng thuế quan liên tục và căng thẳng thương mại toàn cầu gia tăng, xuất khẩu ngô của Mỹ vẫn tiếp tục tăng mạnh, cho thấy khả năng phục hồi trong bối cảnh thị trường không chắc chắn.
Cho đến nay, chỉ có Trung Quốc áp dụng thuế quan trả đũa đối với hàng nông sản của Mỹ. EU đã cân nhắc thực hiện các biện pháp tương tự, nhưng vẫn chưa có hành động nào, khiến xuất khẩu nông sản của Mỹ phần lớn không bị ảnh hưởng.
Ở Nam Mỹ, Brazil cũng chuẩn bị cho một vụ thu hoạch bội thu, với sản lượng đạt 131-132 triệu tấn. Phần lớn vụ thu hoạch safrinha của Brazil được trồng ở các vùng nội địa như Mato Grosso, nơi chi phí vận chuyển đến các cảng cao. Do đó, ngày càng có nhiều ngô được chuyển hướng sang ngành sản xuất ethanol trong nước đang phát triển nhanh. Ngoài ra, lượng ngô dự trữ của Brazil cũng tương đối thấp và có thể cần bổ sung, hạn chế nguồn cung đưa ra thị trường toàn cầu.
Giá ngô ở khu vực Biển Đen dự kiến sẽ vẫn ở mức thấp khi khu vực này chuẩn bị cho một vụ thu hoạch có thể tốt hơn, với ước tính sản lượng vượt đáng kể so với mức bị hạn hán của năm ngoái ở các nước xuất khẩu chính.
Triển vọng lạc quan xuất phát từ điều kiện trồng trọt thuận lợi và diện tích mở rộng ở các nhà sản xuất ngô chính của khu vực. Sản lượng ngô của Romania dự kiến sẽ đạt 11,4 triệu tấn trong năm tiếp thị 2025/26, tăng 76% so với mức 6,46 triệu tấn bị hạn hán thu hoạch trong năm tài chính 2024/25.
Bulgaria dự kiến sẽ sản xuất 3,3 triệu tấn, tăng gấp đôi so với mức 1,6 triệu tấn, trong khi sản lượng của Ukraine ước tính đạt 31 triệu tấn, tăng so với mức 25 triệu tấn.
Về triển vọng ngô toàn cầu trong năm 2024/25, USDA dự báo sản lượng dự kiến tăng do vụ mùa lớn hơn ở Ấn Độ bù đắp cho việc cắt giảm ở Nam Phi. Thương mại toàn cầu dự kiến tăng nhẹ do xuất khẩu cao hơn ở Canada và Mỹ vượt trội hơn mức giảm đối với Argentina và Nam Phi. Nhập khẩu toàn cầu về cơ bản không thay đổi. Trung Quốc và Nhật Bản dự kiến sẽ nhập khẩu ít hơn, bù đắp cho lượng nhập khẩu cao hơn của Thổ Nhĩ Kỳ và Indonesia. Giá ngô trung bình theo mùa của Mỹ không đổi ở mức 4,35 USD/bushel.
Đối với niên vụ 2025/26, USDA dự báo sản lượng tăng nhẹ chủ yếu do vụ mùa lớn hơn ở Ấn Độ. Thương mại toàn cầu dự báo không thay đổi.
Mặc dù vẫn sử dụng lượng lớn ngô làm thức ăn chăn nuôi, nhưng Trung Quốc hiện đang chuyển sang nhập khẩu từ Brazil và các quốc gia Nam Mỹ khác.
Nhu cầu ngô từ Trung Quốc đã sụt giảm giữa lúc căng thẳng thương mại giữa nước này với Mỹ tiếp tục kéo dài. Các yếu tố chính trị, đặc biệt là chính sách thuế quan của chính quyền Tổng thống Donald Trump, cũng đang góp phần định hình lại bản đồ tiêu thụ toàn cầu. Giữa lúc vụ mùa thu hoạch vào tháng 9 hàng năm đang đến gần, nguồn cung dồi dào có thể tạo thêm áp lực khiến giá ngô tiếp tục đi xuống.
Trung Quốc đã mua 2,73 triệu tấn ngô trong niên vụ trước. Đây là thị trường tiêu thụ ngô lớn thứ tư của Mỹ. Tuy nhiên, trong năm nay, Trung Quốc gần như nhập khẩu rất ít ngô Mỹ.
Trong 7 tháng đầu năm 2024/25 (tháng 10/2024-tháng 9/2025), Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan (Trung Quốc) đã nhập khẩu 10 triệu tấn ngô Mỹ, tăng mạnh so với mức 5,8 triệu tấn trong cùng kỳ năm ngoái. Nhập khẩu ngô Mỹ của ba thị trường này đã tăng từ 31% lên 54% so với cùng kỳ năm ngoái. Với 5 tháng còn lại trong năm tiếp thị, xuất khẩu ngô của Mỹ có khả năng vẫn cạnh tranh ở cả ba thị trường do nguồn cung dồi dào của Mỹ, nguồn cung xuất khẩu từ Nam Mỹ thấp hơn và tỷ giá hối đoái thuận lợi.
Trong suốt năm 2024/25, xuất khẩu ngô của Mỹ vẫn cạnh tranh mạnh mẽ với nguồn cung từ Nam Mỹ do nguồn cung dồi dào và giá cả cạnh tranh, với tổng nguồn cung của Mỹ dự kiến đạt mức cao thứ tư trong lịch sử. Với nguồn cung dồi dào, giá thầu xuất khẩu ngô của Mỹ thấp hơn giá thầu ngô của Brazil kể từ tháng 10/2024 và thấp hơn giá thầu ngô của Achentina trong hầu hết thời gian trong năm. Nguồn cung ngô vụ safrinha năm 2024 của Brazil bị hạn chế do nhu cầu trong nước tăng đối với thức ăn chăn nuôi và sản xuất ethanol, trong khi Achentina có vụ mùa ít hơn.
Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan (Trung Quốc) rất nhạy cảm với giá cả do họ phụ thuộc đáng kể vào đầu vào nhập khẩu để làm thức ăn chăn nuôi. Tại Đài Loan (Trung Quốc), chính phủ đã bãi bỏ thuế kinh doanh 5% đối với nhập khẩu ngô và đậu tương vào năm 2022 để giúp ổn định giá thức ăn chăn nuôi. Chính sách này đã được gia hạn nhiều lần và hiện có kế hoạch kéo dài đến hết ngày 30/9/2025.
Tại Hàn Quốc, giá cả ảnh hưởng đến sự lựa chọn giữa việc nhập khẩu thêm ngô hay lúa mì, vì cả hai đều là nguyên liệu thay thế cho sản xuất thức ăn hỗn hợp. Nhật Bản chủ yếu nhập khẩu ngô từ Mỹ và Brazil, thay đổi nhà cung cấp dựa trên giá cả.
Cùng với giá cả cạnh tranh, đồng đô la Mỹ suy yếu cũng đang hỗ trợ nhu cầu ngô Mỹ. Đồng đô la Đài Loan (Trung Quốc) mới và đồng won Hàn Quốc đã tăng giá so với đồng đô la Mỹ kể từ đầu năm 2024/25. Đến cuối tháng 5/2025, đồng đô la Đài Loan (Trung Quốc) đã gần đạt mức cao nhất trong 3 năm trong khi đồng won Hàn Quốc tăng lên mức cao nhất trong 7 tháng.
Trong thời gian tới, ngô Mỹ có khả năng vẫn cạnh tranh được với ngô Nam Mỹ, ngay cả với các vụ mùa sắp tới ở Brazil và Achentina vì Báo cáo doanh số xuất khẩu của FAS cũng cho thấy xuất khẩu của Mỹ sang khu vực này vẫn mạnh với doanh số bán hàng chưa thanh toán sang Hàn Quốc và Đài Loan (Trung Quốc) cao gấp đôi so với năm trước. Tháng 6/2025, xuất khẩu ngô của Mỹ dự báo tăng 1 triệu tấn lên 67 triệu tấn.
USDA dự báo tiêu thụ ngô thế giới năm 2025/26 tăng 2% lên mức kỷ lục 1,274 tỷ tấn, với mức tiêu thụ vượt quá sản lượng trong năm thứ hai liên tiếp. Tiêu thụ ngô dự kiến sẽ cao hơn cho cả mục đích làm thức ăn chăn nuôi và thực phẩm, hạt giống và công nghiệp (FSI). Với mức tiêu thụ cao hơn so với sản lượng, lượng tồn kho cuối kỳ dự kiến sẽ giảm, với lượng tồn kho thấp hơn ở Trung Quốc và Brazil nhưng lượng tồn kho lớn hơn ở Mỹ. Lượng nhập khẩu ngô thế giới dự kiến tăng 1%, do sự gia tăng ở một số quốc gia, bao gồm Trung Quốc, Việt Nam, EU, Venezuela và Iran. Một phần bù đắp là sự sụt giảm ở Zimbabwe, Zambia và Thổ Nhĩ Kỳ.
N.Nga
Nguồn: VITIC/USDA/Reuters/Spglobal
4 tháng đầu năm nhập khẩu thép cuộn cán nóng (HRC) của Thổ Nhĩ Kỳ giảm
Xuất khẩu phế liệu của Mỹ giảm trong tháng 4/2025
Xuất khẩu của Đài Loan đạt mức cao kỷ lục trong tháng 5
Thị trường phôi thép toàn cầu tuần 3 tháng 6/2025
Thị trường phế liệu toàn cầu tuần 3 tháng 6/2025
Xuất khẩu phế liệu sắt thép của Nhật Bản tăng mạnh trong tháng 4 nhờ nhu cầu cao
Xuất nhập khẩu thép cuộn dây của Brazil đều tăng trong tháng 5
Xuất khẩu phế liệu sắt thép của Brazil trong tháng 5 tiếp tục tăng
Chính sách thuế quan của Mỹ bắt đầu tác động tới xuất khẩu ôtô của Nhật Bản
5 tháng đầu năm xuất khẩu thép của Việt Nam giảm
5 tháng đầu năm nhập khẩu thép của Việt Nam giảm
OPEC hạ dự báo nguồn cung dầu của thế giới trong năm 2026
Thị trường phế liệu toàn cầu tuần 2 tháng 6/2025
Thị trường phôi thép toàn cầu tuần 2 tháng 6/2025

Xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang các thị trường đứng đầu ...
4 tháng đầu năm 2025, Mỹ, Trung Quốc và Nhật Bản vẫn duy trì là những thị trường xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam.Nhập khẩu nguyên liệu sản xuất thức ăn gia súc 4 tháng năm ...
Tình hình xuất khẩu và nhập khẩu phân bón của Việt Nam 4 ...