Tân Cảng Sài Gòn đồng hành cùng cộng đồng doanh nghiệp tại Hội nghị Đối thoại Hải quan 2025 tại Tỉnh Bắc Ninh
Thứ hai, 23-6-2025
AsemconnectVietnam - Ngày 20/6/2025, tại Tỉnh Bắc Ninh, Chi cục Hải quan Khu vực 5 đã tổ chức Hội nghị Đối thoại Hải quan – Doanh nghiệp về lĩnh vực Hải quan lần thứ I năm 2025, với sự phối hợp của Tổng công ty Tân cảng Sài Gòn .Sự kiện có sự tham gia của hơn 300 đại biểu là đại diện các cơ quan, cộng đồng doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu, logistics tại khu kinh tế trọng điểm phía Bắc.
Bắc Ninh – Bắc Giang: Vùng động lực tăng trưởng mới của miền Bắc
Hội nghị diễn ra trong bối cảnh tỉnh Bắc Ninh tiếp tục khẳng định vị thế là điểm đến hấp dẫn hàng đầu của các nhà đầu tư nước ngoài. Chỉ trong 5 tháng đầu năm 2025, các khu công nghiệp tại Bắc Ninh đã thu hút tới 3,3 tỷ USD vốn đầu tư FDI – một con số ấn tượng, vượt xa kế hoạch đề ra và đứng trong nhóm dẫn đầu cả nước về thu hút vốn. Các dự án FDI quy mô lớn tiếp tục đổ bộ vào các lĩnh vực mũi nhọn như điện tử, sản xuất linh kiện bán dẫn, thiết bị thông minh và logistics công nghệ cao. Những tên tuổi như Samsung, Amkor, Goertek, Foxconn… không ngừng mở rộng nhà máy và chuỗi cung ứng tại Bắc Ninh, biến nơi đây thành trung tâm sản xuất – xuất khẩu công nghệ hàng đầu khu vực. Cùng với đó, việc hợp nhất Bắc Ninh và Bắc Giang sẽ tạo ra một đơn vị hành chính với dân số trên 3 triệu người, quy mô GDP đứng đầu cả nước, sở hữu hệ thống giao thông chiến lược với các tuyến cao tốc, quốc lộ, đường sắt liên kết vùng hoàn chỉnh. Cùng nằm trên trục phát triển công nghiệp của vùng Thủ đô Hà Nội, Bắc Ninh là cực tăng trưởng công nghệ cao, trong khi Bắc Giang nổi bật với các khu công nghiệp quy mô lớn, hạ tầng giao thông ngày càng hoàn thiện và tiềm năng đô thị bứt phá mạnh mẽ. Sáp nhập là chiến lược mở rộng không gian phát triển, kiến tạo một “trung tâm hành chính - công nghiệp - công nghệ” mới phía Bắc, mở ra dư địa phát triển mạnh mẽ cho quy hoạch vùng thông minh, đô thị bền vững. Một điểm nhấn đặc biệt tại hội nghị năm nay là việc Cục Hải quan tỉnh Bắc Ninh chính thức được tổ chức lại thành Chi cục Hải quan Khu vực V, theo định hướng tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu quả hoạt động. Chi cục mới có phạm vi quản lý rộng hơn, bao gồm 5 tỉnh: Bắc Ninh, Bắc Giang, Tuyên Quang, Thái Nguyên và Bắc Kạn. Đây là bước đi chiến lược, tạo nền tảng vững chắc cho việc xây dựng mạng lưới hải quan hiện đại – kết nối – hiệu quả liên vùng, phù hợp với định hướng phát triển vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc. Tại hội nghị, các đại biểu đã được nghe đại diện Chi cục Hải quan Khu vực 5 trình bày nhiều nội dung thiết thực, bao gồm: Giới thiệu một số văn bản, chính sách mới trong lĩnh vực hải quan và các quy định liên quan đến quản lý nhà nước về xuất nhập khẩu; Đặc biệt nội dung nhấn mạnh vào giới thiệu nội dung Luật Thuế giá trị gia tăng năm 2024 và chính sách giảm thuế giá trị gia tăng từ ngày 01/7/2025 đến hết năm 2026 Cảnh báo rủi ro cần lưu ý đối với doanh nghiệp có hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh và xuất nhập khẩu, đặc biệt trong bối cảnh gia tăng gian lận thương mại, chuyển tải bất hợp pháp. Các doanh nghiệp tham dự Hội nghị đã được giải đáp kịp thời các vướng mắc và đánh giá cao vai trò của cơ quan hải quan trong việc đồng hành cùng doanh nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu. Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn – Đồng hành chiến lược, mang đến giải pháp thực tiễn cho doanh nghiệp phía Bắc Là đơn vị đồng hành trong hội nghị, Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn (TCSG) – doanh nghiệp dẫn đầu cả nước trong lĩnh vực khai thác cảng, logistics và vận tải – đã chia sẻ hai nhóm giải pháp chiến lược đang triển khai mạnh mẽ tại khu vực phía Bắc, với trọng tâm hướng đến giảm chi phí – tăng hiệu quả – phát triển bền vững: Giải pháp 1: Tối ưu hóa năng lực khai thác và cung cấp giải pháp logistics trọn gói toàn diện: TCSG đang từng bước xây dựng hệ sinh thái logistics tích hợp, đồng bộ tại phía Bắc, nổi bật với: Cảng Cạn Tân Cảng Quế Võ (Bắc Ninh) giữ vai trò là cảng đích nội địa, giúp doanh nghiệp rút ngắn thời gian, giảm áp lực tại cảng biển, tiết kiệm chi phí logistics. Cung cấp đa dạng các dịch vụ logistics: vận tải đa phương thức, kho bãi, thủ tục hải quan, dịch vụ giá trị gia tăng… nhằm đáp ứng nhu cầu vận hành trọn gói. Xây dựng các chính sách đặc biệt dành cho khách hàng: linh hoạt, cạnh tranh, thúc đẩy kết nối và hỗ trợ doanh nghiệp xuất nhập khẩu khu vực trọng điểm phía Bắc. Ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong vận hành, giúp tối ưu quy trình thủ tục, nâng cao hiệu suất thiết bị, giảm phát thải không cần thiết. Phát triển giải pháp vận chuyển kết hợp thủy – bộ: TCSG đã triển khai phương thức vận chuyển container bằng sà lan từ ICD Quế Võ tới khu vực cảng Hải Phòng, góp phần giảm lưu lượng xe tải đường bộ, giảm khí phát thải và ô nhiễm môi trường. Thông qua việc chia sẻ các chính sách cập nhật từ cơ quan hải quan và giải pháp thực tiễn từ doanh nghiệp logistics đầu ngành, hội nghị đã góp phần tạo nên cầu nối hiệu quả giữa cơ quan quản lý và cộng đồng doanh nghiệp – cùng hướng đến một môi trường thông quan an toàn – minh bạch – bền vững.
Hình 1 : Hội nghi đối thoại doanh nghiệp diễn ra tại Bắc Ninh do TCT TCSG phối hợp cùng hải quan KV5
Cập nhật chính sách mới – Đồng hành cùng doanh nghiệp
Hình 2 : Ông Phạm Chí Thanh - Chi cục trưởng chi cục hải quan KV5 phát biểu khai mạc tại hội nghị
Hình 3 : Trung tá Nguyễn Công Bình - Giám đốc ICD Tân Cảng Quế Võ trình bày giải pháp của TCSG tại hội nghị
Hình 4 : Phần tọa đàm giải đáp các thắc mắc cho doanh nghiệp về các chính sách mới diễn ra sôi nổi
Giải pháp 2: Xây dựng mạng lưới kết nối xanh – hướng tới Net Zero vào năm 2050: TCSG khẳng định cam kết phát triển logistics gắn với trách nhiệm môi trường, hướng tới chuyển đổi xanh và trung hòa carbon, thông qua:
Lộc Trời (LTG) lên kế hoạch doanh thu 4.200 tỷ đồng trong năm 2025 và bầu thay thế một số lãnh đạo
CDC Construction (CCC) ký hợp đồng thi công xây dựng dự án ở Hà Nội
Licogi 13 (LIG) đặt mục tiêu lợi nhuận 2025 gấp 8,3 lần dù doanh thu đi lùi
ĐHĐCĐ Tôn Đông Á: Tập trung thị trường nội địa hướng tới tỷ trọng trên 75%
8 tháng, Hoa Sen (HSG) vượt 13% kế hoạch lợi nhuận niên độ tài chính 2024-2025
Công ty Cáp treo Fansipan công bố kết quả kinh doanh 2024
ĐHCĐ Chương Dương (CDC): Mục tiêu lợi nhuận 2025 tăng 316%, lên kế hoạch tăng vốn lên 739,8 tỷ đồng
ĐHĐCĐ EVNGENCO3 (PGV): Doanh thu mục tiêu 42.852 tỷ đồng, ước 5 tháng hoàn thành 43,8% kế hoạch
Thép Pomina (POM) giảm lỗ quý I/2025 nhờ cắt giảm các chi phí
“Vua tôm” Minh Phú (MPC) đặt mục tiêu có lãi 997 tỷ đồng trong năm 2025 sau hai năm thua lỗ
Nam A Bank (NAB) được chấp thuận tăng vốn lên hơn 18.000 tỷ đồng
ĐHĐCĐ Tập đoàn Cao su (GVR): 6 tháng ước lãi trước thuế 2.500 tỷ đồng, muốn mở rộng thêm 70.000 ha cao su sang Lào và Campuchia
Vietbank (VBB) được chấp thuận tăng vốn lên 10.920 tỷ đồng
Chứng khoán Tiên Phong (ORS) đặt kế hoạch lãi 139 tỷ đồng, muốn phát hành trái phiếu tối đa 3.000 tỷ đồng