Việt Nam tham dự phiên họp của Ủy ban về an toàn thực phẩm tại trụ sở WTO
Thứ sáu, 20-6-2025
AsemconnectVietnam - Đoàn Việt Nam - do TS Ngô Xuân Nam - Phó Giám đốc Văn phòng SPS Việt Nam dẫn đầu - tham dự Phiên họp thường niên lần thứ 92 của Ủy ban về an toàn thực phẩm và an toàn dịch bệnh động thực vật.
Phiên họp thường niên lần thứ 92 của Ủy ban về an toàn thực phẩm và an toàn dịch bệnh động thực vật (Ủy ban SPS) đã diễn ra từ ngày 18/6 tại trụ sở của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).
Tham dự phiên họp có đại diện 166 thành viên WTO, trong đó đoàn Việt Nam do Tiến sỹ Ngô Xuân Nam - Phó Giám đốc Văn phòng SPS Việt Nam, Bộ Nông nghiệp và Môi trường, dẫn đầu.
Tại phiên họp chuyên đề, các đại biểu đã thảo luận về vấn đề giải quyết các rủi ro liên quan đến kháng thuốc kháng sinh (AMR) thông qua các biện pháp SPS trong thương mại quốc tế.
Phiên họp chuyên đề này tiếp nối khuyến nghị trong báo cáo đánh giá của Hiệp định SPS, qua đó giúp Ủy ban SPS tiếp tục các cuộc thảo luận và phản ánh những mục tiêu về việc thực hiện Thỏa thuận SPS trong bối cảnh thách thức và cơ hội mới nổi, cũng như xây dựng trên cơ sở Tuyên bố về chương trình làm việc SPS MC12.
Tại phiên họp chính thức, các đại biểu đã thảo luận báo cáo của Ban Thư ký WTO về thông báo định kỳ trong lĩnh vực hàng hóa (G/C/W/859), đề xuất cải thiện chất lượng và thời gian thông báo. Ngoài ra, các đại biểu cũng thảo luận về 59 quan ngại thương mại cụ thể, trong đó có 4 quan ngại mới.
Bên lề phiên họp của Ủy ban SPS, đoàn Việt Nam còn có các hoạt động song phương với các thành viên WTO. Cụ thể, đoàn Việt Nam đã thảo luận trực tiếp với đại diện Phái đoàn Trung Quốc tại Geneva và đại diện Tổng cục Hải quan Trung Quốc (GACC), đánh giá về hệ thống CIFER theo Quy định 248 nhằm bảo đảm hoạt động của các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản thực phẩm của Việt Nam sang Trung Quốc không bị gián đoạn và tránh ách tắc tại cửa khẩu trong thời gian tới.
Tiếp đó, đoàn Việt Nam cũng có buổi làm việc với đại diện Phái đoàn Nhật Bản đề nghị cung cấp các biện pháp SPS để hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất mỳ tôm có chứa sản phẩm thịt bò xuất khẩu từ Việt Nam sang Nhật Bản.
Ngoài ra, đoàn Việt Nam còn tham gia các phiên họp song phương với đại diện phái đoàn Mỹ và Anh để làm rõ một số nội dung liên quan đến dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung khoản 1 phần II Phụ lục XII của Thông tư số 25/2016/TT-BNNPTNT quy định về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật trên cạn./.
Nguồn: www.vietnamplus.vn/viet-nam-tham-du-phien-hop-cua-uy-ban-ve-an-toan-thuc-pham-tai-tru-so-wto-post1045322.vnp
Tham dự phiên họp có đại diện 166 thành viên WTO, trong đó đoàn Việt Nam do Tiến sỹ Ngô Xuân Nam - Phó Giám đốc Văn phòng SPS Việt Nam, Bộ Nông nghiệp và Môi trường, dẫn đầu.
Tại phiên họp chuyên đề, các đại biểu đã thảo luận về vấn đề giải quyết các rủi ro liên quan đến kháng thuốc kháng sinh (AMR) thông qua các biện pháp SPS trong thương mại quốc tế.
Phiên họp chuyên đề này tiếp nối khuyến nghị trong báo cáo đánh giá của Hiệp định SPS, qua đó giúp Ủy ban SPS tiếp tục các cuộc thảo luận và phản ánh những mục tiêu về việc thực hiện Thỏa thuận SPS trong bối cảnh thách thức và cơ hội mới nổi, cũng như xây dựng trên cơ sở Tuyên bố về chương trình làm việc SPS MC12.
Tại phiên họp chính thức, các đại biểu đã thảo luận báo cáo của Ban Thư ký WTO về thông báo định kỳ trong lĩnh vực hàng hóa (G/C/W/859), đề xuất cải thiện chất lượng và thời gian thông báo. Ngoài ra, các đại biểu cũng thảo luận về 59 quan ngại thương mại cụ thể, trong đó có 4 quan ngại mới.
Bên lề phiên họp của Ủy ban SPS, đoàn Việt Nam còn có các hoạt động song phương với các thành viên WTO. Cụ thể, đoàn Việt Nam đã thảo luận trực tiếp với đại diện Phái đoàn Trung Quốc tại Geneva và đại diện Tổng cục Hải quan Trung Quốc (GACC), đánh giá về hệ thống CIFER theo Quy định 248 nhằm bảo đảm hoạt động của các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản thực phẩm của Việt Nam sang Trung Quốc không bị gián đoạn và tránh ách tắc tại cửa khẩu trong thời gian tới.
Tiếp đó, đoàn Việt Nam cũng có buổi làm việc với đại diện Phái đoàn Nhật Bản đề nghị cung cấp các biện pháp SPS để hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất mỳ tôm có chứa sản phẩm thịt bò xuất khẩu từ Việt Nam sang Nhật Bản.
Ngoài ra, đoàn Việt Nam còn tham gia các phiên họp song phương với đại diện phái đoàn Mỹ và Anh để làm rõ một số nội dung liên quan đến dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung khoản 1 phần II Phụ lục XII của Thông tư số 25/2016/TT-BNNPTNT quy định về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật trên cạn./.
Nguồn: www.vietnamplus.vn/viet-nam-tham-du-phien-hop-cua-uy-ban-ve-an-toan-thuc-pham-tai-tru-so-wto-post1045322.vnp
Đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa sang Liên minh Kinh tế Á – Âu khi Hiệp định VCUFTA có hiệu lực
EC lại áp 10% thuế chống bán phá giá giày mũ da nhập từ Việt Nam
Thúc đẩy quan hệ hợp tác song phương Việt Nam-Hoa Kỳ
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tham dự Hội nghị Cấp cao đặc biệt ASEAN- Hoa Kỳ
Tác động của TPP đến quan hệ thương mại Việt Nam và Úc
Gia nhập WTO giúp Hải Dương gặt hái nhiều thành công
Ngành dệt may Đà Nẵng bị sẵn sàng đón TPP
TPP: Cơ hội thu hút FDI vào Việt Nam
Hiệp định Thương mại tự do EU- Việt Nam: Cơ hội và Thách thức
HSBC: Việt Nam sẽ có được lợi ích to lớn từ TPP
Doanh nghiệp ASEAN-Ấn Độ có cổng kinh doanh trực tuyến
Xây dựng chứng nhận tiêu chuẩn chung cho tôm ASEAN
Việt Nam và Campuchia triển khai kết nối hai nền kinh tế
Thành phố Hồ Chí Minh và Vùng lãnh thổ Bắc Australia thúc đẩy hợp tác

Xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang các thị trường đứng đầu ...
4 tháng đầu năm 2025, Mỹ, Trung Quốc và Nhật Bản vẫn duy trì là những thị trường xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam.Nhập khẩu nguyên liệu sản xuất thức ăn gia súc 4 tháng năm ...
Tình hình xuất khẩu và nhập khẩu phân bón của Việt Nam 4 ...