Ấn Độ áp thuế hàng nhập khẩu từ Trung Quốc, Nhật Bản và EU
Thứ hai, 9-6-2025
AsemconnectVietnam - Chính phủ Ấn Độ vừa ban hành loạt biện pháp thuế chống bán phá giá mới đối với một số mặt hàng nhập khẩu có xuất xứ từ Trung Quốc, Nhật Bản, Thụy Sỹ và EU.
Chính phủ Ấn Độ vừa ban hành loạt biện pháp thuế chống bán phá giá mới đối với một số mặt hàng nhập khẩu chiến lược, bao gồm vitamin A Palmitate và hóa chất cao su Sulphur không hòa tan, có xuất xứ từ Trung Quốc, Nhật Bản, Thụy Sỹ và Liên minh châu Âu (EU).
Động thái này nhằm bảo vệ các ngành sản xuất trong nước trước nguy cơ bị ảnh hưởng bởi hàng nhập khẩu giá rẻ.
Theo thông báo của Bộ Tài chính Ấn Độ, quyết định được đưa ra dựa trên khuyến nghị của Cục Giải quyết Tranh chấp Thương mại (DGTR), sau khi tiến hành điều tra và xác định rằng các sản phẩm nhập khẩu nói trên đã gây thiệt hại đáng kể cho doanh nghiệp trong nước.
Cụ thể, thuế chống bán phá giá lên tới 20,87 USD/kg sẽ được áp dụng đối với vitamin A Palmitate nhập khẩu từ Trung Quốc, EU và Thụy Sỹ. Loại vitamin này là nguyên liệu quan trọng trong sản xuất dược phẩm, thực phẩm chức năng và thức ăn chăn nuôi.
Trong khi đó, mặt hàng Sulphur không hòa tan - một hợp chất thiết yếu trong sản xuất lốp xe và các sản phẩm cao su công nghiệp - cũng sẽ chịu mức thuế tương tự nếu được nhập khẩu từ Trung Quốc và Nhật Bản.
Các mức thuế nói trên sẽ có hiệu lực trong vòng 5 năm, với mục tiêu tái lập môi trường cạnh tranh công bằng và hỗ trợ doanh nghiệp trong nước phục hồi năng lực sản xuất.
Đây là một phần trong chiến lược thương mại bảo vệ ngành công nghiệp trong nước khỏi tác động tiêu cực của các hành vi bán phá giá và nhập khẩu không lành mạnh.
Giới phân tích nhận định động thái này phù hợp với xu hướng toàn cầu, khi nhiều quốc gia đang siết chặt chính sách thương mại nhằm giảm phụ thuộc vào chuỗi cung ứng nước ngoài, đồng thời thúc đẩy tự lực sản xuất trong các lĩnh vực chiến lược.
Đối với Ấn Độ, đây cũng là bước đi phù hợp với định hướng “Aatmanirbhar Bharat” - xây dựng một nền kinh tế tự cường.Việc áp dụng thuế chống bán phá giá được kỳ vọng sẽ tạo điều kiện để các doanh nghiệp nội địa nâng cao năng lực cạnh tranh, đầu tư đổi mới công nghệ, và đóng góp ổn định vào tăng trưởng kinh tế quốc gia trong bối cảnh thị trường toàn cầu đang biến động./.
Nguồn: Vietnamplus.vn
Xuất khẩu thép thanh cán nóng của Mỹ giảm trong tháng 3
Xuất khẩu thép của Thổ Nhĩ Kỳ tăng trong 4 tháng đầu năm
Xuất khẩu thép không gỉ của Trung Quốc giảm, nhập khẩu tăng trong tháng 4
Thổ Nhĩ Kỳ tăng nhập khẩu phế liệu trong tháng 4
Nhập khẩu phế liệu của Thổ Nhĩ Kỳ giảm trong 4 tháng đầu năm
Xuất khẩu phế liệu sắt thép của Nhật Bản tăng mạnh trong 4 tháng đầu năm
Xuất khẩu thép cây của Thổ Nhĩ Kỳ tăng mạnh trong 4 tháng đầu năm
Thị trường nông sản thế giới ngày 5/6: Cà phê Robusta chạm đáy 7 tháng do nguồn cung dồi dào
Thị trường kim loại thế giới ngày 5/6: Giá vàng tăng mạnh nhờ đồng USD suy yếu
Sản lượng thép thô toàn cầu tháng 4 giảm nhẹ 0,3% so với cùng kỳ
Thị trường kim loại thế giới ngày 3/6: Giá vàng thế giới tăng vọt lên đỉnh 3 tuần nhờ USD suy yếu, thị trường kim loại biến động mạnh
Thị trường nông sản thế giới ngày 3/6: Giá đậu tương thấp nhất trong 7 tuần, giá cà phê giảm mạnh
Thị trường thép cây toàn cầu vẫn yếu trong tháng 5 do nhu cầu thấp
Thị trường phế liệu toàn cầu tuần 4 tháng 5/2025

Xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang các thị trường đứng đầu ...
4 tháng đầu năm 2025, Mỹ, Trung Quốc và Nhật Bản vẫn duy trì là những thị trường xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam.Nhập khẩu nguyên liệu sản xuất thức ăn gia súc 4 tháng năm ...
Tình hình xuất khẩu và nhập khẩu phân bón của Việt Nam 4 ...