Những thách thức và các biện pháp thúc đẩy xuất nhập khẩu Việt Nam
Thứ năm, 5-6-2025
AsemconnectVietnam - Theo thông tin từ Bộ Tài chính, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam tháng 5 tăng cao so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó xuất khẩu và xuất siêu đạt 4,67 tỉ USD.
Tại phiên họp thường kỳ của Chính phủ sáng ngày 4/6 để đánh giá tình hình kinh tế - xã hội tháng 5 và 5 tháng năm 2025, đại diện Bộ Tài chính cho biết, trong tháng 5, xuất khẩu tăng 14%, xuất siêu ước đạt 4,67 tỷ USD. Đây được đánh giá là kết quả tương đối khả quan trong bối cảnh xuất nhập khẩu nói chung còn đối diện nhiều khó khăn.
Những thách thức đối với xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam năm 2025
Mặc dù bối cảnh thế giới có nhiều yếu tố biến động khó lường ảnh hưởng đến hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá, Bộ Công Thương vẫn đặt ra mục tiêu thách thức với tăng trưởng xuất khẩu năm 2025 đạt khoảng 12% so với năm 2024.
Theo Cục Xuất nhập khẩu, đây là con số rất thách thức bởi theo đó, trung bình mỗi tháng xuất khẩu phải tăng 4 tỷ USD/tháng so với mức bình quân tháng năm 2024.
Để đạt được mục tiêu này, cần sự triển khai đồng bộ của các bộ, ngành, địa phương và sự tham gia của cộng động doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Trong đó các giải pháp cần chú trọng gồm: gỗ trợ doanh nghiệp tận dụng các cam kết trong các Hiệp định FTA để đẩy mạnh xuất khẩu, thông qua tuyên truyền về quy tắc xuất xứ và cấp Giấy chứng nhận xuất xứ, các cơ hội và cách thức tận dụng cơ hội từ các Hiệp định; tăng cường các hoạt động cung cấp thông tin thị trường trên nền tảng số cho các địa phương, hiệp hội ngành hàng, doanh nghiệp.
Hỗ trợ xây dựng và triển khai các triển khai các hoạt động xúc tiến thương mại tập trung, quy mô lớn, mang tính liên kết vùng cho sản phẩm, ngành hàng có thế mạnh của vùng tại các thị trường mục tiêu; tiếp tục thúc đẩy chuyển nhanh, mạnh sang thương mại chính ngạch.
Đồng thời, đẩy mạnh đàm phán, ký kết các hiệp định, cam kết, liên kết thương mại mới; phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đàm phán mở thêm các loại trái cây được xuất khẩu chính ngạch…
Bên cạnh đó, Cục Xuất nhập khẩu cũng đề xuất Bộ trưởng Bộ Công Thương kiến nghị với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thực hiện các giải pháp nhằm tạo thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu: thúc đẩy EU sớm gỡ bỏ thẻ vàng IUU đối với xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam; xây dựng các chính sách, khuôn khổ tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp Việt Nam thâm nhập thị trường thực phẩm halal; đẩy mạnh phát triển công nghiệp hỗ trợ một cách thực chất, qua đó nâng cao hàm lượng giá trị gia tăng trong sản phẩm xuất khẩu.
Chính phủ chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tiếp tục duy trì mặt bằng lãi suất cho vay thấp, tạo điều kiện cho sản xuất kinh doanh; đồng thời không để tỷ giá tăng nhanh, gây khó khăn cho hoạt động nhập khẩu nguyên liệu, bán thành phẩm phục vụ sản xuất, xuất khẩu của doanh nghiệp.
Các biện pháp thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu trong thời gian tới
Để thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu, thời gian qua, Bộ Công Thương đã chú trọng công tác thông tin thị trường nhằm kịp thời thông tin với các Hiệp hội ngành hàng về những diễn biến của thị trường xuất khẩu để doanh nghiệp kịp thời điều chỉnh kế hoạch sản xuất phù hợp, định hướng tìm kiếm đơn hàng từ các thị trường. Thường xuyên cập nhật thông tin về tình hình thị trường nước ngoài; các quy định, tiêu chuẩn, điều kiện của thị trường nước ngoài có thể tác động đến hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam và khuyến nghị đối với các địa phương, hiệp hội và doanh nghiệp xuất nhập khẩu.
Bên cạnh đó, Bộ cũng đã rà soát, sửa đổi, bổ sung hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan nhằm đơn giản hóa thủ tục hành chính, đẩy mạnh thực hiện thông qua dịch vụ công trực tuyến giúp tạo thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu. Chủ động trong xây dựng các giải pháp, chính sách kịp thời, các đơn vị thuộc Bộ phối hợp để nghiên cứu, xây dựng kịch bản dự báo, phân tích, đề xuất giải pháp phản ứng chính sách kịp thời...
Ngoài ra, Bộ cũng tiếp tục triển khai các giải pháp đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, hướng tới thúc đẩy xuất khẩu sang đa dạng các thị trường mới, song song với các thị trường trọng điểm. Hỗ trợ doanh nghiệp khai thác hiệu quả các FTA, bên cạnh việc đẩy nhanh tiến độ đàm phán các FTA mới và các FTA nâng cấp. Đẩy nhanh tiến độ nội luật hóa các cam kết, tiếp tục triển khai các hoạt động đào tạo tập huấn các cam kết trong đó trọng tâm là đào tạo về quy tắc xuất xứ để doanh nghiệp nắm bắt và tận dụng.
Bộ Công Thương cũng đang nỗ lực chỉnh sửa, hoàn thiện hành lang pháp lý về chứng nhận xuất xứ hàng hoá (C/O), làm căn cứ cho hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá thuận lợi hơn, phù hợp với các cam kết quốc tế và bối cảnh hiện tại.
CK
Nguồn: VITIC/congthuong.vn/haiquanonline.com.vn
Tình hình xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Úc trong 6 tháng đầu năm 2015
Báo cáo thực phẩm nhập khẩu vi phạm tháng 06/2015
Nhập khẩu thủy sản của Mỹ 2 tháng đầu năm 2015
Asean-Ấn Độ: Việt Nam phải cắt giảm, xóa bỏ thuế quan 6772 dòng thuế
Xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang Thổ Nhĩ Kỳ tăng trưởng
Trung Quốc hướng xuất khẩu thủy sản sang các thị trường mới
Australia vào top 10 thị trường nhập khẩu tôm Việt Nam
Mỹ: Khối lượng nhập khẩu cá rô phi tăng
Nhật Bản NK hơn 4.000 tấn tôm chân trắng từ Việt Nam 2 tháng đầu năm nay
Trung Quốc hướng xuất khẩu thủy sản sang các thị trường mới
Quí I/2014: Nhập khẩu điện thoại và linh kiện từ Trung Quốc chiếm 68,2%
Quí I/2014: Nhập khẩu cao su giảm cả lượng và trị giá
Bốn tháng đầu năm, khu vực đầu tư nước ngoài xuất siêu hơn 4 tỷ USD
Tổ chức Nông lương LHQ dự kiến xuất khẩu gạo tăng 8% so với 2013

Xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang các thị trường đứng đầu ...
4 tháng đầu năm 2025, Mỹ, Trung Quốc và Nhật Bản vẫn duy trì là những thị trường xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam.Nhập khẩu nguyên liệu sản xuất thức ăn gia súc 4 tháng năm ...
Tình hình xuất khẩu và nhập khẩu phân bón của Việt Nam 4 ...