Thị trường nông sản thế giới ngày 15/5: Giá dầu cọ giảm từ mức cao gần 5 tuần
Thứ năm, 15-5-2025
AsemconnectVietnam - Chốt phiên giao dịch ngày 14/5 giá dầu cọ, giá ngô, giá lúa mì, giá đậu tương, giá đường giảm, trong khi giá cà phê đảo chiều tăng trở lại, giá ca cao ổn định.
Dầu cọ giảm từ mức cao gần 5 tuần
Giá dầu cọ kỳ hạn của Malaysia giảm sau khi tăng lên mức cao gần 5 tuần trong phiên giao dịch trước đó, mặc dự đoán về việc thắt chặt nguồn cung đã hạn chế đà giảm.
Trên Sàn giao dịch Bursa Malaysia, hợp đồng dầu cọ kỳ hạn giao tháng 3 kết thúc phiên giảm 82 ringgit, tương đương 1,93%, xuống 4.171 ringgit (948,39 USD)/tấn.
Xuất khẩu từ nhà sản xuất hàng đầu Indonesia dự kiến sẽ giảm trong năm nay sau khi phán quyết bảo vệ nguồn cung trong nước làm giảm hạn ngạch xuất khẩu ra nước ngoài.
Cà phê đảo chiều tăng trở lại
Trên Sàn giao dịch London, giá cà phê trực tuyến robusta hợp đồng giao tháng 7/2025 đóng cửa phiên giao dịch ngày 14/5 ở mức 5.129 USD/tấn, tăng 1,52% (77 USD/tấn) so với phiên giao dịch trước; hợp đồng giao tháng 9/2025 tăng 1,56% (78 USD/tấn), lên mức 5.091 USD/tấn.
Trên Sàn giao dịch New York, giá cà phê arabica giao tháng 7/2025 cũng đảo chiều tăng 0,91%, lên mức 376,35 US cent/pound; hợp đồng giao kỳ hạn tháng 9/2025 tăng 1,03% (3,8 US cent/pound), đứng ở mức 372,25 US cent/pound.
Chỉ số USD/DXY giảm mạnh trở lại đã giúp 2 sàn cà phê chính củng cố sau phiên đầu tuần giảm mạnh. Đây cũng là ngày khóa sổ vị thế kinh doanh.
Theo Barchart, giá cà phê đã phục hồi sau khi giảm vào đầu phiên và chốt phiên ở mức cao hơn, khi đồng Real Brazil tăng lên mức cao nhất trong 5 tuần đã kích hoạt hoạt động mua bù thiếu (short covering) trên thị trường cà phê kỳ hạn.
Việc đồng Real mạnh hơn làm giảm động lực bán ra xuất khẩu từ các nhà sản xuất cà phê Brazil.
Bên cạnh đó, các dấu hiệu cho thấy xuất khẩu cà phê từ Brazil đang giảm cũng hỗ trợ cho giá cà phê.
Hiệp hội Các nhà Xuất khẩu Cà phê Brazil (Cecafé) cho biết, xuất khẩu cà phê xanh của Brazil trong tháng 4 đã giảm 29,1% so với cùng kỳ năm ngoái, xuống còn 2,78 triệu bao. Trong đó, lượng cà phê arabica xuất khẩu giảm 17,4%, còn 2,68 triệu bao; trong khi robusta lao dốc xuống chỉ còn 103.577 bao – chưa bằng 1/6 so với cùng kỳ năm ngoái, tương ứng giảm 84,9%.
Tuy nhiên, lũy kế trong 10 tháng đầu của niên vụ cà phê hiện tại (từ tháng 7/2024 đến tháng 6/2025) xuất khẩu cà phê nhân xanh của Brazil vẫn tăng nhẹ 0,28% so với cùng kỳ niên vụ trước, đạt tổng cộng 36,44 triệu bao.
Trong 10 tháng đầu niên vụ, Brazil đã xuất khẩu 30,55 triệu bao cà phê arabica, tăng 2,55% so với cùng kỳ năm ngoái. Ngược lại, xuất khẩu cà phê Conilon robusta của Brazil đã giảm 9,92% so với cùng kỳ, còn 5,9 triệu bao. Khối lượng xuất khẩu của chủng loại này đã giảm trong hai tháng gần đây sau khi tăng mạnh trong nửa đầu năm, cho thấy nhu cầu tiêu thụ nội địa tăng và dự trữ giảm trước vụ thu hoạch mới vừa bắt đầu.
Trong khi đó, xuất khẩu cà phê chế biến và cà phê hòa tan đạt 3,49 triệu bao, tăng 14,3% so với cùng kỳ niên vụ trước.
Theo Chủ tịch Cecafé, ông Márcio Ferreira, sự sụt giảm trong khối lượng xuất khẩu là điều dễ hiểu trong giai đoạn chuyển tiếp giữa các mùa thu hoạch, đặc biệt sau khi đã ghi nhận mức xuất khẩu kỷ lục trong năm 2024.
Tuy nhiên, tình hình tồn kho cà phê lại đang cải thiện – một yếu tố gây áp lực giảm giá.
Cụ thể, lượng tồn kho cà phê robusta được ICE giám sát đã tăng lên mức cao nhất trong 3 tháng rưỡi vào thứ Ba, đạt 4.557 lô. Ngoài ra, lượng tồn kho cà phê arabica do ICE giám sát cũng tăng lên mức cao nhất trong gần 3 tháng vào thứ Tư tuần trước, đạt 844.473 bao.
Bên cạnh đó, Cơ quan Nông nghiệp Nước ngoài (FAS) của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) cho biết, sản lượng cà phê của Uganda trong niên vụ từ tháng 10/2025 đến tháng 9/2026 dự kiến đạt 6,87 triệu bao, tăng 175.000 bao (tương đương 2,61%) so với niên vụ hiện tại.
Sản lượng này gồm 5,81 triệu bao cà phê robusta và 1,06 triệu bao cà phê arabica. Trong đó, Uganda dự kiến sẽ xuất khẩu 6,51 triệu bao, tăng 2,60% so với niên vụ hiện tại.
Tiêu ít biến động
Theo liệu từ Hiệp hội Hồ tiêu Quốc tế (IPC), giá tiêu đen của Indonesia và Malaysia hiện ở mức lần lượt là 7.323 USD/tấn và 9.200 USD/tấn; giá tiêu đen Brazil ASTA 570 đạt 6.800 USD/tấn.
Giá tiêu đen Việt Nam vẫn duy trì trong khoảng 6.700 - 6.800 USD/tấn đối với loại có tỷ trọng 500 g/l và 550 g/l.
Đồng thời, giá tiêu trắng Muntok của Indonesia đạt 9.918 USD/tấn. Giá tiêu trắng của Việt Nam và tiêu trắng Malaysia ASTA lần lượt là 9.700 USD/tấn và 11.900 USD/tấn.
Ca cao ổn định
Tại London, hợp đồng ca cao kỳ hạn tháng 7 gần như đi ngang, chốt phiên ở mức 7.077 bảng/tấn, chỉ thấp hơn nhẹ so với mức cao 7.207 bảng đạt được vào phiên trước. Sự ổn định này được hỗ trợ bởi những lo ngại về vụ thu hoạch giữa mùa tại Bờ Biển Ngà – quốc gia sản xuất ca cao hàng đầu thế giới.
Theo các nhà giao dịch, sản lượng từ đợt quả đầu mùa cho niên vụ 2025/26 hiện không cho thấy tín hiệu phục hồi mạnh, khiến thị trường tiếp tục theo dõi sát diễn biến tại khu vực Tây Phi. Bên cạnh đó, lượng ca cao dự trữ trên sàn cũng đang giảm, chỉ còn 55.680 tấn tính đến ngày 13/5, thấp hơn đáng kể so với con số 80.480 tấn cùng kỳ năm ngoái.
Tại New York, hợp đồng ca cao kỳ hạn tháng 7 giảm 0,3%, tương đương 32 USD, xuống còn 9.919 USD/tấn, sau khi chạm mốc cao nhất trong 2,5 tháng là 10.045 USD trong phiên trước.
Ngô, lúa mì, đậu tương đồng loạt giảm
Giá lúa mì kỳ hạn giao dịch nhiều nhất đã kết thúc phiên với mức giảm 30 US cent xuống 7,45-1/2 USD/bushel trên sàn Chicago. Mức thấp nhất trong phiên là mức thấp nhất kể từ ngày 19/12, là 7,44-1/4 USD.
Đồng thời, giá ngô hợp đồng giao dịch nhiều nhất cũng giảm 16-3/4 cent xuống 6,53-3/4 USD/bushel, sau khi có lúc chạm mức thấp nhất kể từ ngày 21 tháng 12, là 6,52-1/2 USD.
Giá lúa mì và ngô Mỹ giảm xuống mức thấp nhất trong 2 tuần do lo ngại về nhu cầu suy yếu bao trùm thị trường hàng hóa.
Các nhà phân tích cho biết những lo lắng của nhà đầu tư về những cơn gió ngược kinh tế, bao gồm cả tác động của sự gia tăng các ca nhiễm COVID-19 ở Trung Quốc, đang khuyến khích việc bán hàng hóa.
Trong khi đó, giá đậu tương giảm 8-3/4 cent và kết thúc ở mức 14,83-1/2 USD/bushel, sau khi tăng trong phiên giao dịch do lo ngại về hạn hán nghiêm trọng ở Argentina.
Đường giảm
Giá đường thô kỳ hạn tháng 3 giảm 0,4% xuống 19,63 cent/lb, sau khi chạm mức thấp nhất trong ba tuần là 19,51 cent trước đó.
Các đại lý cho biết những thay đổi trong chính sách nhiên liệu của Brazil dưới thời tân tổng thống Luiz Inacio Lula da Silva của nước này có thể sẽ ủng hộ việc sử dụng mía để sản xuất đường hơn là ethanol.
Giá đường trắng kỳ hạn tháng 3 cũng giảm 4,40 USD, tương đương 0,8%, xuống 543,10 USD/tấn.
Thông tin từ hiệp hội mía đường UNICA của Brazil cho thấy sản lượng đường tại vùng Trung Nam nước này thấp hơn dự báo, góp phần hỗ trợ giá trong ngắn hạn. Tuy nhiên, giới chuyên gia vẫn tỏ ra thận trọng. Theo bà Kona Haque – Trưởng bộ phận nghiên cứu tại ED&F Man, dữ liệu về năng suất mía (TCH – tấn trên mỗi hecta) sẽ là yếu tố quan trọng được theo dõi trong thời gian tới.
Mặc dù vậy, công ty tư vấn Datagro vẫn tin rằng điều kiện vụ mùa ở Brazil đang khá thuận lợi và tổng sản lượng đường có thể tăng trong năm nay.
N.Hao
Nguồn: VITIC
Giá than luyện kim tại Trung Quốc giảm 4 USD/tấn trong nửa đầu tháng 5
Giá phế liệu Mỹ giảm trong giao dịch tháng 5
USDA dự báo tiêu thụ ngũ cốc năm 2025/26 tăng trong khi thương mại mở rộng
Thị trường nông sản thế giới ngày 14/5: Giá ca cao tăng mạnh, giá đường thô đạt mức cao nhất trong một tháng
Xuất khẩu của Nga sang Mỹ bất ngờ tăng vọt giữa ‘rừng’ lệnh trừng phạt của phương Tây
Thị trường kim loại thế giới ngày 14/5: Giá các mặt hàng kim loại đồng loạt tăng
Sản lượng thép cây của Trung Quốc giảm xuống mức thấp nhất trong 2 tháng
Giá phôi thép ổn định khi thị trường chờ đợi xu hướng rõ ràng hơn
Thị trường nông sản thế giới ngày 13/5: Giá lúa mì giảm mạnh
Nga hướng tới tự chủ gần như hoàn toàn trong ngành dầu mỏ
Lượng dầu thô nhập khẩu của Trung Quốc tăng mạnh trong những tháng đầu năm
Thị trường kim loại thế giới ngày 13/5: Giá đồng tiếp tục tăng
Thị trường phế liệu toàn cầu tuần 1 tháng 5/2025
Mỹ thông báo tạm thời ngừng nhập khẩu gia súc sống từ Mexico

Tình hình xuất khẩu thủy sản của Việt Nam tháng 2/2025
Tháng 2/2025, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt mức tăng trưởng 42% so với cùng kỳ năm 2024.Trao đổi thương mại hàng hóa Việt – Mỹ tháng 1/2025
Xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang một số thị trường ...
Xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang một số quốc gia Châu ...
Tình hình nhập khẩu nguyên liệu sản xuất thức ăn gia súc ...