Việt Nam tham gia các phiên họp về phòng vệ thương mại tại WTO
Thứ tư, 7-5-2025
AsemconnectVietnam - Việt Nam tham gia các cuộc họp WTO về phòng vệ thương mại, rà soát các biện pháp tự vệ, trợ cấp, chống bán phá giá và các vấn đề liên quan.
Các ủy ban về phòng vệ thương mại tại Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), gồm ủy ban tự vệ, ủy ban chống bán phá giá, ủy ban trợ cấp và các biện pháp đối kháng, đã tiến hành nhiều phiên họp từ ngày 28/4-1/5.
Theo phóng viên TTXVN tại Geneva, thông báo ngày 6/5 của Phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam bên cạnh Liên hợp quốc, Tổ chức Thương mại thế giới và các tổ chức quốc tế khác tại Geneva (Thụy Sĩ) cho biết, trong cuộc họp của ủy ban tự vệ, cơ quan này đã rà soát các thông báo về các quyết định tự vệ với 22 sản phẩm do 13 thành viên đệ trình, bao gồm 7 vụ việc là các sản phẩm thép/kim loại.
Đáng chú ý trong số những thông báo này có thông báo của Liên minh châu Âu (EU) về việc sửa đổi biện pháp năm 2019 đối với một số sản phẩm thép của Anh về biện pháp năm 2020 đối với một số sản phẩm thép, và việc Trung Quốc khởi xướng vụ việc với thịt gia súc vào tháng 12/2024.
Ngoài ra, ủy ban cũng xem xét yêu cầu của EU và Ấn Độ về việc tham vấn theo quy định của hiệp định tự vệ liên quan đến các biện pháp của Mỹ được thực hiện theo Mục 232 của đạo luật mở rộng thương mại năm 1962.
Mỹ giải thích rằng các biện pháp này không phải là biện pháp tự vệ mà được thực hiện theo luật an ninh quốc gia. Mỹ cho biết thêm rằng các biện pháp này đang được duy trì theo ngoại lệ về lợi ích an ninh thiết yếu theo Điều XXI trong hiệp định chung về thuế quan và thương mại (GATT) năm 1994. Tuy nhiên, EU, Ấn Độ, Trung Quốc và Anh không đồng tình với cách thức Mỹ mô tả các biện pháp này, và khẳng định rằng đây là biện pháp tự vệ.
Trong cuộc họp ngày 29/4, Chủ tịch Ủy ban trợ cấp và các biện pháp đối kháng đã tiếp tục kêu gọi các thành viên nộp thông báo chương trình trợ cấp kịp thời để đảm bảo tính minh bạch và sự giám sát hiệu quả của ủy ban. Uỷ ban đã rà soát các thông báo trợ cấp, biện pháp áp thuế sơ bộ và cuối cùng của các thành viên. Ủy ban cũng rà soát các báo cáo bán niên trong giai đoạn từ tháng 7-12/2024 của một số thành viên, trong đó có Việt Nam.
Tiếp đó, phiên họp của Ủy ban chống bán phá giá cũng đã rà soát báo cáo bán niên và báo cáo áp thuế chống bán phá giá sơ bộ và cuối cùng cho giai đoạn từ tháng 7-12/2024 của một số thành viên, trong đó có Việt Nam. Ủy ban cũng thảo luận về các vấn đề như "Các chính sách và biện pháp trợ cấp phân biệt đối xử của Mỹ" do Trung Quốc đề nghị; “Chương trình trợ cấp xe điện của Pháp” do Hàn Quốc đề nghị; và “Trợ cấp và tình trạng dư thừa công suất” do EU, Nhật Bản, Anh và Mỹ đề nghị.
Ngoài ra, nhóm công tác về thực thi của ủy ban cũng đã trao đổi một số nội dung kỹ thuật liên quan đến một số thủ tục điều tra chống bán phá giá.
Phiên họp tiếp theo của 3 ủy ban trên dự kiến diễn ra vào tháng 10 tới./.
Nguồn: www.vietnamplus.vn/viet-nam-tham-gia-cac-phien-hop-ve-phong-ve-thuong-mai-tai-wto-post1037016.vnp
Theo phóng viên TTXVN tại Geneva, thông báo ngày 6/5 của Phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam bên cạnh Liên hợp quốc, Tổ chức Thương mại thế giới và các tổ chức quốc tế khác tại Geneva (Thụy Sĩ) cho biết, trong cuộc họp của ủy ban tự vệ, cơ quan này đã rà soát các thông báo về các quyết định tự vệ với 22 sản phẩm do 13 thành viên đệ trình, bao gồm 7 vụ việc là các sản phẩm thép/kim loại.
Đáng chú ý trong số những thông báo này có thông báo của Liên minh châu Âu (EU) về việc sửa đổi biện pháp năm 2019 đối với một số sản phẩm thép của Anh về biện pháp năm 2020 đối với một số sản phẩm thép, và việc Trung Quốc khởi xướng vụ việc với thịt gia súc vào tháng 12/2024.
Ngoài ra, ủy ban cũng xem xét yêu cầu của EU và Ấn Độ về việc tham vấn theo quy định của hiệp định tự vệ liên quan đến các biện pháp của Mỹ được thực hiện theo Mục 232 của đạo luật mở rộng thương mại năm 1962.
Mỹ giải thích rằng các biện pháp này không phải là biện pháp tự vệ mà được thực hiện theo luật an ninh quốc gia. Mỹ cho biết thêm rằng các biện pháp này đang được duy trì theo ngoại lệ về lợi ích an ninh thiết yếu theo Điều XXI trong hiệp định chung về thuế quan và thương mại (GATT) năm 1994. Tuy nhiên, EU, Ấn Độ, Trung Quốc và Anh không đồng tình với cách thức Mỹ mô tả các biện pháp này, và khẳng định rằng đây là biện pháp tự vệ.
Trong cuộc họp ngày 29/4, Chủ tịch Ủy ban trợ cấp và các biện pháp đối kháng đã tiếp tục kêu gọi các thành viên nộp thông báo chương trình trợ cấp kịp thời để đảm bảo tính minh bạch và sự giám sát hiệu quả của ủy ban. Uỷ ban đã rà soát các thông báo trợ cấp, biện pháp áp thuế sơ bộ và cuối cùng của các thành viên. Ủy ban cũng rà soát các báo cáo bán niên trong giai đoạn từ tháng 7-12/2024 của một số thành viên, trong đó có Việt Nam.
Tiếp đó, phiên họp của Ủy ban chống bán phá giá cũng đã rà soát báo cáo bán niên và báo cáo áp thuế chống bán phá giá sơ bộ và cuối cùng cho giai đoạn từ tháng 7-12/2024 của một số thành viên, trong đó có Việt Nam. Ủy ban cũng thảo luận về các vấn đề như "Các chính sách và biện pháp trợ cấp phân biệt đối xử của Mỹ" do Trung Quốc đề nghị; “Chương trình trợ cấp xe điện của Pháp” do Hàn Quốc đề nghị; và “Trợ cấp và tình trạng dư thừa công suất” do EU, Nhật Bản, Anh và Mỹ đề nghị.
Ngoài ra, nhóm công tác về thực thi của ủy ban cũng đã trao đổi một số nội dung kỹ thuật liên quan đến một số thủ tục điều tra chống bán phá giá.
Phiên họp tiếp theo của 3 ủy ban trên dự kiến diễn ra vào tháng 10 tới./.
Nguồn: www.vietnamplus.vn/viet-nam-tham-gia-cac-phien-hop-ve-phong-ve-thuong-mai-tai-wto-post1037016.vnp
Các công ty Canada chuyển hướng tìm kiếm sang thị trường Việt Nam
Mỹ-Nhật nhất trí sớm khởi động tham vấn cấp chuyên viên về thương mại
Hàn Quốc tổ chức Hội nghị các quan chức cấp cao APEC lần thứ 2
Những sản phẩm thân thiện môi trường thương hiệu Việt tại Hội chợ Paris
Truyền thông Argentina ca ngợi thành tựu phát triển kinh tế của Việt Nam
Việt Nam và Peru thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại
Việt Nam-Tunisia còn nhiều dư địa hợp tác kinh tế-thương mại
Singapore không đạt được thỏa thuận giảm thuế với Mỹ
Hàn Quốc-Mỹ hướng tới gói thỏa thuận trước khi hết hạn tạm dừng áp thuế đối ứng
Mỹ đánh giá cuộc điện đàm về thuế quan với Việt Nam là hiệu quả
Mỹ từ chối đối xử đặc biệt với Nhật Bản về thuế quan
Mỹ dự định áp thuế lên tới 3.521% đối với pin Mặt Trời từ Đông Nam Á
Các nước thành viên WTO nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thúc đẩy sự tham gia của các nước kém phát triển (LDC) vào chuỗi cung ứng nông nghiệp
Phó Tổng Giám đốc Hill nhấn mạnh vai trò của thương mại trong đổi mới tại Hội nghị các nhà nghiên cứu về sở hữu trí tuệ và đổi mới của châu Á

Tình hình xuất khẩu thủy sản của Việt Nam tháng 2/2025
Tháng 2/2025, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt mức tăng trưởng 42% so với cùng kỳ năm 2024.Trao đổi thương mại hàng hóa Việt – Mỹ tháng 1/2025
Xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang một số thị trường ...
Xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang một số quốc gia Châu ...
Tình hình nhập khẩu nguyên liệu sản xuất thức ăn gia súc ...