Thứ bảy, 10-5-2025 - 1:51 GMT+7  Việt Nam EngLish 

Thị trường nông sản thế giới ngày 6/5: Giá ca cao giảm mạnh 

 Thứ ba, 6-5-2025

AsemconnectVietnam - Chốt phiên giao dịch ngày 5/5 giá ngô, giá lúa mì, giá ca cao, giá đường, giá dầu cọ, giá tiêu, giá đậu tương đồng loạt giảm.

Ngô, lúa mì, đậu tương: Giá Lúa mì thấp nhất 2 tuần
Trên sàn giao dịch thương mại Chicago, giá lúa mì kỳ hạn giao dịch nhiều nhất đã kết thúc phiên với mức giảm 30 US cent xuống 7,45-1/2 USD/bushel. Mức thấp nhất trong phiên là mức thấp nhất kể từ ngày 19/12, là 7,44-1/4 USD.
Đồng thời, giá ngô hợp đồng giao dịch nhiều nhất cũng giảm 16-3/4 cent xuống 6,53-3/4 USD/bushel, sau khi có lúc chạm mức thấp nhất kể từ ngày 21 tháng 12, là 6,52-1/2 USD.
Giá lúa mì và ngô Mỹ giảm xuống mức thấp nhất trong 2 tuần do lo ngại về nhu cầu suy yếu bao trùm thị trường hàng hóa.
Các nhà phân tích cho biết những lo lắng của nhà đầu tư về những cơn gió ngược kinh tế, bao gồm cả tác động của sự gia tăng các ca nhiễm COVID -19 ở Trung Quốc, đang khuyến khích việc bán hàng hóa.
Trong khi đó, giá đậu tương giảm 8-3/4 cent và kết thúc ở mức 14,83-1/2 USD/bushel, sau khi tăng trong phiên giao dịch do lo ngại về hạn hán nghiêm trọng ở Argentina.
Ca cao giảm mạnh
Trên sàn New York, giá ca cao giảm xuống 359 USD/tấn, tương đương giảm 4%, còn 8.518 USD/tấn, nối dài chuỗi giảm 5% của tuần trước.
Theo chuyên gia Jack Scoville thuộc The Price Group (Chicago), thị trường Mỹ lo ngại mức thuế mới 10% áp lên ca cao và các sản phẩm liên quan sẽ càng làm giảm sức tiêu thụ socola vốn đã chịu áp lực từ giá ca cao cao kỷ lục hồi năm ngoái do khan hiếm nguồn cung.
Trong khi đó, tại Bờ Biển Ngà, quốc gia xuất khẩu ca cao lớn nhất thế giới, lượng mưa trong tuần qua vượt trung bình nhiều năm, giúp cải thiện điều kiện sinh trưởng của trái ca cao non và hứa hẹn hỗ trợ cho vụ thu hoạch giữa năm (từ tháng 4 đến tháng 9).
Đường giảm
Giá đường thô kỳ hạn tháng 3 giảm 0,4% xuống 19,63 cent/lb, sau khi chạm mức thấp nhất trong ba tuần là 19,51 cent trước đó.
Các đại lý cho biết những thay đổi trong chính sách nhiên liệu của Brazil dưới thời tân tổng thống Luiz Inacio Lula da Silva của nước này có thể sẽ ủng hộ việc sử dụng mía để sản xuất đường hơn là ethanol.
Giá đường trắng kỳ hạn tháng 3 cũng giảm 4,40 USD, tương đương 0,8%, xuống 543,10 USD/tấn.
Dầu cọ giảm từ mức cao gần 5 tuần
Trên Sàn giao dịch Bursa Malaysia, hợp đồng dầu cọ kỳ hạn giao tháng 3 kết thúc phiên giảm 82 ringgit, tương đương 1,93%, xuống 4.171 ringgit (948,39 USD)/tấn.
Giá dầu cọ kỳ hạn của Malaysia giảm sau khi tăng lên mức cao gần 5 tuần trong phiên giao dịch trước đó, mặc dự đoán về việc thắt chặt nguồn cung đã hạn chế đà giảm.
Xuất khẩu từ nhà sản xuất hàng đầu Indonesia dự kiến sẽ giảm trong năm nay sau khi phán quyết bảo vệ nguồn cung trong nước làm giảm hạn ngạch xuất khẩu ra nước ngoài.
Cà phê ổn định
Trên sàn London, giá Robusta giao tháng 7/2025 vẫn có mức 5.291 USD/tấn. Và kỳ hạn giao tháng 9/2025 tăng mạnh 150 USD neo ở ngưỡng 5.231 USD/tấn.
Đồng thời, trên sàn New York, giá cà phê Arabica giao tháng 7/2025 duy trì tại ngưỡng 385,4 cent/lb. Và kỳ hạn giao tháng 9/2025 neo ở mức 378,7 cent/lb.
Tuần qua, giá Robusta giao tháng 7 giảm 124 USD/tấn (tương đương 2,29%); còn giá Arabica giảm 14 cent/lb (khoảng 3,61%) so với tuần trước.
Thị trường cà phê thế giới tuần qua giảm mạnh sau khi chỉ số niềm tin tiêu dùng của Mỹ trong tháng 4 giảm xuống mức thấp nhất trong gần 5 năm, cho thấy người tiêu dùng đang lo ngại về triển vọng kinh tế và có thể sẽ cắt giảm chi tiêu không cần thiết, bao gồm cả cà phê.
Các nhà phân tích cho rằng, nguyên nhân chính dẫn đến sự giảm giá mạnh là do mức thuế cơ sở mới 10% mà Nhà Trắng áp dụng, có khả năng làm tăng chi phí nguyên liệu thô nhập khẩu và ảnh hưởng tiêu cực đến tiêu dùng tại Mỹ, thị trường tiêu thụ lớn nhất thế giới sau Liên minh châu Âu.
Một số doanh nghiệp nhập khẩu hàng hóa toàn cầu, bao gồm Starbucks, Hershey và Mondelez International, đã cho biết mức thuế nhập khẩu 10% này của Mỹ sẽ làm tăng giá và tiếp tục đè nén khối lượng bán hàng.
Hiệp hội Cà phê Quốc gia Mỹ (NCA) mới đây đã kêu gọi Tổng thống Donald Trump miễn trừ thuế đối với cà phê nhân xanh nhập khẩu. Theo ông Bill Murray, Giám đốc điều hành của Hiệp hội, đề xuất này đã nhận được sự đón nhận tích cực từ chính quyền của ông Trump.
Bà Vanúsia Nogueira – Tổng thư ký điều hành ICO, đã gửi thư cho Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio vào ngày 16/4, kêu gọi xem xét ngành cà phê trong quá trình thương thảo chính sách thuế nhập khẩu của Mỹ. Hiện tại, tình hình tồn kho cà phê toàn cầu đang diễn ra theo hướng trái ngược.
Tính đến ngày 30/4, lượng tồn kho cà phê robusta được ICE giám sát đã giảm xuống mức thấp nhất trong vòng 4 tháng, chỉ còn 4.225 lô. Trong khi đó, tồn kho cà phê arabica theo dõi bởi ICE lại tăng lên mức cao nhất trong 2 tháng rưỡi vào thứ Sáu, đạt 828.119 bao.
Tiêu giảm nhẹ
Theo dữ liệu từ Hiệp hội Hồ tiêu Quốc tế (IPC), giá tiêu đen Lampung của Indonesia đang được niêm yết ở mức 7.340 USD/tấn, tiêu đen Malaysia đạt 9.300 USD/tấn và tiêu đen Brazil ASTA 570 có giá 6.800 USD/tấn.
Giá tiêu đen Việt Nam được giao dịch ở mốc 6.700 - 6.800 USD/tấn đối với loại 500 g/l và 550 g/l.
Cùng thời điểm khảo sát, giá tiêu trắng Muntok Indonesia hiện được giao dịch ở mức 9.941 USD/tấn, tiêu trắng Việt Nam và tiêu trắng Malaysia ASTA lần lượt đứng ở mức 9.700 USD/tấn và 11.900 USD/tấn.
Theo báo chí Indonesia, năm 2024, Indonesia xếp thứ ba thế giới về sản lượng hồ tiêu, với diện tích canh tác đạt 163 nghìn ha. Bên cạnh đó, kim ngạch xuất khẩu hồ tiêu của Indonesia đạt hơn 311 triệu USD, với sản lượng xuất khẩu tăng vọt 105,8% so với năm 2023.
Thành tựu này cho thấy tiềm năng to lớn của ngành hồ tiêu Indonesia trên thị trường toàn cầu. Tuy nhiên, đằng sau những con số ấn tượng đó, ngành này vẫn đang đối mặt với nhiều thách thức nghiêm trọng có thể cản trở sự phát triển bền vững trong dài hạn.
Một số khó khăn chính bao gồm sự suy giảm năng suất do cây trồng già cỗi, dịch bệnh, và sự hạn chế trong hệ thống chế biến sau thu hoạch. Những trở ngại này không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm mà còn làm giảm sức cạnh tranh của hồ tiêu Indonesia trên thị trường quốc tế.
Chính phủ Indonesia, thông qua Bộ Thương mại, đã khẳng định cam kết tăng cường năng lực và khả năng cạnh tranh của ngành hồ tiêu quốc gia. Tổng cục trưởng Đàm phán Thương mại Quốc tế thuộc Bộ Thương mại, ông Djatmiko Bris Witjaksono, cho biết sự hợp tác giữa chính phủ, các tổ chức quốc tế và doanh nghiệp là yếu tố then chốt để đối mặt với những thách thức toàn cầu.
Theo ông Djatmiko, áp lực đối với ngành hồ tiêu không chỉ đến từ trong nước mà còn từ các biến động toàn cầu. Các vấn đề liên quan đến thương mại, phát triển bền vững và kỳ vọng của người tiêu dùng là những yếu tố cần được ứng phó bằng các chiến lược cụ thể.
Tại phiên thảo luận trong khuôn khổ Ngày Hồ tiêu Quốc tế 2025 tổ chức tại Jakarta, ông Natan Kambuno – Vụ trưởng Vụ Đàm phán Liên khu vực và Tổ chức quốc tế thuộc Bộ Thương mại – đã trình bày chiến lược phát triển hồ tiêu mà chính phủ đang triển khai. Chiến lược này bao gồm tăng cường thâm canh, tận dụng các hiệp định thương mại tự do, phát triển sản phẩm giá trị gia tăng và đẩy mạnh xúc tiến thương mại quốc tế.
Một mối đe dọa từ bên ngoài cũng đang nổi lên, khi Mỹ có kế hoạch áp thuế nhập khẩu mới đối với hồ tiêu. Bà Firna Azura Ekaputri, Giám đốc Điều hành Hiệp hội Hồ tiêu Quốc tế (IPC) nhiệm kỳ 2021–2025, bày tỏ lo ngại rằng chính sách này có thể gây bất lợi cho nông dân trồng hồ tiêu vì Mỹ không sản xuất hồ tiêu và mỗi năm nhập khẩu khoảng 100.000 tấn, tương đương 25% lượng giao dịch toàn cầu.
“Hồ tiêu không chiếm công ăn việc làm của nông dân Mỹ vì cây trồng này không thể trồng được ở nước họ,” bà Firna nhấn mạnh trong một thông cáo báo chí.
Do đó, IPC đã gửi văn bản chính thức đề nghị Chính phủ Mỹ xem xét loại hồ tiêu khỏi danh sách các sản phẩm chịu thuế quan đối ứng.
N.Hao
Nguồn: VITIC
 

  PRINT     BACK

© Bộ Công Thương- Trung tâm Thông tin Công Nghiệp và Thương mại (VITIC)

Giấy phép của Bộ Thông tin và Truyền thông số 115/GP-TTĐT, cấp ngày 03/6/2024.

Địa chỉ: Tòa nhà Bộ Công Thương, số 655, Phạm Văn Đồng, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội, Phòng 605, Tầng 6.

ĐT: (04)39341911; (04)38251312 và Fax: (04)38251312


Email: Asemconnectvietnam@gmail.com;

Ghi rõ nguồn "Asemconnectvietnam.gov.vn" khi đăng lại thông tin từ kênh thông tin này

Số lượt truy cập: 25724048856