152 doanh nghiệp đủ điều kiện làm thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo
Thứ ba, 29-4-2025
AsemconnectVietnam - Cả nước có 152 doanh nghiệp đủ điều kiện làm thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo, trong đó, dẫn đầu là Thành phố Hồ Chí Minh, tiếp theo là Cần Thơ, Long An, Đồng Tháp, An Giang và Hà Nội.
Chiều 28/4, Cục Xuất nhập khẩu đã công bố danh sách thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo tính đến ngày 28/4/2025. Theo đó, cả nước có 152 doanh nghiệp đủ điều kiện làm thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo.
Thành phố Hồ Chí Minh là địa phương có nhiều thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo nhất cả nước với 35 doanh nghiệp. Tiếp theo là Cần Thơ với 33 doanh nghiệp, Long An có 20 doanh nghiệp, Đồng Tháp, An Giang và Hà Nội hiện có lần lượt 14, 13 và 11 doanh nghiệp.
Một số địa phương chỉ có 1 doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu gạo là Bạc Liêu, Bình Định, Đà Nẵng, Hà Nam, Hà Tĩnh, Hậu Giang, Nghệ An, Tây Ninh, Thừa Thiên - Huế.
Trước đó, theo danh sách Bộ Công Thương công bố, tính đến ngày 6/2/2025, cả nước có 158 thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo.
Số liệu của Cục Hải quan cho thấy, 3 tháng đầu năm 2025, xuất khẩu gạo của cả nước đạt gần 2,31 triệu tấn, mang về 1,21 tỷ USD, tăng 5,82% về lượng, nhưng giảm 15,5% về giá trị so với cùng kỳ năm trước. Giá gạo xuất khẩu trung bình khoảng 522 USD/tấn, giảm đến 20,18%.
Nguồn cung lúa gạo tại châu Á dồi dào hơn 2 năm trước. Đặc biệt, Ấn Độ xuất khẩu gạo trở lại sau một thời gian hạn chế là nguyên nhân khiến giá không còn giữ được mức cao. Chưa kể, Ấn Độ có lượng gạo dự trữ cao kỷ lục, khiến nguồn cung trên thị trường quốc tế gia tăng, tạo áp lực cạnh tranh cho các nước xuất khẩu khác.
Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) dự báo, xuất khẩu gạo năm 2025 có thể chỉ đạt 7,5 triệu tấn, giảm so với mức kỷ lục hơn 9 triệu tấn năm 2024. Sản lượng gạo xuất khẩu có thể giảm, nhưng nếu tăng được lượng gạo ST24, ST25, gạo thơm chất lượng cao, trị giá xuất khẩu gạo vẫn tăng.
Theo các chuyên gia, để xuất khẩu gạo bền vững, giúp gạo Việt giữ được giá và chinh phục được nhà nhập khẩu khó tính, cần không ngừng nâng cao chất lượng, đa dạng chủng loại, tăng sản xuất gạo thơm, chuyển đổi sản xuất theo hướng bền vững, kiểm soát chặt vấn đề dư lượng hóa chất./.
Nguồn: Vietnamplus.vn
Tỷ lệ lạm phát của Chile tăng lên 4,9% trong tháng 3/2025
Dự báo lạm phát tiêu dùng của Hoa Kỳ cao nhất kể từ năm 2023
Tỷ lệ lạm phát của Phần Lan duy trì ở mức thấp nhất trong hơn 4 năm
Thặng dư thương mại của Trung Quốc cao hơn dự báo
Thặng dư thương mại của Thụy Sĩ đạt mức cao nhất trong 5 tháng
Giá sản xuất của Đức lần đầu tiên giảm sau 5 tháng
Xuất nhập khẩu và thặng dư thương mại Nhật Bản tháng 3/2025
IMF hạ dự báo tăng trưởng cho hầu hết các quốc gia sau mức thuế quan cao kỷ lục của Mỹ
Tỷ lệ lạm phát của Đài Loan tăng nhanh trong tháng 3
Tỷ lệ lạm phát của Nhật Bản đạt mức thấp nhất trong 4 tháng
Giá sản xuất của Bồ Đào Nha tăng tốc
Đức đối mặt năm thứ ba liên tiếp tăng trưởng bằng 0
Giá bán buôn của Đức tăng chậm lại
Doanh số bán lẻ tại Anh vượt kỳ vọng trong tháng 3

Tình hình xuất khẩu thủy sản của Việt Nam tháng 2/2025
Tháng 2/2025, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt mức tăng trưởng 42% so với cùng kỳ năm 2024.Trao đổi thương mại hàng hóa Việt – Mỹ tháng 1/2025
Xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang một số thị trường ...
Xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang một số quốc gia Châu ...
Tình hình nhập khẩu nguyên liệu sản xuất thức ăn gia súc ...