Lạm phát tại Italy tăng cao do giá năng lượng leo thang
Thứ ba, 22-4-2025
AsemconnectVietnam - Theo số liệu do Viện Thống kê quốc gia Italy (ISTAT) vừa công bố, giá cả tại Italy trong tháng 3 vừa qua đã tăng 1,9% so với cùng kỳ năm trước, mức cao nhất trong 30 tháng qua.
Lạm phát trong tháng 3 cao hơn so với mức 1,6% của tháng 2 và là mức cao nhất kể từ đợt tăng vọt 5,3% vào tháng 9/2023. Nguyên nhân lạm phát tăng cao chủ yếu là do giá năng lượng leo thang. Theo ISTAT, giá nhóm hàng năng lượng không được điều tiết đã tăng thêm 0,7%, đảo chiều hoàn toàn so với mức giảm 1,9% được ghi nhận vào tháng 2.
Trong các lĩnh vực khác, giá cả cũng leo thang trong tháng 3. Cụ thể, giá thuốc lá tăng thêm 4,6% so với mức 4,1% trong tháng 2; giá thực phẩm chưa qua chế biến tăng 3,3% so với mức 2,9% trong tháng 2.
Trong khi đó, lạm phát lõi, không bao gồm giá năng lượng và thực phẩm tươi sống, giữ nguyên ở mức 1,7% như tháng 2.
Dù lạm phát có xu hướng tăng trở lại, tỷ lệ lạm phát của Italy vẫn dưới mức trung bình của Liên minh châu Âu (EU). Trong tháng 3, lạm phát tại EU đạt 2,2%, giảm nhẹ so với mức 2,3% trong tháng 2.
Bên cạnh đó, kinh tế Italy cũng chịu tác động nặng nề do những thay đổi đột ngột trong chính sách thuế quan của Mỹ. Hai báo cáo công bố ngày 17/4 dự báo triển vọng tăng trưởng kinh tế nước này bị thu hẹp và nguy cơ mất hàng chục nghìn việc làm.
Tại phiên điều trần về kế hoạch chính sách của Chính phủ Italy, ISTAT nhận định tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của nước này sẽ giảm 0,2% trong năm nay và 0,3% trong năm 2026, mức ảnh hưởng đáng kể so với dự báo mức tăng trưởng lần lượt là 0,6% và 0,8%.
Cũng trong phiên điều trần, Chủ tịch Văn phòng Ngân sách nghị viện (UPB) Lilia Cavallari cảnh báo chính sách thuế quan của Mỹ sẽ gây tác động đến hầu hết các lĩnh vực của nền kinh tế Italy, kéo theo khoảng 68.000 công việc có nguy cơ bị cắt giảm. Các lĩnh vực chịu tác động nặng nề nhất về việc làm sẽ là những ngành phụ thuộc chính vào xuất khẩu, gồm dược phẩm, sản xuất ô tô, khai khoáng và chế tạo máy móc linh kiện. UPB cũng nhấn mạnh những tác động này đến vào thời điểm nền kinh tế Italy chỉ tăng trưởng 0,7% vào năm ngoái - lần đầu tiên kinh tế nước này tăng trưởng chậm hơn mức trung bình của Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) kể từ năm 2021.
Những nhận định này được công bố đúng vào ngày Thủ tướng Italy Giorgia Meloni có mặt tại Washington để hội đàm cùng Tổng thống Mỹ Donald Trump, trong đó chính sách thuế quan là trọng điểm. Theo ISTAT, khó có thể đưa ra dự báo kinh tế trong giai đoạn hiện tại do các phản ứng của chính phủ và ngân hàng trung ương trong chính sách kinh tế và thương mại còn chưa rõ ràng.
Nguồn: Tinnhanhchungkhoan.vn
WTO: Triển vọng thương mại toàn cầu suy giảm đáng kể trong bối cảnh bất ổn về thuế quan
Lạm phát tại Anh giảm nhanh, BoE có dư địa "mạnh tay" cắt giảm lãi suất
Trung Quốc tăng tốc chi tiêu tài khoá để hỗ trợ nền kinh tế
Fed và ECB đã có cách tiếp cận khác nhau về chính sách tiền tệ trong năm nay
ECB tiếp tục hạ lãi suất trong bối cảnh lo ngại về thuế quan
Chỉ số PMI sản xuất Ba Lan tăng trong tháng 3/2025
Tỷ lệ lạm phát của Áo giảm trong tháng 3/2025
Chỉ số PMI sản xuất của Thụy Điển đạt mức cao nhất trong 4 tháng
Singapore nới lỏng chính sách tiền tệ lần thứ hai, hạ dự báo tăng trưởng năm 2025
Chỉ số PMI sản xuất của Nga giảm mạnh nhất trong gần 3 năm
Chỉ số giá hàng hóa Úc giảm ít nhất trong 7 tháng
Lạm phát của Mỹ tiếp tục hạ nhiệt trong tháng 3
Tỷ lệ lạm phát của Hà Lan giảm nhẹ xuống 3,7%
Tăng trưởng sản xuất của Trung Quốc đạt mức cao nhất trong 4 tháng

Tình hình xuất khẩu thủy sản của Việt Nam tháng 2/2025
Tháng 2/2025, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt mức tăng trưởng 42% so với cùng kỳ năm 2024.Trao đổi thương mại hàng hóa Việt – Mỹ tháng 1/2025
Xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang một số thị trường ...
Xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang một số quốc gia Châu ...
Tình hình nhập khẩu nguyên liệu sản xuất thức ăn gia súc ...