Cuộc họp Ban soạn thảo, Tổ biên tập xây dựng Nghị định quy định chi tiết Luật Quản lý ngoại thương về xuất xứ hàng hóa
Thứ sáu, 18-4-2025
AsemconnectVietnam - Ngày 17/4/2025, Bộ Công Thương tổ chức cuộc họp Ban soạn thảo và Tổ biên tập xây dựng Nghị định quy định chi tiết Luật Quản lý Ngoại thương về xuất xứ hàng hóa do Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân – Trưởng ban soạn thảo chủ trì.
Ngày 08 tháng 3 năm 2018, Chính phủ ban hành Nghị định số 31/2018/NĐ-CP quy định chi tiết Luật Quản lý ngoại thương về xuất xứ hàng hóa. Sau 06 năm triển khai, Nghị định số 31/2018/NĐ-CP đã đạt được một số kết quả tích cực như: i) Hoàn thiện khung hành lang pháp lý về công tác quản lý nhà nước về xuất xứ hàng hóa để các cơ quan, tổ chức cấp thực thi công tác cấp C/O và tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp trong việc tận dụng ưu đãi thuế quan từ các FTA; ii) Thị trường các FTA mà Việt Nam tham gia ngày càng được mở rộng (19 Hiệp định thương mại tự do trong đó có cả các FTA thế hệ mới: CPTPP, EVFTA, UKVFTA); iii) Minh bạch hóa khung pháp lý để thực thi các FTA (Bộ Công Thương đã ban hành 45 văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực xuất xứ hàng hoá hướng dẫn thủ tục cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) và thực hiện quy tắc xuất xứ theo cam kết Việt Nam tham gia); iv) Hoạt động xuất khẩu sử dụng C/O ưu đãi của doanh nghiệp Việt Nam tăng khá đều trong thời gian qua. Kim ngạch xuất khẩu sử dụng C/O ưu đãi giai đoạn 2018-2024 cụ thể như sau: năm 2018 đạt 48,9 tỷ USD, năm 2019 đạt 54,8 tỷ USD, năm 2020 đạt 52,8 tỷ USD, năm 2021 đạt 68,9 tỷ USD, năm 2022 đạt 78,1 tỷ USD, năm 2023 đạt 86,1 tỷ USD và năm 2024 đạt 99,3 tỷ USD.

Toàn cảnh cuộc họp về sửa đổi Nghị định 31/2018/NĐ-CP
Tuy nhiên, qua 07 năm triển khai, Nghị định số 31/2018/ NĐ-CP đã phát sinh một số tồn tại, hạn chế như: quy trình, thủ tục áp dụng cơ chế tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa, chế tài xử lý gian lận xuất xứ hàng hóa hoặc một số vấn đề liên quan đến hồ sơ đề nghị cấp C/O, hồ sơ thương nhân, lưu trữ hồ sơ...
Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Công Thương ban hành Quyết định số 405/QĐ-BCT về việc thành lập Ban soạn thảo và Tổ biên tập xây dựng Nghị định quy định chi tiết Luật Quản lý Ngoại thương về xuất xứ hàng hóa (Nghị định thay thế Nghị định số 31/2018/NĐ-CP ngày 8/3/2018 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Quản lý ngoại thương về xuất xứ hàng hóa).

Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân chủ trì cuộc họp
Hiện nay, trong bối cảnh tình hình thương mại quốc tế diễn biến nhanh và khó lường, để chủ động thích ứng với tình hình mới, với mục tiêu thúc đẩy thương mại cân bằng, bền vững, đảm bảo lợi ích hài hòa của Việt Nam với các đối tác và không ảnh hưởng đến cam kết quốc tế về xuất xứ hàng hóa mà Việt Nam tham gia, công tác quản lý xuất xứ hàng hóa là một trong những nhiệm vụ quan trọng đối với hoạt động xuất nhập khẩu. Vì vậy, ngày 17/4, Bộ Công Thương tổ chức cuộc họp Ban soạn thảo và Tổ biên tập xây dựng Nghị định quy định chi tiết Luật Quản lý Ngoại thương về xuất xứ hàng hóa do Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân – Trưởng ban soạn thảo chủ trì.

Bà Trịnh Thị Thu Hiền - Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu báo cáo tình hình triển khai Nghị định
Tại cuộc họp, các thành viên Ban soạn thảo, Tổ biên tập đã thảo luận về các nội dung như: Cơ chế tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa; Phân cấp/Ủy quyền cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa; Chế tài xử lý gian lận xuất xứ hàng hóa, các biện pháp tăng cường phòng chống gian lận xuất xứ hàng hóa, chuyển tải bất hợp pháp; Đơn giản hóa thủ tục hành chính, đẩy mạnh cấp C/O điện tử; và các nhóm vấn đề khác.



Các đại biểu tham dự cuộc họp đóng góp ý kiến cho quá trình sửa đổi Nghị định

Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân kết luận cuộc họp
Sau khi lắng nghe ý kiến phát biểu của thành viên Ban soạn thảo, Tổ biên tập xây dựng Nghị định, kết luận cuộc họp, đồng chí Nguyễn Sinh Nhật Tân, Thứ trưởng Bộ Công Thương đã đề nghị thực hiện một số nội dung sau:
Thứ nhất, đơn vị chủ trì tổng hợp, tiếp thu ý kiến trao đổi với các đơn vị, rà soát, tổng thể các cơ chế hiện tại để tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện Dự thảo Nghị định.
Thứ hai, bám sát tình hình thị trường, chủ trương chỉ đạo của Lãnh đạo Đảng, Chính phủ, Bộ trưởng tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, tháo gỡ thực chất cho những khó khăn vướng mắc đối với từng doanh nghiệp nhằm tạo điều kiện thuận lợi tận dụng ưu đãi từ các FTA, thúc đẩy xuất khẩu vào các thị trường FTA.
Thứ ba, tổ chức Hội thảo lấy ý kiến rộng rãi các Bộ, ban, ngành, Hiệp hội ngành hàng, doanh nghiệp để đảm bảo Nghị định khi ban hành có tính khả thi và hiệu quả.
Thứ tư, đề nghị các thành viên Ban soạn thảo, Tổ biên tập tiếp tục nghiên cứu, rà soát theo chức năng nhiệm vụ quản lý nhà nước của đơn vị đề xuất cơ chế, quy định cụ thể giải quyết hài hóa các tồn tại, vướng mắc phát sinh khi Nghị định số 31/2018/NĐ-CP chưa giải quyết hết.
Thương hiệu quốc gia Việt Nam: Bứt phá từ đổi mới sáng tạo
Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị tham vấn về Luật Thương mại điện tử
Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên tiếp Đại sứ Liên bang Nga tại Việt Nam Gennady Bezdetko
Lễ công bố Bộ chỉ số đánh giá kết quả thực hiện các Hiệp định thương mại tự do của các địa phương - FTA Index năm 2024
Doanh nghiệp Việt Nam quảng bá sản phẩm tại hội chợ khởi nghiệp lớn nhất Ấn Độ
Thứ trưởng Phan Thị Thắng làm việc với Thứ trưởng Bộ Kinh tế Armenia
Hoạt động của Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long trong khuôn khổ chuyến thăm cấp Nhà nước của Nhà Vua và Hoàng hậu Bỉ tại Việt Nam
Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên tham dự buổi Hội đàm giữa Chủ tịch nước Lương Cường với Nhà vua Bỉ Philippe và trao Biên bản ghi nhớ hợp tác trong lĩnh vực Xúc tiến thương mại
Bộ Công Thương tổ chức cuộc họp lần thứ nhất Ban soạn thảo, Tổ biên tập Nghị định về kiểm soát thương mại chiến lược
Đảng bộ Cục Xúc tiến thương mại: 'Quyết liệt, tận tâm' cho nhiệm kỳ mới
Việt Nam - Brazil tăng cường hợp tác trong lĩnh vực thương mại và công nghiệp
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm việc với Bộ trưởng Bộ Mỏ và Năng lượng, Thứ trưởng Bộ Phát triển, Công nghiệp, Thương mại và Dịch vụ Brazil
Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long tiếp ông Olivier Brochet, Đại sứ Pháp và lãnh đạo Tập đoàn Điện lực Pháp (EDF)
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên dự Lễ khánh thành Nhà máy sản xuất ô tô Skoda đầu tiên tại Việt Nam

Tình hình xuất khẩu thủy sản của Việt Nam tháng 2/2025
Tháng 2/2025, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt mức tăng trưởng 42% so với cùng kỳ năm 2024.Trao đổi thương mại hàng hóa Việt – Mỹ tháng 1/2025
Xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang một số thị trường ...
Xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang một số quốc gia Châu ...
Tình hình nhập khẩu nguyên liệu sản xuất thức ăn gia súc ...