Phó Tổng Giám đốc WTO Ellard kêu gọi chấp thuận thêm hiệp định trợ cấp nghề cá
Thứ tư, 9-4-2025
AsemconnectVietnam - Ngày 4 tháng 4 năm 2025, phát biểu tại cuộc tranh luận trực tuyến về việc giảm trợ cấp nghề cá có hại, Phó Tổng Giám đốc WTO Angela Ellard đã nhấn mạnh nhu cầu cấp thiết để hiệp định WTO về trợ cấp nghề có hiệu lực trước Hội nghị Đại dương của Liên hợp quốc vào tháng 6 năm 2025. Cuộc tranh luận này được tổ chức bởi Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), WTO và Hội nghị Đại dương của Liên hợp quốc.
Trích dẫn dữ liệu đáng báo động từ Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO) cho thấy 38% trữ lượng cá toàn cầu đang bị khai thác quá mức, Phó Tổng Giám đốc WTO Ellard nhấn mạnh rằng việc khôi phục trữ lượng cá ở mức bền vững có thể mang lại thêm 16,5 triệu tấn cá mỗi năm và tạo ra 32 tỷ đô la Mỹ lợi nhuận. Bà Ellard cho biết: "Nghề cá bền vững không chỉ quan trọng đối với đa dạng sinh học và an ninh lương thực mà còn đối với khả năng kinh tế của các cộng đồng phụ thuộc vào".
Nhấn mạnh những tiến bộ gần đây, Phó Tổng Giám đốc Ellard hoan nghênh sự suy giảm trong việc cung cấp các khoản trợ cấp rủi ro cao như hỗ trợ nhiên liệu, như được phản ánh trong báo cáo đánh giá nghề cá năm 2025 của OECD. Tuy nhiên, bà Ellard cảnh báo rằng 65% hỗ trợ nghề cá toàn cầu có nguy cơ khuyến khích các hoạt động không bền vững. "Hãy tưởng tượng xem chúng ta có thể tạo ra sự khác biệt tích cực như thế nào trong việc cải thiện trữ lượng cá nếu chúng ta tái phân bổ 22 tỷ đô la Mỹ chi hàng năm cho các khoản trợ cấp nghề cá có hại và thay vào đó dành các khoản tiền này cho việc quản lý nghề cá và cải thiện trữ lượng cá", bà Elllard khẳng định.
Được thông qua vào năm 2022, hiệp định về trợ cấp nghề cá của WTO nhắm vào các hình thức trợ cấp tồi tệ nhất - những hình thức liên quan đến đánh bắt cá bất hợp pháp, không báo cáo và không được quản lý (IUU), trữ lượng đánh bắt quá mức và đánh bắt cá ngoài khơi không được quản lý - đồng thời bảo tồn không gian chính sách cho hỗ trợ có trách nhiệm, đặc biệt là đối với ngư dân quy mô nhỏ và thủ công.
Cho đến nay, 95 nước thành viên WTO đã gửi văn bản chấp thuận - thiếu 16 thành viên so với ngưỡng hai phần ba cần thiết để hiệp định có hiệu lực. “Chúng ta đã rất gần rồi. Tôi kêu gọi các thành viên còn lại nhanh chóng phê chuẩn để chúng ta có thể cùng nhau kỷ niệm cột mốc này tại Hội nghị Đại dương của Liên hợp quốc vào tháng 6 năm 2025”, Phó Tổng Giám đốc Ellard cho biết.
Phó Tổng Giám đốc Ellard cũng nhấn mạnh Quỹ Cá của WTO. Quỹ này sẽ hỗ trợ các thành viên là các nước đang phát triển và kém phát triển nhất (LDC) thực hiện hiệp định và tiến hành quản lý nghề cá nếu các nước này đã chính thức chấp thuận hiệp định. Các thành viên WTO cũng đang nỗ lực để kết thúc đợt đàm phán thứ hai nhằm xây dựng các quy tắc bổ sung giải quyết các khoản trợ cấp góp phần gây ra tình trạng dư thừa năng lực và đánh bắt quá mức.
“Chúng tôi gần như đã đạt được sự đồng thuận về một văn bản mới vào tháng 12 năm ngoái. Một số ít thành viên vẫn chưa sẵn sàng. Nhưng điều này vẫn nằm trong tầm tay nếu các thành viên cùng nhau làm việc”, bà Ellard cho biết.
Chủ tịch các cuộc đàm phán, Đại sứ Einar Gunnarsson (Iceland), đang tham vấn với các thành viên để thu hẹp khoảng cách và thúc đẩy quá trình này trước mùa hè.
Nguồn: Vitic/ wto.org
Nhấn mạnh những tiến bộ gần đây, Phó Tổng Giám đốc Ellard hoan nghênh sự suy giảm trong việc cung cấp các khoản trợ cấp rủi ro cao như hỗ trợ nhiên liệu, như được phản ánh trong báo cáo đánh giá nghề cá năm 2025 của OECD. Tuy nhiên, bà Ellard cảnh báo rằng 65% hỗ trợ nghề cá toàn cầu có nguy cơ khuyến khích các hoạt động không bền vững. "Hãy tưởng tượng xem chúng ta có thể tạo ra sự khác biệt tích cực như thế nào trong việc cải thiện trữ lượng cá nếu chúng ta tái phân bổ 22 tỷ đô la Mỹ chi hàng năm cho các khoản trợ cấp nghề cá có hại và thay vào đó dành các khoản tiền này cho việc quản lý nghề cá và cải thiện trữ lượng cá", bà Elllard khẳng định.
Được thông qua vào năm 2022, hiệp định về trợ cấp nghề cá của WTO nhắm vào các hình thức trợ cấp tồi tệ nhất - những hình thức liên quan đến đánh bắt cá bất hợp pháp, không báo cáo và không được quản lý (IUU), trữ lượng đánh bắt quá mức và đánh bắt cá ngoài khơi không được quản lý - đồng thời bảo tồn không gian chính sách cho hỗ trợ có trách nhiệm, đặc biệt là đối với ngư dân quy mô nhỏ và thủ công.
Cho đến nay, 95 nước thành viên WTO đã gửi văn bản chấp thuận - thiếu 16 thành viên so với ngưỡng hai phần ba cần thiết để hiệp định có hiệu lực. “Chúng ta đã rất gần rồi. Tôi kêu gọi các thành viên còn lại nhanh chóng phê chuẩn để chúng ta có thể cùng nhau kỷ niệm cột mốc này tại Hội nghị Đại dương của Liên hợp quốc vào tháng 6 năm 2025”, Phó Tổng Giám đốc Ellard cho biết.
Phó Tổng Giám đốc Ellard cũng nhấn mạnh Quỹ Cá của WTO. Quỹ này sẽ hỗ trợ các thành viên là các nước đang phát triển và kém phát triển nhất (LDC) thực hiện hiệp định và tiến hành quản lý nghề cá nếu các nước này đã chính thức chấp thuận hiệp định. Các thành viên WTO cũng đang nỗ lực để kết thúc đợt đàm phán thứ hai nhằm xây dựng các quy tắc bổ sung giải quyết các khoản trợ cấp góp phần gây ra tình trạng dư thừa năng lực và đánh bắt quá mức.
“Chúng tôi gần như đã đạt được sự đồng thuận về một văn bản mới vào tháng 12 năm ngoái. Một số ít thành viên vẫn chưa sẵn sàng. Nhưng điều này vẫn nằm trong tầm tay nếu các thành viên cùng nhau làm việc”, bà Ellard cho biết.
Chủ tịch các cuộc đàm phán, Đại sứ Einar Gunnarsson (Iceland), đang tham vấn với các thành viên để thu hẹp khoảng cách và thúc đẩy quá trình này trước mùa hè.
Nguồn: Vitic/ wto.org
WTO cảnh báo thuế quan của Mỹ dẫn đến sự suy thoái thương mại nghiêm trọng
Đánh giá giữa kỳ Đối thoại về mặt hàng nhựa vạch ra con đường hướng tới MC14
Việt Nam ký 4 nghị định thư nông nghiệp, thỏa thuận môi trường với Trung Quốc
Moldova chính thức chấp thuận hiệp định về trợ cấp nghề cá
Việt Nam-Hàn Quốc hướng tới thương mại song phương 150 tỷ USD vào năm 2030
ASEAN cam kết làm sâu sắc quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với Trung Quốc
Hợp tác kinh tế thương mại Việt Nam-Trung Quốc duy trì tốc độ tăng trưởng nhanh
Việt Nam và Hoa Kỳ sẽ đàm phán về một thỏa thuận thương mại đối ứng
Antigua và Barbuda chính thức chấp nhận hiệp định về trợ cấp nghề cá
WTO lo ngại kế hoạch thuế quan mới của Mỹ, EU cảnh báo đáp trả mạnh mẽ
Việt Nam và Ấn Độ kết nối xây dựng những dự án khởi nghiệp đột phá
Việt Nam - điểm đến của nhiều lãnh đạo thế giới khi căng thẳng thương mại tăng
Doanh nghiệp Nhật Bản đánh giá cao cơ hội hợp tác đầu tư tại tỉnh Long An
Ủy ban Nông nghiệp WTO thông qua hai quyết định nhằm tăng cường tính minh bạch, thông báo