Goldman Sachs: Dầu Brent có thể thủng mốc 40 USD trong trường hợp xấu nhất
Thứ tư, 9-4-2025
AsemconnectVietnam - Goldman Sachs ước tính rằng trong một kịch bản cực đoan, khi cả tăng trưởng GDP toàn cầu chậm lại và OPEC+ tăng mạnh sản lượng, giá dầu Brent sẽ giảm xuống chỉ còn dưới 40 USD/thùng vào cuối năm 2026.
Dựa trên hai giả định, ngân hàng Goldman Sachs dự báo giá dầu Brent Biển Bắc và dầu thô ngọt nhẹ Mỹ (WTI) sẽ lần lượt ở mức 62 USD/thùng và 58 USD/thùng vào tháng 12/2025, và 55 USD/thùng và 51 USD/thùng vào tháng 12/2026.
Trong một báo cáo mới đây, ngân hàng này cho biết giả định đầu tiên là nền kinh tế Mỹ tránh được suy thoái nhờ việc giảm đáng kể thuế quan, vốn dự kiến có hiệu lực vào ngày 9/4.
Giả định thứ hai là nguồn cung từ tám quốc gia thuộc nhóm OPEC+ (Tổ chức các Nước Xuất khẩu Dầu mỏ và các nước đồng minh) tăng vừa phải với hai đợt tăng cuối cùng, mỗi đợt từ 130.000-140.000 thùng vào tháng Sáu, tháng Bảy.
Tuy nhiên, Goldman Sachs lưu ý rằng nếu kinh tế Mỹ suy thoái và OPEC giữ nguyên sản lượng như hiện tại, giá dầu Brent có thể giảm xuống còn 58 USD/thùng vào tháng 12/2025 và 50 USD/thùng vào tháng 12/2026.
Ngược lại, nếu có sự đảo ngược lớn trong chính sách thuế quan, giá dầu sẽ có khả năng tăng cao hơn so với dự báo của ngân hàng này.
Goldman Sachs cho biết trong kịch bản tăng trưởng GDP toàn cầu chậm lại và OPEC giữ nguyên sản lượng, giá dầu Brent ước tính sẽ giảm xuống 54 USD/thùng vào tháng 12/2025 và 45 USD/thùng vào tháng 12/2026.
Goldman Sachs ước tính rằng trong một kịch bản cực đoan hơn và ít có khả năng xảy ra hơn, khi cả tăng trưởng GDP toàn cầu chậm lại và OPEC+ tăng mạnh sản lượng bằng cách bỏ hoàn toàn các mức cắt giảm hiện tại, giá dầu Brent sẽ giảm xuống chỉ còn dưới 40 USD/thùng vào cuối năm 2026.
Ngày 7/4, Goldman Sachs đã một lần nữa điều chỉnh hạ dự báo giá trung bình cho dầu Brent và WTI trong cả năm 2026, với lý do nguy cơ suy thoái kinh tế gia tăng và khả năng nguồn cung của OPEC+ cao hơn dự kiến.
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã tăng cường các mối đe dọa về thuế quan đối với Trung Quốc vào ngày 7/4, trong khi Liên minh châu Âu (EU) đã vạch ra kế hoạch áp dụng các mức thuế trả đũa.
Những diễn biến này đã làm gia tăng lo ngại về một cuộc chiến thương mại kéo dài có thể đẩy nền kinh tế toàn cầu vào suy thoái./.
Nguồn: vietnamplus.vn
Đối mặt nguy cơ mất thị trường Trung Quốc, nông sản Mỹ sẽ đi về đâu?
Dư cung dầu mỏ tăng cao - Đòn giáng mạnh vào kỳ vọng tăng giá dầu
Thị trường nông sản thế giới ngày 2/4: Giá cà phê giảm mạnh
Hoạt động sản xuất phục hồi tại châu Âu nhưng lại suy yếu ở châu Á
Thị trường kim loại thế giới ngày 2/4: Giá chì và kẽm chạm mức thấp nhất trong 4 tuần
Sản lượng thép thô toàn cầu giảm trong tháng 2/2025
Mỹ tuyên bố áp thuế lâu dài đối với ôtô và phụ tùng ôtô nhập khẩu
Sản lượng thép thô của Trung Quốc giảm trong 2 tháng đầu năm mặc dù biên lợi nhuận tốt hơn
Ngành ôtô toàn cầu hỗn loạn do chính sách thuế quan mới của Mỹ
Giá gạo Ấn Độ chạm mức thấp do nhu cầu yếu và nguồn cung dồi dào
Thị trường đậu tương thế giới tháng 3/2025
Thị trường lúa mì thế giới tháng 3/2025
Trung Quốc, Anh và Pháp đồng loạt phản đối mạnh mẽ chính sách thuế quan của Mỹ
Thị trường ngô thế giới tháng 3/2025

Tình hình xuất khẩu thủy sản của Việt Nam tháng 2/2025
Tháng 2/2025, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt mức tăng trưởng 42% so với cùng kỳ năm 2024.Trao đổi thương mại hàng hóa Việt – Mỹ tháng 1/2025
Xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang một số thị trường ...
Xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang một số quốc gia Châu ...
Tình hình nhập khẩu nguyên liệu sản xuất thức ăn gia súc ...