Việt Nam - điểm đến của nhiều lãnh đạo thế giới khi căng thẳng thương mại tăng
Thứ tư, 2-4-2025
AsemconnectVietnam - Tờ Infobae của Argentina nhận định các nhà lãnh đạo thế giới quan tâm tới Việt Nam trong bối cảnh căng thẳng thương mại toàn cầu gia tăng do tác động từ chính sách thuế quan mới của Mỹ.
Tờ Infobae của Argentina đăng bài viết nhận định chuyến thăm của Tổng thống Brazil Lula da Silva đến Việt Nam vào tháng 3 vừa qua, cùng với kế hoạch của các nhà lãnh đạo Tây Ban Nha, Pháp và Ủy ban châu Âu (EC) thăm Việt Nam thời gian tới, cho thấy sự quan tâm của các nhà lãnh đạo thế giới đối với Việt Nam trong bối cảnh căng thẳng thương mại toàn cầu gia tăng do tác động từ chính sách thuế quan mới của Mỹ.
Infobae đưa tin, sau chuyến thăm của Tổng thống Brazil Lula da Silva đến Việt Nam vừa qua, trong tháng 4 này, Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sánchez cũng sẽ thăm Việt Nam, sau đó là Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Chủ tịch EC Ursula von der Leyen.
Các chuyến thăm phản ánh sự quan tâm của các nước và khu vực đối với Việt Nam, một trong những nền kinh tế năng động nhất châu Á, với mục tiêu tăng trưởng 8% trong năm 2025.
Đặc biệt, chính sách thuế quan của chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump đang thúc đẩy các nhà lãnh đạo này đến Việt Nam để tăng cường thương mại, đầu tư và giảm thiểu tác động từ kế hoạch áp thuế của Nhà Trắng.
Theo Infobae, Việt Nam có nhiều điểm hấp dẫn với các nhà đầu tư nước ngoài, như chính trị ổn định, nguồn lao động giá rẻ, vị trí địa lý thuận lợi, giúp tiếp cận nhanh chóng thị trường Trung Quốc và trở thành lựa chọn thay thế trong chuỗi cung ứng toàn cầu.
Tờ báo này cũng cho biết Việt Nam đang tìm cách đa dạng hóa thương mại thông qua việc tham gia các hiệp định thương mại tự do quan trọng như Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP)…
Đối với Tây Ban Nha nói riêng, Infobae nhận định quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và quốc gia Nam Âu này nằm trong khuôn khổ của hiệp định thương mại tự do với châu Âu. Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sánchez dự kiến tìm kiếm cơ hội thương mại và kinh doanh mới trong lĩnh vực năng lượng tái tạo và cơ sở hạ tầng với Việt Nam./.
Nguồn: www.vietnamplus.vn/viet-nam-diem-den-cua-nhieu-lanh-dao-the-gioi-khi-cang-thang-thuong-mai-tang-post1024114.vnp
Infobae đưa tin, sau chuyến thăm của Tổng thống Brazil Lula da Silva đến Việt Nam vừa qua, trong tháng 4 này, Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sánchez cũng sẽ thăm Việt Nam, sau đó là Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Chủ tịch EC Ursula von der Leyen.
Các chuyến thăm phản ánh sự quan tâm của các nước và khu vực đối với Việt Nam, một trong những nền kinh tế năng động nhất châu Á, với mục tiêu tăng trưởng 8% trong năm 2025.
Đặc biệt, chính sách thuế quan của chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump đang thúc đẩy các nhà lãnh đạo này đến Việt Nam để tăng cường thương mại, đầu tư và giảm thiểu tác động từ kế hoạch áp thuế của Nhà Trắng.
Theo Infobae, Việt Nam có nhiều điểm hấp dẫn với các nhà đầu tư nước ngoài, như chính trị ổn định, nguồn lao động giá rẻ, vị trí địa lý thuận lợi, giúp tiếp cận nhanh chóng thị trường Trung Quốc và trở thành lựa chọn thay thế trong chuỗi cung ứng toàn cầu.
Tờ báo này cũng cho biết Việt Nam đang tìm cách đa dạng hóa thương mại thông qua việc tham gia các hiệp định thương mại tự do quan trọng như Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP)…
Đối với Tây Ban Nha nói riêng, Infobae nhận định quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và quốc gia Nam Âu này nằm trong khuôn khổ của hiệp định thương mại tự do với châu Âu. Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sánchez dự kiến tìm kiếm cơ hội thương mại và kinh doanh mới trong lĩnh vực năng lượng tái tạo và cơ sở hạ tầng với Việt Nam./.
Nguồn: www.vietnamplus.vn/viet-nam-diem-den-cua-nhieu-lanh-dao-the-gioi-khi-cang-thang-thuong-mai-tang-post1024114.vnp
Ủy ban Nông nghiệp WTO thông qua hai quyết định nhằm tăng cường tính minh bạch, thông báo
UNCTAD đánh giá cao đóng góp của Việt Nam cho thương mại và phát triển quốc tế
Các nước thành viên WTO tập trung vào các lĩnh vực cụ thể và mục tiêu MC14 trong các cuộc thảo luận về tính bền vững của môi trường
Trung Quốc tiến hành các thủ tục tiếp theo trong vụ kiện Mỹ lên WTO
Việt Nam, Ấn Độ thúc đẩy kết nối doanh nghiệp hai nước
Ethiopia tiếp tục đàm phán gia nhập với mục tiêu trở thành thành viên WTO tại MC14
Bang Hessen sẵn sàng hỗ trợ dự án Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam
Các thành viên xem xét các hiệp định thương mại liên quan đến Úc, Campuchia, Trung Quốc, Ấn Độ, Nicaragua
Hoa Kỳ nhận đơn kiện yêu cầu điều tra đối với sơmi rơmoóc nhập từ Việt Nam
Việt Nam-Luxembourg thúc đẩy hợp tác xây dựng Trung tâm Tài chính quốc tế
Phó Tổng Giám đốc Hill khai mạc hội thảo năm 2025 về các ưu đãi chuyển giao công nghệ cho các nước kém phát triển nhất (LDC)
Mở rộng “cánh cửa” thương mại và đầu tư giữa Việt Nam-UAE
Tổng Bí thư đề nghị doanh nghiệp Hoa Kỳ tăng cường, mở rộng đầu tư tại Việt Nam
Gạo Việt Nam thu hút sự quan tâm của người tiêu dùng Nhật Bản

Tình hình xuất khẩu thủy sản của Việt Nam tháng 2/2025
Tháng 2/2025, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt mức tăng trưởng 42% so với cùng kỳ năm 2024.Trao đổi thương mại hàng hóa Việt – Mỹ tháng 1/2025
Xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang một số thị trường ...
Xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang một số quốc gia Châu ...
Tình hình nhập khẩu nguyên liệu sản xuất thức ăn gia súc ...