Thứ tư, 2-4-2025 - 7:56 GMT+7  Việt Nam EngLish 

XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH MỚI: THÁCH THỨC VÀ GIẢI PHÁP 

 Thứ hai, 31-3-2025

AsemconnectVietnam - TP. Hồ Chí Minh, ngày 28/03/2025 – Trong bối cảnh thị trường xuất nhập khẩu toàn cầu đang có nhiều biến động, các doanh nghiệp Việt Nam phải đối mặt với áp lực từ chính sách thương mại, chi phí logistics leo thang và yêu cầu phát triển bền vững. Nhằm tìm ra hướng đi phù hợp, Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn (TCSG) đã tổ chức tọa đàm "Những yếu tố tác động tới thị trường xuất nhập khẩu Việt Nam trong bối cảnh mới", thu hút sự tham gia của các chuyên gia kinh tế, đại diện hiệp hội ngành nghề và lãnh đạo doanh nghiệp.

Bối cảnh thị trường xuất nhập khẩu Việt Nam
Trong những năm gần đây, nền kinh tế thế giới liên tục đối mặt với các biến động lớn, từ sự thay đổi chính sách thương mại đến tình trạng gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu. Thông qua số liệu tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa năm 2024 của Việt Nam đạt 786,29 tỷ USD, tăng 15,4% so với năm trước, trong đó xuất khẩu tăng 14,3%; nhập khẩu tăng 16,7%, cán cân thương mại hàng hóa xuất siêu 24,77 tỷ USD. Việt Nam giữ vị thế là một nền kinh tế xuất khẩu chủ lực trong gần 10 năm qua, đang chịu tác động mạnh mẽ từ những biến động này.

 Hình 1: Ông Bùi Văn Quỳ, Phó Tổng Giám đốc TCT Tân Cảng Sài Gòn phát biểu định hướng nội dung tọa đàm

Với chủ đề “ Những yếu tố tác động tới thị trường xuất nhập khẩu Việt Nam trong bối cảnh mới”, Tọa đàm của TCSG đã cho thấy rõ nét bối cảnh mới của bức tranh kinh tế Việt Nam và các yếu tố tác động đến thị trường xuất nhập khẩu, đặc biệt là các yếu tố mới đến từ ngành vận tải biển và chuỗi logistics toàn cầu. Các nội dung trong tọa đàm đề cập những vấn đề cấp bách của ngành như hiện đại hóa hạ tầng logistics, tăng cường hiệu quả chuỗi cung ứng, thúc đẩy chuyển đổi số, phát triển các mô hình kinh doanh logistics mới, những biến động mới của ngành vận tải biển, cũng như thách thức và cơ hội với các ngành xuất khẩu chủ lực. Các nội dung được thảo luận chuyên sâu bởi các chuyên gia kinh tế, logistics tại Việt Nam cùng đại diện các Hiệp hội ngành nghề.

Những yếu tố tác động đến thị trường xuất nhập khẩu

Ông Nguyễn Hữu Nam - Phó giám đốc Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) chi nhánh tại TP. HCM là chuyên gia về pháp chế, tư vấn hội nhập thương mại quốc tế, các hiệp định thương mại tự do, đặc biệt là các FTA thế hệ mới đã đưa ra những nhận định về nhiều yếu tố quan trọng, đòi hỏi doanh nghiệp phải có chiến lược thích ứng linh hoạt.

Hình 2 : Ông Nguyễn Hữu Nam - Phó Giám đốc VCCI chi nhánh TPHCM đánh giá các yếu tố tác động đến ngành XNK trong bối cảnh mới

Trước tiên, sự thay đổi trong chính sách thương mại quốc tế từ các nền kinh tế lớn như Mỹ, EU và Trung Quốc đang tạo ra những thách thức đáng kể. Các biện pháp bảo hộ thương mại ngày càng gia tăng, khiến dòng chảy hàng hóa trở nên khó đoán và làm gia tăng rủi ro đối với các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam. Bên cạnh đó, chi phí logistics gia tăng cũng là một rào cản lớn. Giá cước vận tải biển không ngừng leo thang, cùng với chi phí kho bãi và vận hành logistics ngày càng cao, tạo áp lực lên khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Điều này buộc các doanh nghiệp phải tối ưu hóa chuỗi cung ứng và tìm kiếm các giải pháp giảm thiểu chi phí.

 Hình 3  : Ông Đặng Thanh Sơn - Phó Giám đốc Marketing TCT Tân Cảng Sài Gòn trình bày tham luận về tác động của ngành vận tải biển và logicstics đến thị trường XNK trong bối cảnh mới

Bên cạnh đó, theo ông Đặng Thanh Sơn – Phó Giám đốc Marketing của TCT Tân Cảng Sài Gòn chia sẻ tại Tọa đàm, xu hướng dịch chuyển chuỗi cung ứng đang tạo ra cơ hội để Việt Nam trở thành trung tâm sản xuất và xuất khẩu quan trọng trong khu vực. Tuy nhiên, để tận dụng được lợi thế này, các doanh nghiệp cần đầu tư mạnh vào hạ tầng logistics, nâng cao hiệu quả vận hành và tối ưu hóa chuỗi cung ứng nhằm đáp ứng các yêu cầu ngày càng khắt khe từ đối tác quốc tế. Cùng với đó, Các hãng tàu lớn trên thế giới thực hiện tái cấu trúc cùng sự ra đời của các liên minh mới như Gemini, Premier Alliance, cùng sự điều chỉnh tuyến vận chuyển, sáp nhập hoặc cắt giảm số lượng chuyến, gây ảnh hưởng đến lịch trình xuất nhập khẩu và biến động giá cước vận tải. Không chỉ vậy, các tiêu chuẩn phát triển bền vững cũng đang đặt ra yêu cầu mới đối với hoạt động xuất nhập khẩu. Các thị trường nhập khẩu lớn như EU và Mỹ đang siết chặt các quy định liên quan đến chuỗi cung ứng xanh, giảm phát thải carbon và áp dụng các tiêu chuẩn ESG (Môi trường, Xã hội và Quản trị). Điều này đòi hỏi doanh nghiệp Việt Nam phải nhanh chóng thích nghi bằng cách chuyển đổi sang mô hình logistics bền vững, tối ưu hóa năng lượng trong vận tải và sử dụng công nghệ thân thiện với môi trường.

Các giải pháp tăng cường hiệu quả logistics và hỗ trợ xuất nhập khẩu Việt Nam

Tại phiên thảo luận trong khuôn khổ tọa đàm, PGS. TS. Hồ Thị Thu Hoà – Viện trưởng viện nghiên cứu và phát triển Logistics Việt Nam đã tham gia điều phối. Các vấn đề đã được phân tích với góc nhìn đa chiều từ đại diện các Hiệp hội ngành nghề cùng các chuyên gia về kinh tế và logistics. Từ đó, các giải pháp đã được đưa ra cùng các kiến nghị, đề xuất.


 Hình 4  : Các khách mời đại diện từ các Hiệp hội nghành nghề, chuyên gia kinh tế và logicstics tham gia phiên thảo luận tại tọa đàm

Tối ưu hóa hệ thống logistics bằng những giải pháp kết nối mới để nâng cao hiệu quả vận hành: Một trong những giải pháp quan trọng là tối ưu hóa tính kết nối khu vực nhằm giảm thời gian chờ, giảm chi phí và tăng hiệu quả kết nối, lưu thông hàng hóa, bao gồm mở rộng cảng biển, nâng cấp kho bãi và tăng cường kết nối giữa các trung tâm logistics trong nước. Trong đó Tân Cảng Sài Gòn hiện đang khai thác và vận hành hệ sinh thái cảng biển và cảng cạn lớn nhất Việt Nam, với các cảng chủ lực như Tân Cảng – Cát Lái, Tân Cảng – Hiệp Phước, Cảng nước sâu khu vực Cái Mép (TCIT, TCTT, TCCT), Cảng TC HICT tại Hải Phòng cùng hệ thống cảng cạn, ICD và depot trải dài trên cả nước. Nhằm giúp doanh nghiệp xuất nhập khẩu tối ưu chi phí và giảm áp lực tại các cảng biển chính, TCSG đang tập trung vào các giải pháp tăng cường kết nối bằng đường thủy nội địa giữa 3 khu vực Cát Lái – Cái Mép – Hiệp Phước. Giải pháp này cho phép những tàu dự kiến cập cảng Tân Cảng – Cát Lái nhưng tránh chờ cầu bến quá lâu thì có thể linh động cập tại Cái Mép, cảng Tân Cảng – Hiệp Phước để xuất nhập tàu, hàng hóa sẽ được vận chuyển bằng đường thủy nội địa về cảng Tân Cảng – Cát Lái giao nhận. Việc khai thác hiệu quả giải pháp này sẽ hỗ trợ giảm áp lực cầu bến cho cảng Tân Cảng – Cát Lái – cảng biển lớn nhất Việt Nam – và trên hết là mang lại giá trị tối ưu cho khách hàng về mặt thời gian, chi phí, hiệu quả giao nhận.

 Hợp tác chặt chẽ giữa doanh nghiệp và cơ quan quản lý: Sự phối hợp hiệu quả giữa các doanh nghiệp logistics, hiệp hội ngành nghề và cơ quan quản lý nhà nước đóng vai trò quan trọng trong việc tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Các chính sách hỗ trợ về thuế, ưu đãi tài chính và đơn giản hóa thủ tục hải quan cần được đẩy mạnh để giúp doanh nghiệp giảm chi phí, tăng tính linh hoạt trong hoạt động kinh doanh. Việc xây dựng hành lang pháp lý minh bạch và thống nhất cũng giúp thúc đẩy sự phát triển bền vững của ngành logistics. Trong đó, các Hiệp hội ngành nghề và lãnh thổ giữ vai trò là cầu nối quan trọng để tăng cường sự hợp tác chặt chẽ.

Tân dụng các FTA và chính sách điều hành kinh tế trong nước để thúc đẩy sản xuất, tiêu dùng và nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường xuất nhập khẩu thế giới: Các FTA sẽ là công cụ quan trọng để Việt Nam thúc đẩy xuất khẩu, giảm thiểu tác động từ chính sách thuế mới của Hoa Kì và giữ vững đà tăng trưởng thương mại.

Nâng cao năng lực sản xuất, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh và quản trị chuỗi cung ứng linh hoạt là những khuyến nghị cụ thể cho các doanh nghiệp: Logistics luôn là yếu tố then chốt quyết định sự phát triển của thị trường xuất nhập khẩu. Do đó, các doanh nghiệp cần hiểu rõ chuỗi cung ứng của mình, đa dạng hóa nguồn cung, xây dựng chiến lược logistics dài hạn và tìm kiếm những giải pháp sáng kiến để cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh.

Giải pháp tối ưu hóa kết nối và việc hình thành các tuyến nhanh, tuyến đặc biệt là những giải pháp mới mang tính sáng kiến của ngành vận tải biển: Việc hình thành tuyến nhanh từ Việt Nam đi Hoa Kỳ nổi bậ với độ tin cậy cao, đảm bảo hành trình mang đến cho các doanh nghiệp Việt Nam cơ hội lựa chọn các tuyến kết nối, đặc biệt với các đơn hàng cần đảm bảo độ chính xác về thời gian giao hàng, đồng thời nâng cao năng lực cạnh tranh của thị trường xuất nhập khẩu Việt Nam với các thị trường khác cùng phân khúc

                                                          Hình 5  : Toàn cảnh buổi tọa đàm

Xuất nhập khẩu Việt Nam - Vươn tầm cao mới

Dù đứng trước nhiều thách thức, nền kinh tế Việt Nam vẫn đang cho thấy sức bật mạnh mẽ nhờ vào sự chủ động thích ứng, đổi mới sáng tạo và những chiến lược phát triển bền vững. Sự dịch chuyển của chuỗi cung ứng toàn cầu, cùng với những nỗ lực tối ưu hóa logistics và nâng cao năng lực cạnh tranh, đang mở ra những cơ hội to lớn cho doanh nghiệp Việt Nam vươn ra thị trường quốc tế.

Trong bối cảnh đó, việc đầu tư vào hạ tầng logistics hiện đại, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số và thúc đẩy hợp tác chiến lược với các đối tác toàn cầu sẽ là chìa khóa giúp Việt Nam không chỉ duy trì vị thế trung tâm sản xuất và thương mại trong khu vực, mà còn vươn xa hơn trên bản đồ kinh tế thế giới. Với sự đồng hành của các Hiệp hội, các doanh nghiệp trong đó có Tân Cảng Sài Gòn, cộng đồng xuất nhập khẩu Việt Nam sẽ cùng hướng tới một tương lai phát triển bền vững, đưa kinh tế đất nước lên một tầm cao mới.

Nguồn  : Tân Cảng Sài Gòn


  PRINT     BACK
 SSI đặt mục tiêu lợi nhuận năm 2025 kỷ lục, tăng vốn lên 20.779 tỷ đồng
 Dabaco (DBC) khánh thành nhà máy sản xuất vaccine phòng dịch tả lợn châu Phi
 CC1 ghi nhận doanh thu năm 2024 đạt 10.160 tỷ đồng, kỷ lục từ trước tới nay
 ĐHCĐ VIB: Lợi nhuận quý I/2025 ước đạt 22% cả năm, room ngoại trống 25% và đang tìm cổ đông chiến lược
 Viettel Global (VGI) tăng trưởng ấn tượng 25% năm 2024, lợi nhuận lập đỉnh trong lịch sử
 Nagakawa "tăng tốc" chinh phục thử thách mới và kỷ lục mới năm 2025
 Cholimex (CLX) đặt kế hoạch kinh doanh tăng trưởng nhẹ trong năm 2025
 Năm Bảy Bảy (NBB) lên kế hoạch lãi 2 tỷ đồng trong năm 2025
 Hòa Phát (HPG) đặt kế hoạch doanh thu dự kiến 170.000 tỷ đồng trong năm 2025
 Bọc ống Dầu khí Việt Nam (PVB) đặt mục tiêu lợi nhuận 2025 tăng 175% nhờ động lực Lô B – Ô Môn
 Thống Nhất (BAX) đặt mục tiêu lợi nhuận năm 2025 đi ngang
 Thiên Long (TLG) đặt mục tiêu lợi nhuận 2025 đi lùi, chia cổ tức tỷ lệ 35%
 Global Pacific (PCT) đặt mục tiêu lợi nhuận đi lùi, hạ mức đầu tư đối với 4 tàu mới
 Thép Pomina (POM) tiếp tục lỗ 990,27 tỷ đồng trong năm 2024 khi kinh doanh dưới giá vốn
 Tổng công Ty Tân Cảng Sài Gòn ký kết hợp tác chiến lược với cảng Phước An – mở rộng hệ sinh thái cảng logistics phía Nam

© Bộ Công Thương- Trung tâm Thông tin Công Nghiệp và Thương mại (VITIC)

Giấy phép của Bộ Thông tin và Truyền thông số 115/GP-TTĐT, cấp ngày 03/6/2024.

Địa chỉ: Tòa nhà Bộ Công Thương, số 655, Phạm Văn Đồng, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội, Phòng 605, Tầng 6.

ĐT: (04)39341911; (04)38251312 và Fax: (04)38251312


Email: Asemconnectvietnam@gmail.com;

Ghi rõ nguồn "Asemconnectvietnam.gov.vn" khi đăng lại thông tin từ kênh thông tin này

Số lượt truy cập: 25722342597