UNCTAD đánh giá cao đóng góp của Việt Nam cho thương mại và phát triển quốc tế
Thứ hai, 31-3-2025
AsemconnectVietnam - Tổng Thư ký Hội nghị Liên hợp quốc về thương mại và phát triển (UNCTAD) đánh giá Việt Nam là quốc gia đã chuyển mình nhờ thương mại và “là nguồn cảm hứng cho tất cả chúng ta."
Ngày 28/3, Phiên đối thoại giữa Tổng Thư ký Hội nghị Liên hợp quốc về thương mại và phát triển (UNCTAD) cùng các nước thành viên Nhóm các nước đang phát triển (G77) và Trung Quốc về các thách thức hiện nay đối với thương mại và phát triển quốc tế đã diễn ra tại New York (Mỹ).
Phát biểu khai mạc tại sự kiện, Tổng Thư ký UNCTAD Rebeca Grynspan chia sẻ thương mại toàn cầu đạt kỷ lục 33.000 tỷ USD trong năm 2024, trong đó các nước đang phát triển tăng nhanh hơn mức trung bình toàn cầu. Mặc dù vậy, các xu thế mới như căng thẳng thương mại, hàng rào thuế quan, giảm đầu tư… sẽ ảnh hưởng đến những nền kinh tế dễ bị tổn thương nhất.
Tổng Thư ký Grynspan nhận định chủ nghĩa đa phương dù đang ở trong hoàn cảnh khó khăn, nhưng sẽ là công cụ duy nhất để thế giới vượt qua các thách thức hiện nay.
Nhân dịp này, Tổng Thư ký Grynspan cũng bày tỏ cảm ơn sâu sắc việc Việt Nam nhận lời đăng cai Hội nghị Bộ trưởng UNCTAD lần thứ 16 trong năm 2025, đánh giá Việt Nam là quốc gia đã chuyển mình nhờ thương mại và “là nguồn cảm hứng cho tất cả chúng ta." Các nước thành viên G77 cũng bày tỏ hoan nghênh Việt Nam đã nhận lời đăng cai Hội nghị và bày tỏ tin tưởng Hội nghị sẽ diễn ra thành công tốt đẹp.
Phát biểu tại sự kiện, Đại sứ Đặng Hoàng Giang - Trưởng Phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc, chia sẻ các đánh giá của Tổng Thư ký UNCTAD và quan ngại về chiến tranh thương mại đang diễn ra cũng như xu thế ngày càng tăng các biện pháp trả đũa, ảnh hưởng nặng nề đến ổn định kinh tế toàn cầu và phát triển.
Sự gián đoạn dòng chảy thương mại do thuế quan, chính sách bảo hộ và chiến tranh thương mại gây ra có thể cản trở nghiêm trọng đến tăng trưởng và thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững. Cách tiếp cận toàn diện và đa phương là cần thiết để giải quyết các thách thức nêu trên.
Đại sứ Đặng Hoàng Giang nhấn mạnh đối với Việt Nam, tương lai của thương mại quốc tế phụ thuộc vào 3 yếu tố quan trọng: Tăng cường hợp tác quốc tế, chống chủ nghĩa bảo hộ, thúc đẩy hệ thống thương mại đa phương, công bằng để tất cả các nước, đặc biệt là những nước đang phát triển được hưởng lợi từ một khuôn khổ thương mại toàn cầu cân bằng và thịnh vượng hơn.
Đại sứ Đặng Hoàng Giang cảm ơn sự ủng hộ của các nước đối với việc Việt Nam đăng cai Hội nghị Bộ trưởng UNCTAD lần thứ 16 và mong muốn các nước sẽ tham gia tích cực, đóng góp vào thành công của Hội nghị./.
Nguồn: www.vietnamplus.vn/unctad-danh-gia-cao-dong-gop-cua-viet-nam-cho-thuong-mai-va-phat-trien-quoc-te-post1023426.vnp
Phát biểu khai mạc tại sự kiện, Tổng Thư ký UNCTAD Rebeca Grynspan chia sẻ thương mại toàn cầu đạt kỷ lục 33.000 tỷ USD trong năm 2024, trong đó các nước đang phát triển tăng nhanh hơn mức trung bình toàn cầu. Mặc dù vậy, các xu thế mới như căng thẳng thương mại, hàng rào thuế quan, giảm đầu tư… sẽ ảnh hưởng đến những nền kinh tế dễ bị tổn thương nhất.
Tổng Thư ký Grynspan nhận định chủ nghĩa đa phương dù đang ở trong hoàn cảnh khó khăn, nhưng sẽ là công cụ duy nhất để thế giới vượt qua các thách thức hiện nay.
Nhân dịp này, Tổng Thư ký Grynspan cũng bày tỏ cảm ơn sâu sắc việc Việt Nam nhận lời đăng cai Hội nghị Bộ trưởng UNCTAD lần thứ 16 trong năm 2025, đánh giá Việt Nam là quốc gia đã chuyển mình nhờ thương mại và “là nguồn cảm hứng cho tất cả chúng ta." Các nước thành viên G77 cũng bày tỏ hoan nghênh Việt Nam đã nhận lời đăng cai Hội nghị và bày tỏ tin tưởng Hội nghị sẽ diễn ra thành công tốt đẹp.
Phát biểu tại sự kiện, Đại sứ Đặng Hoàng Giang - Trưởng Phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc, chia sẻ các đánh giá của Tổng Thư ký UNCTAD và quan ngại về chiến tranh thương mại đang diễn ra cũng như xu thế ngày càng tăng các biện pháp trả đũa, ảnh hưởng nặng nề đến ổn định kinh tế toàn cầu và phát triển.
Sự gián đoạn dòng chảy thương mại do thuế quan, chính sách bảo hộ và chiến tranh thương mại gây ra có thể cản trở nghiêm trọng đến tăng trưởng và thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững. Cách tiếp cận toàn diện và đa phương là cần thiết để giải quyết các thách thức nêu trên.
Đại sứ Đặng Hoàng Giang nhấn mạnh đối với Việt Nam, tương lai của thương mại quốc tế phụ thuộc vào 3 yếu tố quan trọng: Tăng cường hợp tác quốc tế, chống chủ nghĩa bảo hộ, thúc đẩy hệ thống thương mại đa phương, công bằng để tất cả các nước, đặc biệt là những nước đang phát triển được hưởng lợi từ một khuôn khổ thương mại toàn cầu cân bằng và thịnh vượng hơn.
Đại sứ Đặng Hoàng Giang cảm ơn sự ủng hộ của các nước đối với việc Việt Nam đăng cai Hội nghị Bộ trưởng UNCTAD lần thứ 16 và mong muốn các nước sẽ tham gia tích cực, đóng góp vào thành công của Hội nghị./.
Nguồn: www.vietnamplus.vn/unctad-danh-gia-cao-dong-gop-cua-viet-nam-cho-thuong-mai-va-phat-trien-quoc-te-post1023426.vnp
Đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa sang Liên minh Kinh tế Á – Âu khi Hiệp định VCUFTA có hiệu lực
EC lại áp 10% thuế chống bán phá giá giày mũ da nhập từ Việt Nam
Thúc đẩy quan hệ hợp tác song phương Việt Nam-Hoa Kỳ
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tham dự Hội nghị Cấp cao đặc biệt ASEAN- Hoa Kỳ
Tác động của TPP đến quan hệ thương mại Việt Nam và Úc
Gia nhập WTO giúp Hải Dương gặt hái nhiều thành công
Ngành dệt may Đà Nẵng bị sẵn sàng đón TPP
TPP: Cơ hội thu hút FDI vào Việt Nam
Hiệp định Thương mại tự do EU- Việt Nam: Cơ hội và Thách thức
HSBC: Việt Nam sẽ có được lợi ích to lớn từ TPP
Doanh nghiệp ASEAN-Ấn Độ có cổng kinh doanh trực tuyến
Xây dựng chứng nhận tiêu chuẩn chung cho tôm ASEAN
Việt Nam và Campuchia triển khai kết nối hai nền kinh tế
Thành phố Hồ Chí Minh và Vùng lãnh thổ Bắc Australia thúc đẩy hợp tác

Tình hình xuất khẩu thủy sản của Việt Nam tháng 2/2025
Tháng 2/2025, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt mức tăng trưởng 42% so với cùng kỳ năm 2024.Trao đổi thương mại hàng hóa Việt – Mỹ tháng 1/2025
Xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang một số thị trường ...
Xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang một số quốc gia Châu ...
Tình hình nhập khẩu nguyên liệu sản xuất thức ăn gia súc ...