Đề xuất mức đóng bảo hiểm y tế từ ngày 01/7/2025
Thứ sáu, 28-3-2025
AsemconnectVietnam - Sau đây là nội dung đề xuất mức đóng bảo hiểm y tế từ ngày 01/7/2025 theo dự thảo Nghị định quy định hướng dẫn Luật Bảo hiểm y tế.
Đề xuất mức đóng bảo hiểm y tế từ ngày 01/7/2025
Cụ thể, tại Điều 4 Dự thảo Nghị định quy định mức đóng bảo hiểm y tế từ ngày 01/7/2025 như sau:
(1) Mức đóng do người sử dụng lao động đóng hoặc người lao động đóng hoặc người sử dụng lao động và người lao động cùng đóng được quy định như sau:
- Mức đóng hằng tháng của đối tượng quy định tại các điểm a, c, d và e khoản 1 Điều 12 của Luật Bảo hiểm y tế bằng 4,5% tiền lương tháng, trong đó người sử dụng lao động đóng hai phần ba và người lao động đóng một phần ba;
- Mức đóng hằng tháng của đối tượng quy định tại điểm b khoản 1 Điều 12 của Luật Bảo hiểm y tế bằng 4,5% tiền lương tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc và do đối tượng đóng;
- Mức đóng hằng tháng của đối tượng quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 12 của Luật Bảo hiểm y tế bằng 4,5% tiền lương tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc và do đối tượng đóng;
- Mức đóng hằng tháng của đối tượng quy định tại điểm g khoản 1 Điều 12 của Luật Bảo hiểm y tế bằng 4,5% mức lương cơ sở, trong đó người sử dụng lao động đóng hai phần ba và người lao động đóng một phần ba;
- Mức đóng hằng tháng của đối tượng quy định tại điểm h khoản 1 Điều 12 của Luật Bảo hiểm y tế bằng 4,5% tiền lương tháng. Đối với đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước thì do ngân sách nhà nước đảm bảo; đối với đơn vị sự nghiệp thì sử dụng kinh phí của đơn vị theo quy định của pháp luật về cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập; đối với doanh nghiệp thì sử dụng kinh phí của doanh nghiệp;
- Mức đóng hằng tháng của đối tượng quy định tại điểm i khoản 1 Điều 12 của Luật Bảo hiểm y tế bằng 4,5% mức lương cơ sở và trách nhiệm đóng do người sử dụng lao động của công nhân và viên chức quốc phòng đang phục vụ trong quân đội, người sử dụng lao động của công nhân công an đang công tác trong công an nhân dân đóng. Đối với đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước thì do ngân sách nhà nước đảm bảo; đối với đơn vị sự nghiệp thì sử dụng kinh phí của đơn vị theo quy định của pháp luật về cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập; đối với doanh nghiệp thì sử dụng kinh phí của doanh nghiệp;
- Mức đóng hằng tháng của đối tượng quy định tại khoản 5 Điều 3 Nghị định này bằng 4,5% mức lương cơ sở. Đối với đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước thì do ngân sách nhà nước đảm bảo; đối với đơn vị sự nghiệp thì sử dụng kinh phí của đơn vị theo quy định của pháp luật về cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập; đối với doanh nghiệp thì sử dụng kinh phí của doanh nghiệp;
- Người lao động trong thời gian bị tạm giam, tạm giữ hoặc tạm đình chỉ công tác để điều tra, xem xét kết luận có vi phạm hay không vi phạm pháp luật thì mức đóng hằng tháng bằng 4,5% của 50% mức tiền lương tháng của người lao động của tháng liền kề trước khi bị tạm giam, tạm giữ hoặc tạm đình chỉ theo quy định của pháp luật. Trường hợp cơ quan có thẩm quyền kết luận là không vi phạm pháp luật, người lao động phải truy đóng bảo hiểm y tế trên số tiền lương được truy lĩnh.
(2) Mức đóng do cơ quan bảo hiểm xã hội đóng được quy định như sau:
- Mức đóng hằng tháng của đối tượng quy định tại điểm a khoản 2 Điều 12 của Luật Bảo hiểm y tế bằng 4,5% tiền lương hưu hoặc trợ cấp mất sức lao động;
- Mức đóng hằng tháng của đối tượng quy định tại các điểm b, c khoản 2 Điều 12 của Luật Bảo hiểm y tế và khoản 6 Điều 3 Nghị định này bằng 4,5% mức lương cơ sở;
- Mức đóng hằng tháng của đối tượng quy định tại điểm d khoản 2 Điều 12 của Luật Bảo hiểm y tế bằng 4,5% tiền trợ cấp thất nghiệp.
(3) Mức đóng của nhóm do ngân sách nhà nước đóng và hỗ trợ mức đóng được quy định như sau:
- Mức đóng hằng tháng của đối tượng quy định tại các điểm e, g, h, i, k, l, m, o, p, q, r, s, t và u khoản 3 Điều 12 của Luật Bảo hiểm y tế và các khoản 2, 4 Điều 3 Nghị định này bằng 4,5% mức lương cơ sở và do ngân sách nhà nước đóng;
- Mức đóng hằng tháng của đối tượng quy định tại điểm n khoản 3 Điều 12 của Luật Bảo hiểm y tế bằng 4,5% mức lương cơ sở và do ngân sách nhà nước đóng thông qua cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp học bổng;
- Mức đóng hằng tháng của đối tượng quy định tại khoản 4 Điều 12 của Luật Bảo hiểm y tế và khoản 3 Điều 3 Nghị định này bằng 4,5% mức lương cơ sở do đối tượng tự đóng và được ngân sách nhà nước hỗ trợ một phần mức đóng theo quy định tại khoản (5).
(4) Mức đóng hằng tháng của đối tượng quy định tại khoản 5 Điều 12 của Luật Bảo hiểm y tế được quy định như sau:
- Mức đóng hằng tháng bằng 4,5% mức lương cơ sở và do đối tượng đóng theo hộ gia đình hoặc tự đóng theo cá nhân tham gia.
- Thành viên hộ gia đình quy định tại điểm a khoản 5 Điều 12 của Luật Bảo hiểm y tế cùng tham gia bảo hiểm y tế theo hình thức hộ gia đình trong năm tài chính thì được giảm trừ mức đóng như sau: Người thứ nhất đóng bằng 4,5% mức lương cơ sở; người thứ hai, thứ ba, thứ tư đóng lần lượt bằng 70%, 60%, 50% mức đóng của người thứ nhất; từ người thứ năm trở đi đóng bằng 40% mức đóng của người thứ nhất.
(5) Mức hỗ trợ từ ngân sách nhà nước được quy định như sau:
- Hỗ trợ 100% mức đóng bảo hiểm y tế đối với người thuộc hộ gia đình cận nghèo đang cư trú trên địa bàn các huyện nghèo theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ và các văn bản khác của cơ quan có thẩm quyền;
- Hỗ trợ tối thiểu 70% mức đóng bảo hiểm y tế đối với đối tượng quy định tại điểm a khoản 4 Điều 12 của Luật Bảo hiểm y tế;
- Hỗ trợ tối thiểu 70% mức đóng bảo hiểm y tế đối với đối tượng quy định tại điểm g khoản 4 Điều 12 của Luật Bảo hiểm y tế. Thời gian hỗ trợ là 36 (ba mươi sáu) tháng kể từ thời điểm xã nơi đối tượng đang sinh sống không còn thuộc vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn;
- Hỗ trợ tối thiểu 70% mức đóng bảo hiểm y tế đối với đối tượng quy định tại điểm i khoản 4 Điều 12 của Luật Bảo hiểm y tế. Thời gian hỗ trợ là 01 năm kể từ khi đối tượng được cơ quan có thẩm quyền xác nhận là nạn nhân theo quy định của Luật Phòng, chống mua bán người;
- Hỗ trợ tối thiểu 50% mức đóng bảo hiểm y tế đối với đối tượng quy định tại điểm b, c, đ, e, h khoản 4 Điều 12 của Luật Bảo hiểm y tế và khoản 3 Điều 3 Nghị định này;
- Hỗ trợ tối thiểu 30% mức đóng bảo hiểm y tế đối với đối tượng quy định tại điểm d khoản 4 Điều 12 của Luật Bảo hiểm y tế;
- Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ khả năng ngân sách địa phương và các nguồn hợp pháp khác xây dựng và trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định mức hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế cao hơn mức hỗ trợ tối thiểu quy định tại các điểm b, c, d, đ và e khoản 5 Điều 4 Dự thảo Nghị định này.
Xem thêm tại Dự thảo Nghị định hướng dẫn Luật Bảo hiểm y tế.
Nguồn: thuvienphapluat.vn11-19/11: Mời tham gia chương trình XTTM tại Iran và Thổ Nhĩ Kỳ
Chính sách miễn, giảm tiền thuê đất cho hợp tác xã nông nghiệp
Quy định mới về điều kiện bán lẻ rượu
Hàng tạm nhập tái xuất cung ứng cho tàu biển quốc tế không phải nộp thuế
Đồng bộ chế độ kế toán thuế xuất nhập khẩu để giảm thời gian thông quan
Kiểm tra định mức sản phẩm xuất khẩu bằng quản lý rủi ro
Giảm mạnh thuế tiêu thụ đặc biệt với xe ôtô từ năm 2016
4 ngân hàng sẽ mở rộng thu nộp thuế trên toàn quốc
Dự thảo Nghị định về cấp và quản lý bảo lãnh chính phủ
Kho ngoại quan chưa đáp ứng diện tích vẫn được hoạt động
Chú ý khai hải quan đối với hành lý gửi trước, gửi sau chuyến đi
Quy định mới nhất về thời gian thử việc
Bảo hiểm bắt buộc trong đầu tư xây dựng
Sử dụng chi phí trong lựa chọn nhà thầu dự án sử dụng vốn nhà nước

Tình hình xuất khẩu thủy sản của Việt Nam tháng 2/2025
Tháng 2/2025, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt mức tăng trưởng 42% so với cùng kỳ năm 2024.Trao đổi thương mại hàng hóa Việt – Mỹ tháng 1/2025
Xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang một số thị trường ...
Xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang một số quốc gia Châu ...
Tình hình nhập khẩu nguyên liệu sản xuất thức ăn gia súc ...