Hoa Kỳ nhận đơn kiện yêu cầu điều tra đối với sơmi rơmoóc nhập từ Việt Nam
Thứ ba, 25-3-2025
AsemconnectVietnam - Sản phẩm bị đề nghị điều tra chống bán phá giá, có mã HS 8716.39.0090, 8716.90.5060, có thể gồm mã HS 8716.90.5010, trong đó Nguyên đơn là Liên minh các nhà sản xuất sơmi rơmoóc của Hoa Kỳ.
Đại diện Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương) cho biết mới đây, ngành sản xuất trong nước của Hoa Kỳ đã nộp đơn kiện yêu cầu Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) khởi xướng điều tra áp dụng thuế chống bán phá giá đối với một số sản phẩm sơmi rơmoóc và các cụm lắp ráp nhập khẩu từ Mexico, Thái Lan và Việt Nam; đồng thời điều tra chống trợ cấp đối với mặt hàng này nhập khẩu từ Mexico và Thái Lan.
Theo đó, sản phẩm bị đề nghị điều tra, gồm một số sản phẩm sơmi rơmoóc và các cụm lắp ráp (chủ yếu thuộc mã HS 8716.39.0090, 8716.90.5060 và có thể gồm mã HS 8716.90.5010). Mã vụ việc: A-552-849; Nguyên đơn là Liên minh các nhà sản xuất sơmi rơmoóc của Hoa Kỳ. Ngày nhận đơn là 26/02/2025.
Trong đơn kiện, nguyên đơn nêu tên 04 doanh nghiệp Việt Nam. Trong trường hợp khởi xướng điều tra, nhiều khả năng DOC sẽ ban hành bản câu hỏi Lượng và Giá trị (thời hạn trả lời là 14 ngày) gửi các doanh nghiệp liên quan để thu thập thông tin, nhằm lựa chọn bị đơn bắt buộc (thường là 02 doanh nghiệp xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam theo số liệu của Hải quan Hoa Kỳ và bản trả lời câu hỏi Lượng và Giá trị trong giai đoạn điều tra).
Theo thông báo, thời kỳ điều tra chống bán phá giá dự kiến từ 01/07-31/12/2024 và thời kỳ điều tra thiệt hại dự kiến từ ngày: 01/01/2022-31/12/2024. Nguyên đơn đề xuất mức thuế chống bán phá giá với Việt Nam là 304,68% (cao nhất trong 3 nước bị điều tra).
Do Hoa Kỳ coi Việt Nam là quốc gia có nền kinh tế phi thị trường, nên DOC sẽ sử dụng các giá trị thay thế của quốc gia thứ ba để tính toán biên độ phá giá cho Việt Nam. Theo quy định mới của Hoa Kỳ có hiệu lực từ ngày 15/01/2025, các bên có thời hạn bình luận về nước thay thế trong vòng 60 ngày trước khi DOC ban hành kết luận sơ bộ của vụ việc. Hiện DOC chưa công bố Danh sách các quốc gia thay thế cập nhật theo quy định mới cho Việt Nam.
Để chuẩn bị ứng phó với vụ việc, Cục Phòng vệ thương mại khuyến nghị các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu sản phẩm liên quan cần theo dõi chặt chẽ diễn biến tiếp theo của vụ việc; chủ động nghiên cứu, nắm vững quy định, trình tự, thủ tục điều tra chống bán phá giá của Hoa Kỳ và dự kiến chiến lược kháng kiện phù hợp với doanh nghiệp (trong trường hợp DOC khởi xướng điều tra); đa dạng hóa thị trường và mặt hàng xuất khẩu.
Cùng với đó, hợp tác đầy đủ với Cơ quan điều tra Hoa Kỳ trong suốt quá trình diễn ra vụ việc, đồng thời chủ động đăng ký tài khoản IA ACCESS tại cổng thông tin điện tử của DOC (https://access.trade.gov/login.aspx) nhằm cập nhật thông tin và nộp các văn bản, tài liệu liên quan tới Cơ quan điều tra Hoa Kỳ và thường xuyên phối hợp, cập nhật thông tin cho Cục Phòng vệ thương mại để nhận được sự hỗ trợ kịp thời./.
Nguồn: www.vietnamplus.vn/hoa-ky-nhan-don-kien-yeu-cau-dieu-tra-doi-voi-somi-romooc-nhap-tu-viet-nam-post1019737.vnp
Theo đó, sản phẩm bị đề nghị điều tra, gồm một số sản phẩm sơmi rơmoóc và các cụm lắp ráp (chủ yếu thuộc mã HS 8716.39.0090, 8716.90.5060 và có thể gồm mã HS 8716.90.5010). Mã vụ việc: A-552-849; Nguyên đơn là Liên minh các nhà sản xuất sơmi rơmoóc của Hoa Kỳ. Ngày nhận đơn là 26/02/2025.
Trong đơn kiện, nguyên đơn nêu tên 04 doanh nghiệp Việt Nam. Trong trường hợp khởi xướng điều tra, nhiều khả năng DOC sẽ ban hành bản câu hỏi Lượng và Giá trị (thời hạn trả lời là 14 ngày) gửi các doanh nghiệp liên quan để thu thập thông tin, nhằm lựa chọn bị đơn bắt buộc (thường là 02 doanh nghiệp xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam theo số liệu của Hải quan Hoa Kỳ và bản trả lời câu hỏi Lượng và Giá trị trong giai đoạn điều tra).
Theo thông báo, thời kỳ điều tra chống bán phá giá dự kiến từ 01/07-31/12/2024 và thời kỳ điều tra thiệt hại dự kiến từ ngày: 01/01/2022-31/12/2024. Nguyên đơn đề xuất mức thuế chống bán phá giá với Việt Nam là 304,68% (cao nhất trong 3 nước bị điều tra).
Do Hoa Kỳ coi Việt Nam là quốc gia có nền kinh tế phi thị trường, nên DOC sẽ sử dụng các giá trị thay thế của quốc gia thứ ba để tính toán biên độ phá giá cho Việt Nam. Theo quy định mới của Hoa Kỳ có hiệu lực từ ngày 15/01/2025, các bên có thời hạn bình luận về nước thay thế trong vòng 60 ngày trước khi DOC ban hành kết luận sơ bộ của vụ việc. Hiện DOC chưa công bố Danh sách các quốc gia thay thế cập nhật theo quy định mới cho Việt Nam.
Để chuẩn bị ứng phó với vụ việc, Cục Phòng vệ thương mại khuyến nghị các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu sản phẩm liên quan cần theo dõi chặt chẽ diễn biến tiếp theo của vụ việc; chủ động nghiên cứu, nắm vững quy định, trình tự, thủ tục điều tra chống bán phá giá của Hoa Kỳ và dự kiến chiến lược kháng kiện phù hợp với doanh nghiệp (trong trường hợp DOC khởi xướng điều tra); đa dạng hóa thị trường và mặt hàng xuất khẩu.
Cùng với đó, hợp tác đầy đủ với Cơ quan điều tra Hoa Kỳ trong suốt quá trình diễn ra vụ việc, đồng thời chủ động đăng ký tài khoản IA ACCESS tại cổng thông tin điện tử của DOC (https://access.trade.gov/login.aspx) nhằm cập nhật thông tin và nộp các văn bản, tài liệu liên quan tới Cơ quan điều tra Hoa Kỳ và thường xuyên phối hợp, cập nhật thông tin cho Cục Phòng vệ thương mại để nhận được sự hỗ trợ kịp thời./.
Nguồn: www.vietnamplus.vn/hoa-ky-nhan-don-kien-yeu-cau-dieu-tra-doi-voi-somi-romooc-nhap-tu-viet-nam-post1019737.vnp
Hoa Kỳ kết luận sơ bộ chống trợ cấp sản phẩm đúc bằng sợi nhập từ Việt Nam
Mở rộng “cánh cửa” thương mại và đầu tư giữa Việt Nam-UAE
Tổng Bí thư đề nghị doanh nghiệp Hoa Kỳ tăng cường, mở rộng đầu tư tại Việt Nam
Gạo Việt Nam thu hút sự quan tâm của người tiêu dùng Nhật Bản
Diễn đàn kết nối thương mại và du lịch Nhật Bản-Thái Lan-Việt Nam
Canada kiện Mỹ lên WTO về thuế quan: Cuộc chiến thương mại mới?
Ngân hàng Thế giới nâng mức dự báo về tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2025
Doanh nghiệp Singapore muốn tăng cường kết nối, thúc đẩy đầu tư tại Việt Nam
Hoa Kỳ nhận đơn kiện yêu cầu điều tra đối với sơmi rơmoóc nhập từ Việt Nam
Ấn Độ-Mỹ nhất trí thúc đẩy đàm phán Hiệp định thương mại song phương đa ngành
Argentina đang đàm phán hiệp định thương mại tự do với Mỹ
Morocco, Ai Cập xem xét lại thỏa thuận thương mại
Nâng tầm mối quan hệ hợp tác Việt Nam-Singapore
Khai mạc Hội nghị quốc tế ngành hồ tiêu và gia vị Việt Nam 2025

Tình hình xuất khẩu thủy sản của Việt Nam tháng 2/2025
Tháng 2/2025, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt mức tăng trưởng 42% so với cùng kỳ năm 2024.Trao đổi thương mại hàng hóa Việt – Mỹ tháng 1/2025
Xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang một số thị trường ...
Xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang một số quốc gia Châu ...
Tình hình nhập khẩu nguyên liệu sản xuất thức ăn gia súc ...