Tăng cơ hội tiêu thụ hàng Việt tại hệ thống phân phối hiện đại
Thứ hai, 24-3-2025
AsemconnectVietnam - Hệ thống MM Mega Market dự báo tiếp tục mở rộng kênh bán lẻ tại Việt Nam, mở ra cơ hội tiêu thụ nội địa và xuất khẩu sang Thái Lan cho hàng Việt.
Hàng Việt chiếm trên 80% tại MM Mega Market
Trong chuyến làm việc tại Việt Nam, ngày 18/3, ông Umesh Pandey, Đại diện Thương vụ Thái Lan đã có buổi làm việc với MM Mega Market Việt Nam – thương hiệu bán lẻ hàng hóa thuộc Tập đoàn BJC BIGC – một trong những nhà đầu tư Thái Lan lớn nhất tại Việt Nam.
BJC BIGC là một tập đoàn kinh tế đa ngành quy mô lớn hàng đầu tại Thái Lan, hoạt động trong nhiều lĩnh vực, từ sản xuất bao bì, các sản phẩm tiêu dùng, kinh doanh thiết bị y tế, và bán lẻ. Đến nay, Tập đoàn BJC BIGC đang đầu tư trên 1 tỷ USD vào các lĩnh vực tại Việt Nam.
Trong lĩnh vực bản lẻ, MM Mega Market (MM) hiện là một trong những nhà bán buôn bán lẻ hiện đại lớn nhất tại Việt Nam. MM Mega Market Việt Nam đã mở rộng thành 21 trung tâm bán sỉ và siêu thị trên toàn quốc, cùng với 6 trạm thu mua và phân phối hàng hóa, 8 kho giao hàng (B2B), 2 kho giao hàng trung tâm, hợp tác với hàng trăm hộ nông dân đối tác trên toàn quốc.
Đáng chú ý, tại hệ thống siêu thị của MM Mega Market Việt Nam, hàng Việt Nam đang chiếm trên 80% tại MM Mega Market. Các kho hàng của MM Mega Market cũng giúp bảo quản và tiêu thụ nhiều mặt hàng thế mạnh của Việt Nam như nông sản, thịt heo, rau củ quả... góp phần bình ổn thị trường trong những giai đoạn khó khăn cũng như hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm địa phương.
Trong khuôn khổ buổi làm việc, ông Umesh Pandey đã có buổi tham quan gian hàng Việt Nam và hàng Thái Lan tại siêu thị MM Mega Market An Phú, TP. Hồ Chí Minh. “Chúng tôi đã có sự hiện diện khá lớn trong ngành bán lẻ tại Việt Nam. Với dân số gần 100 triệu người, trong đó phần lớn là dân số trẻ, Việt Nam là thị trường tiềm năng mà chúng tôi muốn khai thác. Nếu kết hợp với khoảng gần 70 triệu dân Thái Lan, tổng cộng hai nước có gần 170 triệu dân, chiếm khoảng 25% dân số ASEAN. Khi hai nước chiếm gần một phần tư dân số khu vực, chúng ta nhất định phải tận dụng cơ hội này”, ông Pandey nói.
Ông Pandey cũng cho biết, các công ty của Thái Lan mạnh về bán lẻ, trong khi các doanh nghiệp Việt Nam mạnh về sản xuất trong nhiều lĩnh vực khác nhau. “Hãy hợp tác, bổ trợ lẫn nhau và cùng phát triển. Các doanh nghiệp Thái Lan sẽ tiếp tục mở rộng đầu tư và tìm kiếm thêm cơ hội hợp tác tại thị trường Việt Nam, từ bán buôn đến bán lẻ, thậm chí cả phân khúc cao cấp.”
Cơ hội tiêu thụ nội địa và xuất khẩu hàng Việt
Trong lĩnh vực bán lẻ, MM Mega Market là một trong những nhà đầu tư tiêu biểu của Thái Lan trong lĩnh vực bán lẻ. Hiện MM Mega Market đang tiếp tục mở rộng đầu tư và phát triển mạnh mẽ tại Việt Nam.
Vào tháng 11/2024, MM đã động thổ dự án Trung tâm Thương mại Mega Market tại Đà Nẵng – Trung tâm thương mại đầu tiên tại Việt Nam của MM với tổng vốn đầu tư gần 20 triệu USD, dần hiện thực hoá 56 trung tâm phân phối của MM vào năm 2028 tại Việt Nam, tập trung vào các đại siêu thị và dịch vụ ăn uống. Đây không chỉ là nơi tiêu thụ hàng Việt mà còn hiện thực hoá cam kết của MM trong việc xuất khẩu hàng Việt ra nước ngoài qua hên thống siêu thị.
Hiện tại, xuất khẩu Việt Nam sang Thái Lan vẫn còn khá khiêm tốn, chỉ bằng một nửa so với chiều ngược lại. Để gia tăng cơ hội cho hàng Việt, đặc biệt là nông sản có thể tiếp cận thị trường Thái Lan thuận lợi hơn trong thời gian tới, ông Umesh Pandey cho rằng, hàng hóa của Việt Nam có nhiều điểm tương đồng với hàng hóa của Thái Lan. Có những mặt hàng mà hai nước cạnh tranh với nhau, nhưng cũng có nhiều sản phẩm mà hai bên có thể bổ trợ lẫn nhau.
“Về nông sản, chúng ta có thể cùng xem xét những mặt hàng mà cả hai nước đều sản xuất, nhưng hiện Thái Lan đang thiếu hụt. Nếu Việt Nam có nguồn cung dồi dào cho những sản phẩm này, thì việc xuất khẩu sang Thái Lan nhiều hơn hoàn toàn có cơ hội” - ông Pandey cho biết.
Tuy nhiên, ông Pandey lưu ý rằng, khi xuất khẩu hay nhập khẩu bất kỳ sản phẩm nào, đặc biệt là nông sản, các doanh nghiệp không nên chỉ xuất khẩu dưới dạng thô hoặc tươi sống, vì điều đó không tạo ra giá trị gia tăng.
“Chúng tôi sẵn sàng hợp tác và tìm ra những hướng đi giúp hai nước bổ trợ lẫn nhau. Mục tiêu của chúng tôi không chỉ là xuất khẩu sản phẩm ra thế giới, mà còn là mang những sản phẩm chất lượng từ các nước khác vào thị trường Thái Lan, trong đó có Việt Nam”, ông Umesh Pandey nhấn mạnh.
Nguồn: Congthuong.vn
Thanh Hóa đẩy mạnh sản phẩm OCOP ra thị trường quốc tế
Bà Rịa - Vũng Tàu: Nâng tầm giá trị của sản phẩm OCOP
Tây Ninh: Thêm 6 sản phẩm được công nhận OCOP 4 sao
Thanh Hóa đẩy mạnh sản phẩm OCOP ra thị trường quốc tế
Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 năm 2025: Nâng cao vị thế cà phê Việt Nam trên trường quốc tế
Đăk Lăk thúc đẩy tiêu dùng hàng Việt
Gian hàng Việt tại Lễ hội mua sắm và tiêu dùng quốc tế (World Bazaar Festival) thu hút nhiều khách thăm quan
Kiên Giang nâng cao hiệu quả Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”
Phát triển thương hiệu, mở rộng thị trường tiêu thụ cho các sản phẩm đặc trưng tỉnh Hòa Bình
Hà Nội thúc đẩy hoạt động kết nối, hỗ trợ doanh nghiệp công nghiệp chủ lực
Long An đẩy mạnh công tác tuyên truyền Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”
Đăk Nông tăng cường xây dựng hệ thống phân phối hàng Việt
Đưa hàng Việt đến tay người tiêu dùng nơi miền núi
Đẩy mạnh các giải pháp gắn kết sản xuất và phân phối hàng hóa, hình thành các chuỗi liên kết hàng thuần Việt

Tình hình xuất khẩu thủy sản của Việt Nam tháng 2/2025
Tháng 2/2025, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt mức tăng trưởng 42% so với cùng kỳ năm 2024.Trao đổi thương mại hàng hóa Việt – Mỹ tháng 1/2025
Xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang một số thị trường ...
Xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang một số quốc gia Châu ...
Tình hình nhập khẩu nguyên liệu sản xuất thức ăn gia súc ...