Thị trường nông sản thế giới ngày 18/3: Giá ca cao giảm sâu, giá đường thô chạm mức cao nhất trong hai tuần
Thứ ba, 18-3-2025
AsemconnectVietnam - Chốt phiên giao dịch ngày 17/3 giá cà phê, giá tiêu ổn định, giá lúa mì, giá ngô, giá đường thô tăng, trong khi giá đậu tương, giá ca cao giảm.
Cà phê duy trì ổn định
Trên sàn London, giá cà phê Robusta duy trì ổn định so với phiên giao dịch trước đó, dao động 5.218 - 5.527 USD/tấn. Cụ thể, giá giao hàng tháng 5/2025 là 5.397 USD/tấn; giá giao hàng tháng 7/2025 là 5.377 USD/tấn; giá giao hàng tháng 9/2025 là 5.318 USD/tấn và giá giao tháng 11/2025 là 5.225 USD/tấn.
Tương tự, trên sàn New York, giá cà phê Arabica dao động 350.75 - 386.00 cent/lb. Cụ thể, kỳ giao hàng tháng 5/2025 là 377.20 cent/lb; kỳ giao hàng tháng 7/2025 là 370.85 cent/lb; kỳ giao hàng tháng 9/2025 là 363.95 cent/lb và kỳ giao hàng tháng 12/2025 là 353.85 cent/lb.
Kết thúc phiên giao dịch giá cà phê Arabica Brazil thị trường bình ổn so với phiên giao dịch trước đó, dao động 456.50 - 476.55 USD/tấn. Được ghi nhận như sau: kỳ giao hàng tháng 3/2025 là 476.55 USD/tấn; kỳ giao hàng tháng 5/2025 là 474.50 USD/tấn; kỳ giao hàng tháng 7/2025 là 476.40 và kỳ giao hàng tháng 9/2025 là 462.50 USD/tấn.
Xuất khẩu cà phê của Brazil tiếp tục giảm tháng thứ ba liên tiếp. Theo Cecafé, lượng xuất khẩu trong tháng 2 chỉ đạt 3,27 triệu bao, giảm 10,4% so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, nhờ giá bán cao, doanh thu vẫn tăng mạnh 55,5%, gần chạm mốc 1,2 tỷ USD.
Trong đó, xuất khẩu cà phê nhân xanh giảm 11,7%, chỉ còn 3 triệu bao. Riêng arabica giảm nhẹ 2% xuống 2,77 triệu bao, còn robusta giảm mạnh 60,1%, chỉ đạt 226,127 bao.
Tính chung 2 tháng đầu năm 2025, tổng lượng xuất khẩu cà phê của Brazil đạt 7,28 triệu bao, giảm 5,4% so với cùng kỳ năm 2024. Xuất khẩu arabica đạt 6 triệu bao, giảm nhẹ 0,7%, trong khi robusta sụt giảm mạnh 45,5%, chỉ còn 559,928 bao. Ngược lại, xuất khẩu cà phê hòa tan tăng 16,5%, đạt 640,996 bao, và cà phê rang tăng 63,9%, đạt 7,993 bao.
Tiêu ổn định
Cập nhật giá tiêu từ Hiệp hội Hồ tiêu Quốc tế (IPC), thị trường tiếp tục duy trì ổn định, đi ngang so với phiên giao dịch trước đó.
Cụ thể, IPC niêm yết giá tiêu đen Lampung của Indonesia hiện đang ở mức giá 7.265 USD/tấn; giá tiêu trắng Muntok hiện được thu mua với giá 10.252 USD/tấn.
Thị trường tiêu Malaysia duy trì ổn định so với phiên giao dịch gần nhất, hiện giá tiêu đen ASTA của Malaysia được thu mua ở mức giá 9.800 USD/tấn và giá tiêu trắng ASTA ở mức 12.300 USD/tấn.
Giá tiêu ở Brazil ít biến động và hiện đang neo ở mức khá cao, hiện giá thu mua đạt mức 6.900 USD/tấn.
Đường thô chạm mức cao nhất trong 2 tuần
Trên sàn ICE, giá đường thô kỳ hạn chạm mức cao nhất trong 2 tuần rưỡi vào phiên giao dịch đầu tuần, kéo dài đà tăng do lo ngại về tình hình sản xuất tại Brazil và Ấn Độ. Hợp đồng đường thô tăng 4,1%, lên 19,97 cent/lb, sau khi đạt đỉnh 20 cent, đây là mức cao nhất kể từ ngày 27/2. Trước đó, giá mặt hàng này đã tăng 4,8% trong tuần qua.
Trong khi đó, giá đường trắng cũng tăng 4,3%, lên 564,80 USD/tấn.
Giới phân tích cho rằng lượng mưa thấp tại Brazil và triển vọng sản xuất kém khả quan ở Ấn Độ đang tác động tiêu cực đến nguồn cung toàn cầu. Báo cáo từ hội nghị ngành tại Brazil tuần trước cũng chỉ ra rằng cây mía đang chịu hạn và chưa chín đúng chu kỳ, khiến giá mía thực tế trong nước này tăng mạnh. Tuy nhiên, nhu cầu có thể chịu áp lực khi Trung Quốc, một trong những nước tiêu thụ đường lớn nhất nhiều khả năng chỉ nhập khẩu trở lại khi giá giảm xuống dưới 18 cent/lb. Ngoài ra, Brazil đang xem xét nâng tỷ lệ pha trộn ethanol trong xăng từ 27% lên 30%, điều này có thể làm gia tăng nhu cầu đối với nhiên liệu sinh học.
Ca cao giảm sâu
Tại New York, giá ca cao giảm 0,5% xuống 7.827 USD/tấn sau khi lao dốc 5% vào tuần trước. Trái lại, hợp đồng ca cao London nhích 0,3% lên 6.098 GBP/tấn, dù tuần trước đã mất 7%.
Các chuyên gia thị trường nhận định lượng ca cao được chứng nhận bởi ICE đang ở mức cao nhất kể từ tháng 1, trong khi các nhà đầu cơ tiếp tục giảm vị thế mua ròng. Tại Bờ Biển Ngà, nước sản xuất ca cao hàng đầu thế giới với sản lượng xuất khẩu từ đầu niên vụ (1/10) đến ngày 16/3 đã tăng 12,4% so với cùng kỳ năm ngoái.
Lúa mì tăng
Giá lúa mì tương lai trên sàn CBOT tăng trong phiên giao dịch đầu tuần, phản ánh mối lo ngại về thiệt hại mùa màng sau khi bão gió và lốc xoáy quét qua vùng trồng lúa mì chủ chốt của Mỹ.
Hợp đồng lúa mì mùa đông đỏ mềm tháng 5 tăng 11,05 cent lên 5,6805 USD/bushel, trong khi lúa mì cứng đỏ mùa đông KC tăng mạnh 19,05 cent lên 6,0505 USD/bushel. Lúa mì xuân Minneapolis cũng tăng 13,25 cent, chốt ở mức 6,15 USD/bushel.
Thời tiết cực đoan tại Trung Tây và Đồng bằng nước Mỹ đã làm dấy lên lo ngại về tác động tiêu cực đến cây trồng, khiến giá lúa mì bật tăng. Đồng thời, công ty tư vấn Sovecon cho biết xuất khẩu lúa mì Nga trong tháng 3 có thể giảm, do chính phủ nước này nỗ lực hạn chế nguồn cung nhằm giữ giá lúa mì và bánh mì trong nước ổn định.
Ngô tăng do số liệu xuất khẩu tích cực và đồng USD suy yếu
Giá ngô trên CBOT cũng nhích lên nhờ số liệu xuất khẩu tích cực và đồng USD suy yếu. Hợp đồng ngô tháng 5 tăng 2-1/2 cent lên 4,61 USD/bushel.
Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), khối lượng ngô được kiểm tra xuất khẩu đạt 1,66 triệu tấn, nằm trong phạm vi dự báo thị trường từ 1,0 - 1,95 triệu tấn. Doanh số xuất khẩu trong tuần trước đạt 967.300 tấn, cũng phù hợp với kỳ vọng.
Bên cạnh đó, đồng USD chạm mức thấp nhất trong 5 tháng so với đồng euro, do giới đầu tư lo ngại tác động từ chính sách bảo hộ thương mại của chính quyền Tổng thống Donald Trump. Sự suy yếu của đồng bạc xanh giúp hàng hóa Mỹ trở nên cạnh tranh hơn trên thị trường toàn cầu, hỗ trợ giá ngô.
Đậu tương giảm nhẹ
Giá đậu tương kỳ hạn giảm nhẹ trong phiên đầu tuần, do chịu áp lực từ số liệu nghiền thấp hơn kỳ vọng. Hợp đồng đậu tương tháng 5 giảm 0,5 cent xuống 10,1505 USD/bushel, trong khi giá bột đậu tương mất 1,60 USD, chốt ở 304,30 USD/tấn. Tuy nhiên, giá dầu đậu tương lại tăng 0,51 cent, lên 42,1 cent/pound.
Theo Hiệp hội chế biến hạt có dầu quốc gia Mỹ (NOPA), sản lượng nghiền đậu tương trong tháng 2 chạm mức thấp nhất trong 5 tháng, gây áp lực lên giá. Trong khi đó, Trung Quốc, quốc gia nhập khẩu đậu tương hàng đầu vừa công bố gói kích thích kinh tế mới nhằm thúc đẩy tiêu dùng nội địa, bao gồm các biện pháp nâng cao thu nhập và trợ cấp chăm sóc trẻ em.
N.Hao
Nguồn: VITIC
Nhu cầu quặng sắt được dự báo sẽ tiếp tục tăng
Thị trường kim loại thế giới ngày 18/3: Giá vàng tăng nhẹ
Giá thép cây toàn cầu giảm vào đầu tháng 3
IAI: Sản lượng alumina toàn cầu giảm nhẹ
Xuất khẩu thép không gỉ của Đài Loan giảm trong tháng 1
Giá gạo xuất khẩu của Ấn Độ giảm xuống mức thấp nhất trong 21 tháng
Gần 1.000 nhà máy thịt của Mỹ sắp mất quyền xuất khẩu sang Trung Quốc
Chính sách thuế quan đe dọa đẩy giá càphê tại Mỹ tăng tới 50%
Thị trường hàng hóa nguyên liệu trên thế giới diễn biến phân hóa
Giá phôi thép ASEAN, Trung Quốc tăng
Nhập khẩu phế liệu của Đài Loan tăng trong 2 tháng đầu năm 2025
Xuất khẩu thép mã kẽm nhúng nóng của Mỹ tăng trong tháng 1
Nhập khẩu phế liệu của Thổ Nhĩ Kỳ giảm trong tháng 1
Dự báo xuất khẩu đậu tương của Brazil tăng hơn 4% trong tháng 3/2025

Tình hình xuất khẩu thủy sản của Việt Nam tháng 2/2025
Tháng 2/2025, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt mức tăng trưởng 42% so với cùng kỳ năm 2024.Trao đổi thương mại hàng hóa Việt – Mỹ tháng 1/2025
Xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang một số thị trường ...
Xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang một số quốc gia Châu ...
Tình hình nhập khẩu nguyên liệu sản xuất thức ăn gia súc ...