IEA: Thị trường khí đốt tự nhiên toàn cầu sẽ thắt chặt trong năm 2025
Thứ bảy, 1-2-2025AsemconnectVietnam - Ông Keisuke Sadamori, Giám đốc bộ phận thị trường năng lượng và an ninh nguồn cung của Cơ quan Năng lượng Quốc tế, nhận định bất ổn địa chính trị làm tăng thêm rủi ro cho thị trường khí đốt toàn cầu.
Trong báo cáo Thị trường Khí đốt Toàn cầu công bố mới đây, Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) dự báo thị trường khí đốt tự nhiên toàn cầu sẽ thắt chặt trong năm 2025 với nhu cầu vượt xa tăng trưởng nguồn cung.
Ông Keisuke Sadamori, Giám đốc bộ phận thị trường năng lượng và an ninh nguồn cung của IEA, nhận xét: "Các nguyên tắc cơ bản của thị trường khí đốt đã được cải thiện trong năm 2024. Tuy nhiên, chúng ta vẫn đang phải chứng kiến tình trạng thắt chặt nguồn cung đáng kể, do nhu cầu gia tăng trong khi tăng trưởng công suất sản xuất khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) giảm sút. Bất ổn địa chính trị cũng làm tăng thêm rủi ro cho thị trường khí đốt toàn cầu."
Ông Sadamori nói thêm trong khi hợp tác quốc tế về an ninh nguồn cung khí đốt đã được mở rộng và tăng cường kể từ khi sau cuộc khủng hoảng năng lượng gần đây, các nhà sản xuất và người tiêu dùng có trách nhiệm cần phải thúc đẩy các nỗ lực tập thể để củng cố cấu trúc nguồn cung khí đốt an toàn.
Báo cáo của IEA dự báo nhu cầu khí đốt toàn cầu ước tăng 2,8% trong năm 2024, vượt xa mức tăng trưởng trung bình trong giai đoạn 2010-2020. Tuy nhiên, IEA cho rằng tăng trưởng nhu cầu sẽ chậm lại ở mức dưới 2% trong năm 2025, với châu Á chiếm phần lớn mức tăng này.
Báo cáo của IEA cho hay sản lượng khí đốt tự nhiên của Trung Đông dự kiến sẽ tăng hơn 20 tỷ m3 trong giai đoạn 2023-2025, tương tương mức tăng 3,3%. Theo IEA, Trung Đông đang ngày càng chuyển sang sử dụng khí đốt tự nhiên để sản xuất điện. Khí đốt tự nhiên đang dần thay thế dầu mỏ và các sản phẩm dầu mỏ trong nhiều lĩnh vực khác nhau ở Trung Đông. Các chính sách phát triển và động lực thị trường đã và đang hỗ trợ xu thế này ở Trung Đông.
Báo cáo của IEA đánh giá: "Tại Trung Đông, vai trò của khí đốt tự nhiên trong lĩnh vực phát điện đã gia tăng đáng kể trong thập niên qua và việc chuyển đổi dầu mỏ sang khí đốt đã tiếp tục trong năm 2024, nhờ các động lực thúc đẩy từ Iran, Iraq, Kuwait và Saudi Arabia."
Trong một báo cáo công bố vào tháng 12/2024, Ngân hàng Thế giới (WB) cho biết tăng trưởng tiêu thụ khí đốt tự nhiên toàn cầu trong các năm 2024, 2025 và 2026 dự kiến sẽ trở lại mức trung bình trước đại dịch COVID-19, tức giai đoạn năm 2015-2019.
Báo cáo của WB lưu ý rằng tăng trưởng nhu cầu khí đốt toàn cầu chủ yếu nhận được động lực thúc đẩy từ khu vực châu Á-Thái Bình Dương, Trung Đông và Á-Âu.
WB cũng cho rằng động lực của thị trường khí đốt trong tương lai sẽ bị ảnh hưởng bởi tình trạng leo thang xung đột ở Trung Đông, những diễn biến địa chính trị rộng lớn hơn trên thế giới và sự cạnh tranh ngày càng tăng để giành các lô hàng LNG./.
Nguồn: vietnamplus.vn
Dự báo giá đồng năm 2025: Áp lực ngắn hạn và triển vọng lạc quan dài hạn
Xuất khẩu thép không gỉ của Trung Quốc tăng trong tháng 12/2024
Xuất khẩu phế liệu sắt của Ukraine tăng trong năm 2024
Sản lượng thép thô của Brazil tăng trong tháng 12/2024
Thị trường lúa mì thế giới tháng 1/2025
Nhập khẩu thép cuộn cán nguội của Mỹ tăng 21% trong tháng 11/2024
Thị trường đậu tương thế giới tháng 1/2025
Cập nhật thông tin về thị trường Thụy Điển và Bắc Âu
Thị trường ngô thế giới tháng 1/2025
Giá phân bón thế giới tăng trong tháng 1/2025
Năng lượng mặt trời lần đầu vượt than đá trong cấp điện ở các nước EU
Tổng thống Mỹ Donald Trump cam kết tăng cường xuất khẩu LNG sang châu Âu
Liên minh châu Âu thừa nhận khí đốt nhập từ Nga "đang thực sự tăng lên"
Xuất khẩu ngô của Mỹ trong quý I năm 2024/25 đạt mức cao nhất kể từ năm 2018/19
Xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Hàn Quốc năm 2024 ...
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang thị trường Hàn Quốc trong tháng 12/2024 ...Xuất khẩu rau quả Việt Nam năm 2024 và mục tiêu đến năm ...
Trao đổi hàng hóa Việt Nam – Hoa Kỳ năm 2024
Xuất khẩu cá tra năm 2024 và mục tiêu năm 2025
Trao đổi thương mại của Việt Nam với nhiều thị trường tăng ...