Thị trường nông sản thế giới ngày 23/1: Giá cà phê robusta đạt mức cao nhất trong 6 tuần
Thứ năm, 23-1-2025AsemconnectVietnam - Chốt phiên giao dịch ngày 22/1 giá cà phê, giá đường, giá ca cao, giá tiêu, giá đậu tương tăng, trong khi giá lúa mì, giá ngô giảm.
Đường tăng
Trên sàn ICE, giá đường trắng tăng trở lại sau khi chạm mức thấp nhất trong hơn ba năm trong phiên trước.
Hợp đồng đường trắng kỳ hạn tháng 3 tăng 11,20 USD, tương đương 2,4%, lên 477,60 USD/tấn. Trước đó, giá đường trắng đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 8/2021 do thông tin Ấn Độ quay trở lại thị trường xuất khẩu.
Giá đường thô kỳ hạn tháng 3 tăng 2,1% lên 18,16 cent/pound, phục hồi từ mức thấp nhất trong năm tháng là 17,57 cent/pound trong phiên trước.
Theo các đại lý, sau đợt giảm giá mạnh gần đây, thị trường đường đang trong giai đoạn điều chỉnh. Bên cạnh đó, sự phục hồi của đồng real Brazil (USDBRL) cũng góp phần hỗ trợ giá, khi các nhà sản xuất có xu hướng giảm bán ra khi đồng nội tệ tăng giá.
Cà phê robusta đạt mức cao nhất trong 6 tuần
Trên thị trường thế giới, chốt phiên giao dịch sáng 22/1, giá cà phê robusta đạt mức cao nhất trong 6 tuần trong khi arabica giảm từ mức cao nhất trong 1 tháng.
Trên Sàn giao dịch London, giá cà phê trực tuyến robusta hợp đồng giao tháng 3/2025 tiếp tục tăng mạnh 2,33% (tương ứng 120 USD/tấn) so với phiên giao dịch trước, lên mức 5.263 USD/tấn. Hợp đồng giao tháng 5/2025 cũng tăng 2,5% (127 USD/tấn), chốt ở mốc 5.217 USD/tấn.
Tổng cộng trong ba phiên giao dịch gần nhất, giá cà phê robusta kỳ hạn tháng 3/2025 đã tăng 7,65%, tương ứng 374 USD/tấn.
Trên Sàn giao dịch New York, giá cà phê arabica giao tháng 3/2025 đóng cửa ở mức 327,8 US cent/pound, giảm nhẹ 0,17% (0,55 USD/tấn) so với phiên giao dịch trước. Hợp đồng giao kỳ hạn tháng 5/2025 đứng ở mức 323,95 US cent/pound, giảm 0,2% (0,65 US cent/pound).
Giá cà phê robusta tiếp tục tăng phiên thứ ba liên tiếp do lo ngại nguồn cung gián đoạn khi Việt Nam, quốc gia sản xuất và xuất khẩu robusta lớn nhất thế giới, sắp bước vào kỳ nghỉ Tết Nguyên đán dài ngày.
Theo Công ty I & M Smith, hiện chỉ còn sáu ngày giao dịch cà phê tại Việt Nam trước đêm giao thừa Tết Nguyên đán vào ngày 29/1/2025. Thị trường nội địa Việt Nam dự kiến sẽ trầm lắng khi các hoạt động chuẩn bị cho lễ Tết bước vào giai đoạn cao điểm, trước tuần lễ mừng Tết chào đón năm mới Ất Tỵ.
Kỳ nghỉ dự kiến kéo dài đến ngày 2 tháng 2, và có thể dự đoán một khoảng thời gian yên ắng cuối tháng 1. Điều này bao gồm sự chậm lại ở hầu hết các lĩnh vực kinh tế trong thời gian nghỉ lễ, bao gồm cả hoạt động vận chuyển từ nội địa đến cảng và xuất khẩu tại các cảng.
Trong khi đó, căng thẳng địa chính trị ở Trung Đông đang có dấu hiệu giảm bớt, với các cuộc thảo luận về khả năng các tuyến vận chuyển qua Biển Đỏ sẽ được mở lại.
Mặc dù chưa được xác nhận, tuyến đường qua Kênh đào Suez, vốn là con đường chính kết nối Trung Đông và Đông Á với các thị trường tiêu dùng lớn ở châu Âu, có thể sớm hoạt động trở lại. Tuyến đường này đã không thể sử dụng kể từ khi căng thẳng leo thang trong khu vực gần hai năm trước, khiến các tuyến vận chuyển quốc tế lớn gặp rủi ro cao do nguy cơ bị tấn công tàu.
Viễn cảnh tuyến đường này có thể sớm được khôi phục sẽ mang lại một số cải thiện đáng kể, giúp tăng tốc độ luân chuyển hàng tồn kho trong các quốc gia và mang lại lợi ích cho cả nhà xuất khẩu lẫn nhập khẩu . Điều này sẽ tốt hơn so với các tuyến vận chuyển thay thế qua phía nam Sừng châu Phi, vòng qua Mũi Hảo Vọng, vốn làm tăng thời gian vận chuyển hàng hóa trung bình thêm khoảng 8 tuần.
Ca cao tiếp tục tăng
Trên sàn New York, hợp đồng ca cao kỳ hạn tháng 3 tăng 116 USD, tương đương 1%, lên 11.675 USD/tấn.
Trên sàn London, giá ca cao kỳ hạn tháng 3 cũng tăng 1,2% lên 9.347 GBP/tấn.
Giá ca cao tiếp tục tăng trong bối cảnh dự báo nguồn cung hạn chế từ Bờ Biển Ngà, quốc gia sản xuất ca cao lớn nhất thế giới.
Giá ca cao cao kỷ lục cũng gây áp lực lên doanh số bán hàng. Nhà sản xuất sôcôla Barry Callebaut báo cáo doanh số quý đầu tiên thấp hơn dự kiến, do khách hàng đàm phán lại giá bán với các nhà bán lẻ.
Tiêu tăng
Theo Hiệp hội Hồ tiêu Quốc tế (IPC) niêm yết giá tiêu đen Lampung (Indonesia) ở mức 7.115 USD/tấn, không đổi so với ngày hôm trước.
Tương tự, giá tiêu đen ASTA 570 Brazil ở mức thấp nhất là 6.150 USD/tấn. Trong khi tiêu đen Kuching Malaysia đạt 9.000 USD/tấn – cao nhất trên thị trường.
Tại Việt Nam, giá tiêu đen tiếp tục chuỗi ngày đi ngang ở mức 6.350 USD/tấn đối với loại 500 g/l và 6.650 USD/tấn đối với loại 550 g/l.
Trong khi, giá tiêu trắng Muntok Indonesia tiếp tục được báo giá ở mức 9.401 USD/tấn.
Giá tiêu trắng xuất khẩu của Việt Nam đứng ở mức cao hơn là 9.550 USD/tấn, còn giá tiêu tiêu trắng Malaysia ASTA đạt 11.600 USD/tấn.
Lúa mì giảm
Trên Sàn giao dịch thương mại Chicago (CBOT), hợp đồng lúa mì đỏ mềm mùa đông giao tháng 3 giảm 4,75 cent xuống còn 5,54 USD/bushel, sau khi chạm mức cao nhất kể từ ngày 11/12 trong phiên trước đó. Giá lúa mì cứng đỏ mùa đông giao tháng 3 cũng giảm 0,75 cent, còn 5,7475 USD/bushel.
Giá lúa mì tương lai giảm theo sau đà giảm của ngô và đậu tương, dù thị trường vẫn nhận được sự hỗ trợ từ rủi ro mùa đông tại Mỹ.
Trong khi đó, giá lúa mì xuân kỳ hạn tháng 3 tại Minneapolis (MWEH25) ghi nhận mức tăng nhẹ 2 cent, đạt 6,0605 USD/bushel.
Theo Commodity Weather Group, lúa mì đỏ mềm mùa đông tại khu vực trung tâm nước Mỹ đang phải đối mặt với nguy cơ bị ảnh hưởng bởi điều kiện thời tiết khắc nghiệt.
Ngô quay đầu giảm
Trên Sàn giao dịch thương mại Chicago (CBOT), hợp đồng ngô tháng 3 giảm 5,75 cent, xuống còn 4,8425 USD/bushel, sau khi hợp đồng ngô hoạt động mạnh nhất trên biểu đồ liên tục đạt mức đỉnh kể từ ngày 6/12/2023.
Các thương nhân châu Âu cho biết, cơ quan ngũ cốc quốc gia ONAB của Algeria đã mở gói thầu quốc tế mới để mua tới 240.000 tấn ngô dùng trong thức ăn chăn nuôi.
Commodity Weather Group dự báo, mưa sẽ quay trở lại Argentina trong những tuần tới, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của cây trồng.
Đậu tương
Hợp đồng đậu tương giao tháng 3 giảm 11,25 cent xuống còn 10,56 USD/bushel, sau khi đạt mức cao nhất kể từ ngày 26/7 trong phiên trước.
Giá đậu tương trên Sàn CBOT giảm do chịu áp lực từ hoạt động chốt lời của nhà đầu tư sau phiên tăng mạnh trước đó, cùng với dự báo lượng mưa cần thiết tại Argentina gây áp lực lên giá.
Ngoài ra, thị trường chịu thêm áp lực khi Trung Quốc, nước mua đậu tương lớn nhất thế giới đã tạm dừng nhập khẩu từ năm công ty Brazil do không đáp ứng được yêu cầu kiểm dịch thực vật.
Tuy nhiên, giá bột đậu tương tháng 3 vẫn ghi nhận mức tăng 4,80 USD, lên 315,80 USD/tấn ngắn, trong khi dầu đậu tương tháng 3 (BOH25) giảm 1,35 cent xuống còn 44,42 cent/pound.
Cơ quan ONAB của Algeria cũng đã ban hành một cuộc đấu thầu quốc tế mới để mua tới 70.000 tấn bột đậu tương, cho thấy nhu cầu đối với sản phẩm này vẫn ở mức cao.
N.Hao
Nguồn: VITIC
Xuất khẩu ngô của Mỹ trong quý I năm 2024/25 đạt mức cao nhất kể từ năm 2018/19
Trung Quốc: Thép “hết thời”, năng lượng xanh mở ra siêu chu kỳ hàng hóa mới
Canada và Mexico phản ứng trước lời đe dọa về thương mại của Tổng thống Mỹ Trump
Tổng thống Mỹ Trump nêu khả năng áp thuế đối với hàng hóa Trung Quốc
Thị trường kim loại thế giới ngày 23/1: Giá vàng tăng lên mức cao nhất gần 3 tháng
Giá vàng chạm mức cao nhất hơn 2 tháng do lo ngại về thuế quan của Mỹ
Các nhà sản xuất xe điện châu Âu đối mặt một năm khó khăn
Xuất khẩu khô đậu tương của Brazil đạt mức cao kỷ lục trong bối cảnh giá giảm
Tình trạng mất cân bằng cung-cầu mặt hàng cacao trở nên nghiêm trọng
Thị phần đậu tương của Mỹ tại Trung Quốc giảm trong năm 2024
Giá khô đậu tương EU tăng do hạn hán ở Achentina tác động đến sản lượng
Nhu cầu lúa mì Nga chậm lại do sự cạnh tranh từ Achentina và Úc
Libya lên kế hoạch tăng sản lượng dầu khí lên 2 triệu thùng mỗi ngày
Giá gạo xuất khẩu của Ấn Độ giảm xuống mức thấp nhất 18 tháng
Xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Hàn Quốc năm 2024 ...
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang thị trường Hàn Quốc trong tháng 12/2024 ...Xuất khẩu rau quả Việt Nam năm 2024 và mục tiêu đến năm ...
Trao đổi hàng hóa Việt Nam – Hoa Kỳ năm 2024
Xuất khẩu cá tra năm 2024 và mục tiêu năm 2025
Trao đổi thương mại của Việt Nam với nhiều thị trường tăng ...