Xuất khẩu hạt điều năm 2024 và cơ hội tăng xuất khẩu hạt điều năm 2025
Thứ sáu, 17-1-2025AsemconnectVietnam - Năm 2024, ngành điều đạt kỷ lục mới về xuất khẩu. Xuất khẩu hạt điều năm 2024 đạt 730,000 tấn, trị giá 4,37 tỷ USD. Con số này vượt kỷ lục mà ngành hàng đã đạt được là 3,63 tỷ USD vào năm 2021.
Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) dẫn số liệu Tổng cục Hải quan cho biết, ước tính, xuất khẩu hạt điều của Việt Nam năm 2024 đạt 730,000, trị giá 4,37 tỷ USD, tăng 13,3% về lượng và tăng 20,2% về trị giá so với năm 2023. Giá bình quân xuất khẩu hạt điều của Việt Nam đạt khoảng 6.003 USD/tấn trong năm 2024, tăng 6,1% so với năm 2023.
Theo ông Trần Hữu Hậu – Phó Tổng Thư ký Hiệp hội Điều Việt Nam – đánh giá, trong năm qua, mặc dù phải đối mặt nhiều khó khăn về mùa vụ và thị trường, tuy nhiên, nhân điều xuất khẩu vẫn nằm trong nhóm 7 mặt hàng nông nghiệp xuất khẩu trên 3 tỷ USD của Việt Nam với kim ngạch xuất khẩu đạt kỷ lục 4,37 tỷ USD, tăng 20,2% về lượng và tăng 13,3% về trị giá so với năm 2023. Việt Nam tiếp tục là quốc gia xuất khẩu nhân điều lớn nhất thế giới (năm thứ 18 liên tiếp) và chiếm trên 80% tổng sản lượng nhân điều xuất khẩu của toàn cầu.
Nhu cầu tăng là cơ hội cho ngành điều Việt Nam tăng trưởng xuất khẩu
Trong số các quốc gia châu Âu, Đức là nước tiêu thụ hạt điều lớn nhất. Nhu cầu về hạt điều làm đồ ăn nhẹ ở Đức theo mùa, đạt đỉnh vào mùa đông và giảm vào mùa hè. Bên cạnh đó, hạt điều ngày càng được sử dụng nhiều trong ngành thực phẩm và đồ uống.
Các nhà sản xuất thực phẩm, đồ uống trong khu vực gần đây đã quan tâm đến hạt điều, sử dụng chúng trong bánh quy và ngũ cốc, làm lớp phủ trên kem và để sản xuất bơ hạt điều. Tiêu thụ hạt điều tăng lên do xu hướng ăn vặt lành mạnh ngày càng tăng. Việc sử dụng hạt điều trong thành phần các loại bơ phết và thanh ăn nhẹ ngày càng cao (đặc biệt là sản phẩm hữu cơ).
Theo www.straitsresearch.com, quy mô thị trường hạt điều toàn cầu được định giá 7,78 tỷ USD vào năm 2024, dự kiến sẽ đạt 8,14 tỷ USD vào năm 2025 và tăng lên 11,67 tỷ USD vào năm 2033, tăng trưởng bình quân 4,6%/năm trong giai đoạn dự báo (giai đoạn 2025 - 2033).
Động lực tăng trưởng của thị trường hạt điều là sự phát triển của ngành chế biến thực phẩm, được thúc đẩy bởi quá trình đô thị hóa, lối sống thay đổi của người tiêu dùng và nhu cầu về thực phẩm tiện lợi.
Theo đó, hạt điều được sử dụng rộng rãi trong ngành chế biến thực phẩm để làm đồ ăn nhẹ, bánh kẹo, sản phẩm bánh mì... Với xu hướng này, nhu cầu nhập khẩu hạt điều của các thị trường lớn nhiều khả năng sẽ vẫn có xu hướng tăng trong thời gian tới.
Theo Cục Xuất nhập khẩu, những năm qua, ngành điều Việt Nam đã giữ vững ngôi vị đứng đầu thế giới về xuất khẩu điều nhân trong nhiều năm liên tiếp, đồng thời khẳng định được uy tín của thương hiệu trên thị trường quốc tế. Hạt điều nhân của Việt Nam hiện đã có mặt trên các kệ hoàng của trên 90 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, kim ngạch xuất khẩu tăng trưởng đều qua các năm.
Hiện nay, có hơn 20 tỉnh, thành phố trồng điều, với tổng diện tích lên tới hơn 300.000 ha. Trong đó, Bình Phước là tỉnh trồng nhiều cây điều nhất Việt Nam, với diện tích lên tới hơn 150.000 ha. Nơi đây có điều kiện thổ thưỡng phù hợp, đất màu mỡ… dễ dàng giúp cây điều sinh trưởng, phát triển, cho ra hạt tốt và sản lượng thu hoạch cao.
Theo dự báo, thị trường hạt điều toàn cầu sẽ tăng trưởng bình quân 4,6% trong giai đoạn 2022 - 2027. Xu hướng ưa chuộng chế độ ăn thuần chay và thực vật đã làm cho nhu cầu về các loại hạt và thực phẩm chế biến từ hạt tăng cao, trong đó có hạt điều... Đây sẽ là cơ hội tốt để ngành điều Việt Nam bứt tốc hơn nữa trong thời gian tới.
Mỹ là thị trường xuất khẩu hạt điều lớn nhất của Việt Nam
Năm 2024, Mỹ đã chi gần 1,2 tỷ USD mua hạt điều Việt Nam và chiếm 98% tổng lượng điều nhập khẩu của thị trường này.
Thống kê từ Tổng cục Hải quan cho thấy, trong năm 2024, Việt Nam xuất khẩu gần 724.000 tấn hạt điều nhân, thu về 4,34 tỷ USD. So với năm 2023, xuất khẩu điều chỉ tăng 12,4% về lượng nhưng tăng mạnh 19,2% về giá trị.
Đây cũng là kỷ lục xuất khẩu của ngành điều Việt Nam, đồng thời giữ vững vị trí số 1 thế giới trong suốt 18 năm qua khi chiếm trên 80% tổng sản lượng nhân điều xuất khẩu toàn cầu. Năm 2024, ngành điều cũng lấy lại vị thế xuất siêu, thặng dư thương mại đạt 1,12 tỷ USD.
Về thị trường xuất khẩu, Mỹ vẫn là khách hàng lớn nhất. Đáng chú ý, năm 2024 ghi nhận lần đầu tiên trong lịch sử Mỹ chi tới hơn 1,15 tỷ USD để nhập khẩu gần 192.200 tấn hạt điều của Việt Nam. Theo đó, xuất khẩu hạt điều sang thị trường Mỹ tăng 21,3% về lượng và tăng 30,3% về giá trị so với năm trước đó.
Hiện, loại hạt siêu dưỡng chất này của Việt Nam chiếm khoảng 98% trong tổng giá trị nhập khẩu mặt hàng này của thị trường Mỹ. Còn trong tổng kim ngạch xuất khẩu hạt điều của nước ta năm 2024, thị trường Mỹ chiếm gần 26,6%.
Hạt điều là loại hạt siêu dưỡng chất chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất, chất chống oxy hóa giúp duy trì tốt các chức năng của cơ thể. Theo Cơ sở dữ liệu dinh dưỡng quốc gia của Bộ Nông nghiệp Mỹ, chỉ cần ăn 18 hạt điều mỗi ngày sẽ cung cấp 31% đồng, 23% mangan, 20% magie, 17% photpho, 10% sắt, 8% selen và 5% vitamin cần thiết cho cơ thể. Do đó, hạt điều được sử dụng rộng rãi trong ngành chế biến thực phẩm để làm đồ ăn nhẹ, bánh kẹo, sản phẩm bánh mì...
Bên cạnh đó, sự phát triển của ngành chế biến thực phẩm, được thúc đẩy bởi quá trình đô thị hóa, lối sống thay đổi của người tiêu dùng và nhu cầu về thực phẩm tiện lợi. Dự báo, nhu cầu nhập khẩu hạt điều của các thị trường lớn, trong đó có Mỹ, nhiều khả năng sẽ tăng trong thời gian tới, tạo dư địa xuất khẩu cho các doanh nghiệp Việt Nam.
CK
Nguồn: VITIC/congthuong.vn
Tình hình xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Úc trong 6 tháng đầu năm 2015
Báo cáo thực phẩm nhập khẩu vi phạm tháng 06/2015
Nhập khẩu thủy sản của Mỹ 2 tháng đầu năm 2015
Asean-Ấn Độ: Việt Nam phải cắt giảm, xóa bỏ thuế quan 6772 dòng thuế
Xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang Thổ Nhĩ Kỳ tăng trưởng
Trung Quốc hướng xuất khẩu thủy sản sang các thị trường mới
Australia vào top 10 thị trường nhập khẩu tôm Việt Nam
Mỹ: Khối lượng nhập khẩu cá rô phi tăng
Nhật Bản NK hơn 4.000 tấn tôm chân trắng từ Việt Nam 2 tháng đầu năm nay
Trung Quốc hướng xuất khẩu thủy sản sang các thị trường mới
Quí I/2014: Nhập khẩu điện thoại và linh kiện từ Trung Quốc chiếm 68,2%
Quí I/2014: Nhập khẩu cao su giảm cả lượng và trị giá
Bốn tháng đầu năm, khu vực đầu tư nước ngoài xuất siêu hơn 4 tỷ USD
Tổ chức Nông lương LHQ dự kiến xuất khẩu gạo tăng 8% so với 2013
Xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Hàn Quốc năm 2024 ...
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang thị trường Hàn Quốc trong tháng 12/2024 ...Xuất khẩu rau quả Việt Nam năm 2024 và mục tiêu đến năm ...
Trao đổi hàng hóa Việt Nam – Hoa Kỳ năm 2024
Xuất khẩu cá tra năm 2024 và mục tiêu năm 2025
Trao đổi thương mại của Việt Nam với nhiều thị trường tăng ...