Thứ ba, 21-1-2025 - 3:44 GMT+7  Việt Nam EngLish 

Thị trường kim loại thế giới ngày 16/1: Giá quặng sắt gần cao nhất 2 tuần 

 Thứ năm, 16-1-2025

AsemconnectVietnam - Chốt phiên giao dịch ngày 15/1 giá vàng, giá bạc, giá bạch kim, giá đồng, giá quặng sắt, giá thép tăng, trong khi giá nhôm, giá chì, giá thiếc giảm.

Trên thị trường kim loại quý, giá vàng tiếp tục tăng trong phiên giao dịch ngày 15/1, do đồng USD giảm sau khi dữ liệu lạm phát lõi của Mỹ yếu hơn dự kiến, giảm bớt áp lực lạm phát và nhen nhóm kỳ vọng rằng chu kỳ nới lỏng của Fed có thể vẫn chưa kết thúc.
Chốt phiên giao dịch, giá vàng giao ngay tăng 0,6% lên 2.694 USD/ounce và giá vàng giao sau tăng 1,3% lên 2.718 USD.
Cục Thống kê Lao động Mỹ cho biết sau khi loại trừ các thành phần năng lượng và thực phẩm dễ biến động, CPI cơ bản tăng 3,2% so với cùng kỳ năm ngoái, thấp hơn một chút so với mức tăng 3,3% dự kiến.
Bart Melek, người đứng đầu phòng chiến lược hàng hóa tại TD Securities, nhận định dữ liệu CPI lõi thấp hơn một chút so với kỳ vọng. Đây là một tín hiệu tích cực đối với vàng. Hệ quả tất yếu của điều này là Fed sẽ không nhất thiết loại trừ khả năng hạ lãi suất.
Các thị trường hiện kỳ vọng Fed sẽ giảm lãi suất 40 điểm cơ bản vào cuối năm, so với khoảng 31 điểm cơ bản trước khi có dữ liệu lạm phát.
Chỉ số USD Index giảm 0,1%, giúp vàng trở nên hấp dẫn hơn đối với những người nắm giữ bằng các loại tiền tệ khác. Lợi suất trái phiếu kho bạc kỳ hạn 10 năm của Mỹ cũng giảm.
Các nhà đầu tư lo ngại rằng khả năng áp dụng thuế quan sau khi Donald Trump trở lại Nhà Trắng vào tuần tới có thể gây ra lạm phát và hạn chế khả năng hạ lãi suất của Fed ở mức độ lớn hơn.
Vàng không sinh lời được coi là hàng rào chống lạm phát, mặc dù lãi suất cao hơn làm giảm sức hấp dẫn của nó.
Tuy nhiên, ông Zain Vawda, nhà phân tích thị trường tại MarketPulse của OANDA, cho biết những bất ổn xoay quanh thuế quan và chính sách thương mại của ông Trump đối với nền kinh tế toàn cầu cũng như tác động tiềm tàng của chúng đối với tăng trưởng có thể sẽ duy trì nhu cầu trú ẩn an toàn đối với vàng.
Trên các thị trường kim loại quý khác, giá bạc giao ngay tăng 2,6% lên 30,66 USD/ounce.
Sắc xanh bao phủ thị trường kim loại thế giới trong phiên giao dịch. Sự tăng giá của bạc được thúc đẩy bởi nhu cầu trú ẩn tài sản an toàn khi có sự không chắc chắn về các chính sách thuế quan của Tổng thống đắc cử Donald Trump, các báo cáo việc làm mạnh mẽ và tỷ lệ thất nghiệp thấp có thể khiến các nhà đầu tư lo ngại về lạm phát hoặc các chính sách tiền tệ, vì vậy họ có thể chuyển hướng đầu tư vào bạc như một công cụ phòng ngừa rủi ro.
Tuy nhiên, những dữ liệu tích cực này cũng có thể tạo ra kỳ vọng rằng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) sẽ thắt chặt chính sách tiền tệ, điều này có thể khiến bạc trở nên hấp dẫn hơn. Tuy nhiên, đồng USD liên tục neo ở mức cao đã khiến cho nhu cầu đối với hai mặt hàng kim loại quý giảm bớt.
Hôm qua, chỉ số Dollar Index tiếp tục tăng 0,3% lên mức 109,96 điểm và duy trì ở vùng đỉnh hai năm. Đây cũng là phiên tăng điểm thứ tư liên tiếp của chỉ số này. Việc đồng USD ở mức cao đang gây áp lực lên các mặt hàng định giá bằng đồng bạc xanh, đặc biệt là nhóm kim loại quý do nhóm mặt hàng này vốn rất nhạy cảm với lãi suất và biến động tiền tệ.
Đồng thời, giá bạch kim tăng 0,2% lên 937,58 USD và giá palladium tăng 2,6% lên 962,98 USD.
Trên thị trường kim loại màu, Cơ quan Năng lượng Quốc tế cho biết, giá đồng tăng 0,3% lên 9.183,50 USD/tấn trong khi đồng trên sàn Comex của Mỹ tăng 0,8% lên 4,376 USD/lb, hay 9.647 USD/tấn. Các hợp đồng này đạt mức cao nhất kể từ ngày 12 tháng 12 và ngày 8 tháng 11, sau dữ liệu lạm phát của Mỹ.
Trên sàn giao dịch kỳ hạn Thượng Hải (SHFE), hợp đồng đồng hoạt động tích cực nhất tăng 0,1% ở mức 75.390 Nhân dân tệ (10.283,31 USD)/tấn.
Chỉ số giá sản xuất tháng 12 tăng 3,3% trong năm, thấp hơn một chút so với mức 3,4% mà các nhà kinh tế dự đoán, và tăng 0,2% trong tháng, theo dữ liệu hôm thứ Ba, báo hiệu lạm phát thấp hơn và khả năng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ thận trọng cắt giảm lãi suất trong năm nay.
Trong khi, giá nhôm tăng vào thứ Tư do khả năng nguồn cung nhôm trên thị trường Liên minh châu Âu sẽ bị thắt chặt nếu khối này cấm nhập khẩu kim loại từ Nga đã kích hoạt hoạt động mua vào của các quỹ.
Trên sàn LME, giá nhôm kỳ hạn ba tháng tăng 1,7% lên 2.602,50 USD/tấn sau khi đạt 2.607 USD, mức cao nhất kể từ ngày 16 tháng 12.
Ủy ban châu Âu sẽ đề xuất lệnh cấm nhập khẩu nhôm của Nga trong gói trừng phạt tiếp theo đối với Moscow. Tuy nhiên, nguồn cung từ Nga chỉ chiếm 6% nhu cầu nhập khẩu nhôm của EU.
Tác động tiềm tàng của thuế quan của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump, kết hợp với lập trường thận trọng của Fed về việc cắt giảm lãi suất trong năm nay, đã đẩy lợi suất trái phiếu kho bạc lên cao và củng cố đồng USD.
Trên thị trường kim loại màu khác, giá thiếc giảm xuống 29.650 USD, niken giảm 0,6% xuống 15.865 USD, chì giảm 0,5% xuống 1.955 USD và kẽm giảm 0,2% xuống 2.855 USD.
Nhôm SHFE giảm 0,7% xuống 20.145 Nhân dân tệ/tấn, niken giảm 0,2% xuống 127.600 Nhân dân tệ, kẽm giảm 0,7% xuống 24.010 Nhân dân tệ, chì tăng 0,5% lên 16.565 Nhân dân tệ và thiếc giảm 0,7% xuống 246.770 Nhân dân tệ.
Trên thị trường sắt thép: Giá quặng tiếp tục tăng vào thứ Tư, được hỗ trợ bởi dữ liệu tín dụng của Trung Quốc tốt hơn dự kiến, nhưng mức tăng bị hạn chế bởi lo ngại về căng thẳng thương mại leo thang sau khi Tổng thống Mỹ đắc cử Mỹ Donald Trump nhậm chức vào tuần tới.
Trump đã cam kết áp thuế 60% đối với hàng hóa Trung Quốc.
Trên Sàn giao dịch hàng hóa Đại Liên (DCE) của Trung Quốc, hợp đồng quặng sắt kỳ hạn tháng 5 lúc đóng cửa phiên giao dịch tăng 0,71% lên 782,5 nhân dân tệ (106,73 USD)/tấn, sau khi đạt mức cao nhất kể từ ngày 2 tháng 1 là 787,5 nhân dân tệ một tấn vào đầu phiên.
Giá quặng sắt kỳ hạn tháng 2 trên Sàn giao dịch Singapore tăng 0,26% lên 100,6 USD/tấn sau khi chạm mức 101,15 USD, mức cao nhất kể từ ngày 2 tháng 1 vào đầu phiên.
Theo báo cáo của Viện Sắt thép Mỹ, trong tuần kết thúc vào ngày 11/1/2025, sản lượng thép thô trong nước ghi nhận 1,65 triệu tấn, trong đó lượng thép ở khu vực miền Nam chiếm tới 45%; ngoài ra, tỷ lệ sử dụng công suất lò là 74,5%. Trong khi đó, cùng kỳ năm 2024 ghi nhận 1,63 triệu tấn ròng với công suất 73,3%. Như vậy, mức sản lượng hiện tại tăng 1,8% so với cùng kỳ và tăng 1,5% so với tuần trước (4/1 ghi nhận 1,63 triệu tấn).
Lũy kế từ đầu năm nay tới ngày 11/1, quốc gia này có sản lượng thép thô đạt gần 2,6 triệu tấn, công suất lò đạt 74,1%. Thống kê này tăng 1,3% so với cùng kỳ năm ngoái (cùng kỳ đạt 2,56 triệu tấn, công suất 73,3%).
Trên Sàn Singapore, giá quặng trong ngày 14/1 có thời điểm vượt 100,3 USD/tấn nhưng sau đó hạ nhiệt và đóng cửa thấp hơn mức 100. Trên Sàn Đại Liên (Trung Quốc), giá quặng cũng nhích 1,4% lên 784,5 CNY/tấn.
Thặng dư thương mại của Trung Quốc đạt kỷ lục 992 tỷ USD trong năm 2024. Xuất khẩu thép ghi nhận 110,7 triệu tấn, ghi nhận mức cao nhất kể từ năm 2015. Tuy nhiên, căng thẳng thương mại toàn cầu gia tăng, bao gồm các mức thuế mới tiềm tàng từ Tổng thống đắc cử Donald Trump có thể tác động đến việc xuất khẩu trong năm nay.
Các nhà phân tích dự đoán, nhập khẩu quặng sắt sẽ vẫn ở mức cao trong năm 2025 do các thương nhân tiếp tục mua nguyên liệu thô giá rẻ. Đồng thời, nhu cầu thép trong nước vẫn bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng đang diễn ra trong lĩnh vực xây dựng.
Một thương nhân ở Bắc Kinh cho biết: “Chừng nào vấn đề lâu năm về dư thừa công suất và dư cung vẫn chưa được giải quyết trong bối cảnh ngành xây dựng phục hồi chậm chạp, thì bất kỳ sự tăng giá nào của giá thép trong nước có thể vẫn gặp trở ngại”.
Nguồn tin tương tự nói thêm rằng “Biên lợi nhuận hạn chế dự kiến sẽ cản trở sức thu mua của các nhà máy Trung Quốc đối với quặng thiêu kết loại cao cấp”.
Các nguồn tin cho biết, tồn kho quặng sắt mịn chất lượng cao vẫn ở mức cao tại thị trường cảng Trung Quốc, điều này hạn chế chênh lệch giá giữa quặng sắt mịn loại cao cấp và trung cấp.
Một thương nhân có trụ sở tại Thượng Hải cho biết, mùa mưa của Brazil khó có thể ảnh hưởng đến nguồn cung quặng sắt cao cấp trong quý đầu năm vì nó chủ yếu ảnh hưởng đến khu vực phía nam và đông nam, tác động ít đến khu vực phía bắc, nơi sản xuất quặng sắt cao cấp.
Một thương nhân thứ hai có trụ sở tại Thượng Hải cũng chia sẻ, nguồn cung cấp quặng sắt cao cấp mới từ dự án Simandou dự kiến sẽ khai thác lô hàng đầu tiên vào cuối năm 2025. Những thương nhân khác vẫn thận trọng, dè dặt về triển vọng nguồn cung quặng cao cấp.
N.Hao
Nguồn: VITIC
 

  PRINT     BACK

© Bộ Công Thương- Trung tâm Thông tin Công Nghiệp và Thương mại (VITIC)

Giấy phép của Bộ Thông tin và Truyền thông số 115/GP-TTĐT, cấp ngày 03/6/2024.

Địa chỉ: Tòa nhà Bộ Công Thương, số 655, Phạm Văn Đồng, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội, Phòng 605, Tầng 6.

ĐT: (04)39341911; (04)38251312 và Fax: (04)38251312


Email: Asemconnectvietnam@gmail.com;

Ghi rõ nguồn "Asemconnectvietnam.gov.vn" khi đăng lại thông tin từ kênh thông tin này

Số lượt truy cập: 25717391699