Doanh nghiệp Việt Nam và Algeria tăng cường kết nối
Thứ năm, 16-1-2025AsemconnectVietnam - Thương vụ Việt Nam tại Algeria tổ chức cuộc gặp với đại diện các tổ chức xúc tiến thương mại và doanh nghiệp Algeria để thúc đẩy hợp tác kinh tế-thương mại song phương.
Ngày 15/1, Thương vụ Việt Nam tại Algeria đã tổ chức cuộc gặp với đại diện một số tổ chức xúc tiến thương mại và doanh nghiệp Algeria nhằm điểm lại tình hình hợp tác kinh tế-thương mại giữa hai nước trong năm qua cũng như thảo luận các biện pháp thúc đẩy hợp tác song phương trong thời gian tới.
Tham dự sự kiện có đại diện của Tổ chức phát triển kinh tế Algeria (ONDE), Trung tâm Đầu tư và Thương mại Arab-châu Phi (CAAID), Diễn đàn xuất nhập khẩu, Thương mại, Đầu tư và Công nghiệp Algeria (AFIETI) và 15 doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực kinh doanh, xuất nhập khẩu nông sản- thực phẩm, lâm sản, hàng công nghiệp.
Tại Hội thảo, ông Hoàng Đức Nhuận, Tham tán thương mại, đã giới thiệu về các thành tựu kinh tế, ngoại thương của Việt Nam năm 2024 và tình hình hợp tác giữa hai nước cho các đại biểu tham dự.
Về hợp tác Việt Nam-Algeria, theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam, thương mại song phương ước đạt 220 triệu USD vào năm 2024. Những sản phẩm xuất khẩu chính của Việt Nam bao gồm càphê thô, hạt tiêu, hạt điều, cơm dừa, thủy sản, hóa chất. Việt Nam nhập khẩu từ Algeria dược phẩm, quặng, giấy tái chế, thức ăn chăn nuôi, chân gà.
Trong lĩnh vực hợp tác đầu tư, liên doanh giữa Tổng công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí Việt Nam (PVEP), Công ty Thăm dò và Khai thác dầu khí Thái Lan (PTTEP) và Tập đoàn Sonatrach của Algeria đi vào khai thác mỏ Bir Seba tại tỉnh Ouargla từ tháng 8/2015 tiếp tục hoạt động tốt với công suất khoảng 16.000-18.000 thùng/ngày.
Nhân dịp này, ông Hoàng Đức Nhuận cũng giới thiệu một số sự kiện thương mại quốc tế tại Việt Nam như Lễ hội càphê Buôn Mê Thuột (tháng 3/2025), Vietnam Expo (tháng 4 và tháng 12), Viet Nam International Sourcing Expo 2025 (tháng 9), Vietnam Food Expo (tháng 11) và mời các cơ quan, doanh nghiệp Algeria tham dự.
Tại hội thảo, các doanh nghiệp Algeria đã bày tỏ sự quan tâm đến nhập khẩu càphê thô, hạt điều, hạnh nhân, gỗ và đồ gỗ của Việt Nam và xuất khẩu dầu ôliu, chân gà của Algeria.
Ông Nabil, đại diện AFIETI cho biết phía Algeria sẽ tổ chức đoàn tham dự Hội chợ thương mại quốc tế Vietnam Expo tại Hà Nội vào tháng 4/2025. Một số doanh nghiệp Algeria có nhu cầu tìm kiếm các nhà đầu tư Việt Nam để liên doanh, liên kết sản xuất giày dép, hàng dệt may, dược phẩm, hóa chất nhằm phục vụ thị trường sở tại cũng như xuất khẩu sang các nước khác trong khu vực để tận dụng Hiệp định Thương mại tự do lục địa châu Phi (AFCFTA).
Ông Mahdi Aimane, phụ trách quan hệ quốc tế thuộc Tổ chức phát triển kinh tế Algeria (ONDE) đề nghị hai bên thành lập một nền tảng điện tử kết nối các doanh nghiệp.
Tại hội thảo, doanh nghiệp Algeria cũng nêu một số trở ngại trong giao dịch thương mại như vấn đề lòng tin trong khâu thanh toán, giá các mặt hàng nông sản như càphê, hạt tiêu tiếp tục tăng cao, chính sách hạn chế nhập khẩu để thúc đẩy đầu tư và sản xuất trong nước của Algeria.
Tham tán thương mại Hoàng Đức Nhuận cho biết, trong thời gian tới, hai bên sẽ tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý, các cơ chế hợp tác (như thành lập Hội đồng doanh nghiệp), tăng cường trao đổi đoàn, khuyến khích doanh nghiệp tham gia các hội chợ, triển lãm quốc tế diễn ra tại mỗi nước; đẩy mạnh công tác thông tin thị trường, kết nối doanh nghiệp; phối hợp trong việc xác minh đối tác và tư vấn, hỗ trợ doanh nghiệp giải quyết các tranh chấp phát sinh.
Nhân dịp này, các đại biểu Algeria tham dự sự kiện đã được thưởng thức sản phẩm càphê Việt Nam và thăm quan phòng trưng bày hàng mẫu tại Thương vụ./.
Nguồn: www.vietnamplus.vn/doanh-nghiep-viet-nam-va-algeria-tang-cuong-ket-noi-post1007759.vnp
Tham dự sự kiện có đại diện của Tổ chức phát triển kinh tế Algeria (ONDE), Trung tâm Đầu tư và Thương mại Arab-châu Phi (CAAID), Diễn đàn xuất nhập khẩu, Thương mại, Đầu tư và Công nghiệp Algeria (AFIETI) và 15 doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực kinh doanh, xuất nhập khẩu nông sản- thực phẩm, lâm sản, hàng công nghiệp.
Tại Hội thảo, ông Hoàng Đức Nhuận, Tham tán thương mại, đã giới thiệu về các thành tựu kinh tế, ngoại thương của Việt Nam năm 2024 và tình hình hợp tác giữa hai nước cho các đại biểu tham dự.
Về hợp tác Việt Nam-Algeria, theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam, thương mại song phương ước đạt 220 triệu USD vào năm 2024. Những sản phẩm xuất khẩu chính của Việt Nam bao gồm càphê thô, hạt tiêu, hạt điều, cơm dừa, thủy sản, hóa chất. Việt Nam nhập khẩu từ Algeria dược phẩm, quặng, giấy tái chế, thức ăn chăn nuôi, chân gà.
Trong lĩnh vực hợp tác đầu tư, liên doanh giữa Tổng công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí Việt Nam (PVEP), Công ty Thăm dò và Khai thác dầu khí Thái Lan (PTTEP) và Tập đoàn Sonatrach của Algeria đi vào khai thác mỏ Bir Seba tại tỉnh Ouargla từ tháng 8/2015 tiếp tục hoạt động tốt với công suất khoảng 16.000-18.000 thùng/ngày.
Nhân dịp này, ông Hoàng Đức Nhuận cũng giới thiệu một số sự kiện thương mại quốc tế tại Việt Nam như Lễ hội càphê Buôn Mê Thuột (tháng 3/2025), Vietnam Expo (tháng 4 và tháng 12), Viet Nam International Sourcing Expo 2025 (tháng 9), Vietnam Food Expo (tháng 11) và mời các cơ quan, doanh nghiệp Algeria tham dự.
Tại hội thảo, các doanh nghiệp Algeria đã bày tỏ sự quan tâm đến nhập khẩu càphê thô, hạt điều, hạnh nhân, gỗ và đồ gỗ của Việt Nam và xuất khẩu dầu ôliu, chân gà của Algeria.
Ông Nabil, đại diện AFIETI cho biết phía Algeria sẽ tổ chức đoàn tham dự Hội chợ thương mại quốc tế Vietnam Expo tại Hà Nội vào tháng 4/2025. Một số doanh nghiệp Algeria có nhu cầu tìm kiếm các nhà đầu tư Việt Nam để liên doanh, liên kết sản xuất giày dép, hàng dệt may, dược phẩm, hóa chất nhằm phục vụ thị trường sở tại cũng như xuất khẩu sang các nước khác trong khu vực để tận dụng Hiệp định Thương mại tự do lục địa châu Phi (AFCFTA).
Ông Mahdi Aimane, phụ trách quan hệ quốc tế thuộc Tổ chức phát triển kinh tế Algeria (ONDE) đề nghị hai bên thành lập một nền tảng điện tử kết nối các doanh nghiệp.
Tại hội thảo, doanh nghiệp Algeria cũng nêu một số trở ngại trong giao dịch thương mại như vấn đề lòng tin trong khâu thanh toán, giá các mặt hàng nông sản như càphê, hạt tiêu tiếp tục tăng cao, chính sách hạn chế nhập khẩu để thúc đẩy đầu tư và sản xuất trong nước của Algeria.
Tham tán thương mại Hoàng Đức Nhuận cho biết, trong thời gian tới, hai bên sẽ tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý, các cơ chế hợp tác (như thành lập Hội đồng doanh nghiệp), tăng cường trao đổi đoàn, khuyến khích doanh nghiệp tham gia các hội chợ, triển lãm quốc tế diễn ra tại mỗi nước; đẩy mạnh công tác thông tin thị trường, kết nối doanh nghiệp; phối hợp trong việc xác minh đối tác và tư vấn, hỗ trợ doanh nghiệp giải quyết các tranh chấp phát sinh.
Nhân dịp này, các đại biểu Algeria tham dự sự kiện đã được thưởng thức sản phẩm càphê Việt Nam và thăm quan phòng trưng bày hàng mẫu tại Thương vụ./.
Nguồn: www.vietnamplus.vn/doanh-nghiep-viet-nam-va-algeria-tang-cuong-ket-noi-post1007759.vnp
Đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa sang Liên minh Kinh tế Á – Âu khi Hiệp định VCUFTA có hiệu lực
EC lại áp 10% thuế chống bán phá giá giày mũ da nhập từ Việt Nam
Thúc đẩy quan hệ hợp tác song phương Việt Nam-Hoa Kỳ
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tham dự Hội nghị Cấp cao đặc biệt ASEAN- Hoa Kỳ
Tác động của TPP đến quan hệ thương mại Việt Nam và Úc
Gia nhập WTO giúp Hải Dương gặt hái nhiều thành công
Ngành dệt may Đà Nẵng bị sẵn sàng đón TPP
TPP: Cơ hội thu hút FDI vào Việt Nam
Hiệp định Thương mại tự do EU- Việt Nam: Cơ hội và Thách thức
HSBC: Việt Nam sẽ có được lợi ích to lớn từ TPP
Doanh nghiệp ASEAN-Ấn Độ có cổng kinh doanh trực tuyến
Xây dựng chứng nhận tiêu chuẩn chung cho tôm ASEAN
Việt Nam và Campuchia triển khai kết nối hai nền kinh tế
Thành phố Hồ Chí Minh và Vùng lãnh thổ Bắc Australia thúc đẩy hợp tác
Trao đổi hàng hóa Việt Nam – Hoa Kỳ năm 2024
Trao đổi thương mại hai chiều giữa Việt Nam - Hoa Kỳ năm 2024 ước đạt hơn 132 tỷ USD. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa ...Xuất khẩu cá tra năm 2024 và mục tiêu năm 2025
Xuất khẩu rau quả Việt Nam năm 2024 và mục tiêu đến năm ...
Trao đổi thương mại của Việt Nam với nhiều thị trường tăng ...