Thứ ba, 14-1-2025 - 20:32 GMT+7  Việt Nam EngLish 

Đánh giá hiệp định thương mại Ấn Độ, ASEAN đang bị trì hoãn 

 Thứ sáu, 10-1-2025

AsemconnectVietnam - Việc đánh giá lại theo kế hoạch đối với hiệp định thương mại hàng hóa 14 năm tuổi của Ấn Độ với ASEAN có thể mất nhiều thời gian hơn dự kiến vì các thành viên của đối tác thương mại lớn thứ tư của Ấn Độ đang thúc đẩy đàm phán thuế quan riêng lẻ.

Đánh giá này, dự kiến sẽ được hoàn tất tại cuộc họp tại thủ đô Jakarta (Indonesia) vào tháng 2/2025 giữa Ấn Độ và Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á, đã bị đình trệ vì đề xuất của Ấn Độ về một cơ cấu thuế quan thống nhất không được các thành viên ASEAN. Sự thay đổi trong cách tiếp cận của ASEAN này là để đáp lại đề xuất của Ấn Độ về một biểu thuế quan thống nhất cho tất cả các quốc gia thành viên - một đề xuất đã gặp phải sự phản đối từ một số quốc gia trong khối.
Mặc dù hiệp định thương mại này đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy quan hệ kinh tế khu vực nhưng các ưu tiên và cách tiếp cận khác nhau giữa Ấn Độ và các thành viên ASEAN có thể kéo dài quá trình đánh giá, khiến tương lai của hiệp định trở nên không chắc chắn.
Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN (ATIGA) được ký kết vào năm 2009 và được thực hiện một năm sau đó. Sau nhiều lần các thành viên yêu cầu, một đợt đánh giá lại đã được nhất trí và phạm vi của đợt đánh giá lại đã được hoàn thiện vào tháng 9 năm 2022 và bắt đầu các cuộc xem xét vào tháng 5 năm 2023. Đợt xem xét này nhằm mục đích tăng cường các biện pháp tạo thuận lợi cho thương mại của hiệp định và tối đa hóa lợi ích cho các doanh nghiệp trên toàn khu vực.
"Về phần mình, Ấn Độ mong muốn xem xét lại các ưu đãi thuế quan được cấp theo ATIGA. Các ưu đãi này hiện đang tạo điều kiện cho việc nhập khẩu linh kiện điện thoại di động với mức thuế suất bằng 0 vào Ấn Độ, một vấn đề đáng lo ngại đối với các nhà sản xuất trong nước. Bằng cách xem xét lại các điều khoản này, Ấn Độ đặt mục tiêu bảo vệ các ngành công nghiệp và tạo ra một môi trường thương mại công bằng hơn", một đại diện dấu tên của Ấn Độ cho biết.
Khối ASEAN bao gồm Brunei Darussalam, Campuchia, Indonesia, Lào, Malaysia, Myanmar, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam, nhưng hoạt động thương mại của Ấn Độ với khối này vẫn tập trung ở năm quốc gia chính: Indonesia, Singapore, Malaysia, Thái Lan và Việt Nam.
“Một mức thuế quan chung từ các nước đối tác cho tất cả các thành viên ASEAN có vẻ là một thách thức vì ASEAN không phải là một liên minh thuế quan. Các quốc gia thành viên không chia sẻ các cấu trúc thuế quan giống hệt nhau, điều này làm phức tạp thêm các nỗ lực nhằm hài hòa các chính sách thương mại bên ngoài. Sự chênh lệch về thuế quan này đã dẫn đến các lời kêu gọi đàm phán riêng, tương tự như cách tiếp cận được áp dụng trong các cuộc thảo luận thương mại trước đây", Nhà kinh tế và Giáo sư danh dự Biswajeet Dhar tại Hội đồng Phát triển Xã hội Ấn Độ cho biết. "Chúng tôi đặt mục tiêu kết thúc thảo luận vào tháng 2/2025 như dự kiến. Tuy nhiên, tôi nghĩ các cuộc đối thoại sẽ tiếp tục lâu hơn một chút vì tất cả các quốc gia thành viên của khối ASEAN muốn thảo luận riêng về mối quan tâm của họ". Trước đó, Ấn Độ đã bày tỏ sự thất vọng về thỏa thuận hàng hóa ASEAN do những gì nước này coi là thương mại mất cân bằng. Theo ATIGA, việc xóa bỏ thuế quan đã được đề xuất đối với 74,2% các dòng thuế, trong khi việc giảm thuế quan đã được thống nhất đối với 14,2% các dòng thuế khác. Không có nhượng bộ thuế quan nào được đưa ra đối với 11,6% các dòng thuế còn lại. Các dòng thuế quan là các mặt hàng được liệt kê trong biểu thuế quan của một quốc gia.
Thương mại của Ấn Độ với ASEAN đã tăng trưởng đáng kể sau khi ký kết thỏa thuận. Tuy nhiên, cán cân thương mại vẫn nghiêng nhiều về phía ASEAN, một trung tâm sản xuất toàn cầu. Trong giai đoạn từ năm tài chính 2009 đến năm tài chính 2023, xuất khẩu của Ấn Độ sang ASEAN tăng 130,4%, trong khi nhập khẩu tăng vọt 234,4%. Hơn một nửa lượng hàng nhập khẩu của Ấn Độ từ ASEAN bao gồm than, dầu cọ và các nguyên liệu thô khác.
Ngược lại, xuất khẩu của Ấn Độ sang khối này bao gồm các sản phẩm dầu mỏ tinh chế, xe thương mại, thiết bị viễn thông, thịt bò, thức ăn chăn nuôi, hàng nông sản, thép, nhựa và các sản phẩm kỹ thuật.

Nguồn: Vitic/ www.livemint.com
 

  PRINT     BACK

© Bộ Công Thương- Trung tâm Thông tin Công Nghiệp và Thương mại (VITIC)

Giấy phép của Bộ Thông tin và Truyền thông số 115/GP-TTĐT, cấp ngày 03/6/2024.

Địa chỉ: Tòa nhà Bộ Công Thương, số 655, Phạm Văn Đồng, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội, Phòng 605, Tầng 6.

ĐT: (04)39341911; (04)38251312 và Fax: (04)38251312


Email: Asemconnectvietnam@gmail.com;

Ghi rõ nguồn "Asemconnectvietnam.gov.vn" khi đăng lại thông tin từ kênh thông tin này

Số lượt truy cập: 25717236060