Chính phủ Sri Lanka không phản đối các hiệp định thương mại tự do
Thứ sáu, 10-1-2025AsemconnectVietnam - Thứ trưởng Bộ Công nghiệp và Phát triển Doanh nghiệp Sri Lanka Chaturanga Abeysinghe khẳng định Chính phủ Sri Lanka không phản đối các hiệp định thương mại tự do và sẽ đàm phán với Chính phủ Ấn Độ về giải pháp khắc phục những lo ngại nêu ra đối với Hiệp định hợp tác kinh tế và công nghệ (ETCA) được đề xuất vào năm 2018.
"Thỏa thuận về ETCA vẫn chưa đạt được. Chính phủ Sri Lanka sẽ tiếp tục đàm phán", ông Abeysinghe nói.
Đề cập đến Hiệp định thương mại tự do Singapore, ông Abeysinghe cho biết chính phủ không né tránh thỏa thuận nhưng chính phủ cần thêm thời gian để xem xét lại. "Singapore không phải là quốc gia sản xuất mà chủ yếu tham gia vào thương mại. Mối quan tâm của ngành công nghiệp Sri Lanka là làm thế nào để xác định quốc gia xuất xứ của hàng hóa nhập khẩu từ Singapore, Singapore tạo ra bao nhiêu giá trị gia tăng, 30% hay 40% và làm thế nào để tìm ra điều này. Đó là lý do tại sao Sri Lanka mong muốn xem xét lại thỏa thuận. Chúng tôi không né tránh nhưng cần một chút thời gian", ông Abeysinghe khẳng định.
Thứ trưởng Abeysinghe nhấn mạnh chính sách chung của Chính phủ Sri Lanka là ủng hộ các hiệp định thương mại tự do. "Mọi quốc gia trên toàn cầu đều đã tham gia các hiệp định thương mại tự do nhưng trải nghiệm của chúng tôi với các hiệp định thương mại tự do không tốt lắm. Lý do không phải là các thỏa thuận đó tệ mà là liệu chúng tôi có chiến lược công nghiệp hóa và chiến lược phát triển sản phẩm để tận dụng lợi ích từ các hiệp định đó hay không", ông Abeysinghe nói.
Nguồn: Vitic/ www.dailymirror.lk
Đề cập đến Hiệp định thương mại tự do Singapore, ông Abeysinghe cho biết chính phủ không né tránh thỏa thuận nhưng chính phủ cần thêm thời gian để xem xét lại. "Singapore không phải là quốc gia sản xuất mà chủ yếu tham gia vào thương mại. Mối quan tâm của ngành công nghiệp Sri Lanka là làm thế nào để xác định quốc gia xuất xứ của hàng hóa nhập khẩu từ Singapore, Singapore tạo ra bao nhiêu giá trị gia tăng, 30% hay 40% và làm thế nào để tìm ra điều này. Đó là lý do tại sao Sri Lanka mong muốn xem xét lại thỏa thuận. Chúng tôi không né tránh nhưng cần một chút thời gian", ông Abeysinghe khẳng định.
Thứ trưởng Abeysinghe nhấn mạnh chính sách chung của Chính phủ Sri Lanka là ủng hộ các hiệp định thương mại tự do. "Mọi quốc gia trên toàn cầu đều đã tham gia các hiệp định thương mại tự do nhưng trải nghiệm của chúng tôi với các hiệp định thương mại tự do không tốt lắm. Lý do không phải là các thỏa thuận đó tệ mà là liệu chúng tôi có chiến lược công nghiệp hóa và chiến lược phát triển sản phẩm để tận dụng lợi ích từ các hiệp định đó hay không", ông Abeysinghe nói.
Nguồn: Vitic/ www.dailymirror.lk
Đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa sang Liên minh Kinh tế Á – Âu khi Hiệp định VCUFTA có hiệu lực
EC lại áp 10% thuế chống bán phá giá giày mũ da nhập từ Việt Nam
Thúc đẩy quan hệ hợp tác song phương Việt Nam-Hoa Kỳ
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tham dự Hội nghị Cấp cao đặc biệt ASEAN- Hoa Kỳ
Tác động của TPP đến quan hệ thương mại Việt Nam và Úc
Gia nhập WTO giúp Hải Dương gặt hái nhiều thành công
Ngành dệt may Đà Nẵng bị sẵn sàng đón TPP
TPP: Cơ hội thu hút FDI vào Việt Nam
Hiệp định Thương mại tự do EU- Việt Nam: Cơ hội và Thách thức
HSBC: Việt Nam sẽ có được lợi ích to lớn từ TPP
Doanh nghiệp ASEAN-Ấn Độ có cổng kinh doanh trực tuyến
Xây dựng chứng nhận tiêu chuẩn chung cho tôm ASEAN
Việt Nam và Campuchia triển khai kết nối hai nền kinh tế
Thành phố Hồ Chí Minh và Vùng lãnh thổ Bắc Australia thúc đẩy hợp tác
Kinh tế Hà Lan và thương mại với Việt Nam năm 2024
Năm 2024, kinh tế Hà Lan đã có bước tăng trưởng vượt bậc sau khi tăng trưởng âm trong năm 2023. Theo tradingeconomics.com, kinh tế Hà Lan ...Xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang EU tăng mạnh trong 10 ...
Tình hình xuất khẩu dệt may của Việt Nam sang EU 10 tháng ...
Thương mại hàng hóa Việt Nam năm 2024 dự kiến đạt mức cao ...