EU, Thụy Sĩ nhất trí tăng cường quan hệ thương mại
Thứ ba, 31-12-2024AsemconnectVietnam - Thụy Sĩ và Liên minh châu Âu cho biết đã đạt được thỏa thuận tăng cường quan hệ thương mại, vượt qua mối lo ngại của Thụy Sĩ về vấn đề nhập cư và mở ra cánh cửa cho cuộc cải tổ quan hệ song phương lớn nhất trong nhiều năm qua.
Các cuộc đàm phán bắt đầu vào tháng 3/2024 và đi sâu vào các lĩnh vực gây tranh cãi như cách giải quyết các tranh chấp khi luật pháp Thụy Sĩ và EU khác nhau khi điều chỉnh mối quan hệ thương mại song phương trị giá khoảng 300 tỷ franc Thụy Sĩ (338 tỷ đô la Mỹ) hàng năm.
Mặc dù phải đối mặt với những thử thách lớn trước khi phê chuẩn, nhưng thỏa thuận này là một bước tiến so với lần cải tổ trước, đã thất bại vào năm 2021 khi Thụy Sĩ đột ngột rút lui. Thỏa thuận này đã được EU thúc đẩy mạnh mẽ khi cố gắng vượt qua khó khăn sau cuộc bỏ phiếu rời khỏi khối của Anh vào năm 2016.
Tổng thống Thụy Sĩ Viola Amherd và Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen đã công bố thỏa thuận tại một cuộc họp báo chung ở Bern (Thụy Sĩ).
"Hôm nay là một cột mốc cho sự ổn định và phát triển hơn nữa quan hệ song phương", Tổng thống Amherd cho biết.
Chủ tịch Von der Leyen cho biết theo thỏa thuận này, các khoản đóng góp tài chính của Thụy Sĩ cho khối sẽ tăng lên trong vài năm tới. Điều đó có tính lịch sử và quan trọng trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị. "Tại Thụy Sĩ cũng như 27 quốc gia thành viên của chúng tôi, trong bối cảnh đầy thách thức này, các mối quan hệ đối tác mạnh mẽ như của chúng tôi không chỉ là một lợi thế mà còn là điều bắt buộc", Chủ tịch Von der Leyen khẳng định.
Thỏa thuận này bao gồm các lĩnh vực từ điện đến viện trợ nhà nước, giao thông và tự do đi lại và đã trải qua một quá trình phê duyệt khó khăn tại Thụy Sĩ, nơi giàu có hơn hầu hết các quốc gia thành viên của khối về bình quân đầu người.
Theo thỏa thuận, đóng góp hàng năm của Thụy Sĩ cho EU sẽ duy trì ở mức 130 triệu franc Thụy Sĩ (145 triệu đô la) trong giai đoạn chuyển tiếp đến cuối năm 2029. Từ năm 2030, con số này sẽ tăng lên 350 triệu franc cho đến năm 2036.
Nguồn: Vitic/ www.reuters.com
Mặc dù phải đối mặt với những thử thách lớn trước khi phê chuẩn, nhưng thỏa thuận này là một bước tiến so với lần cải tổ trước, đã thất bại vào năm 2021 khi Thụy Sĩ đột ngột rút lui. Thỏa thuận này đã được EU thúc đẩy mạnh mẽ khi cố gắng vượt qua khó khăn sau cuộc bỏ phiếu rời khỏi khối của Anh vào năm 2016.
Tổng thống Thụy Sĩ Viola Amherd và Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen đã công bố thỏa thuận tại một cuộc họp báo chung ở Bern (Thụy Sĩ).
"Hôm nay là một cột mốc cho sự ổn định và phát triển hơn nữa quan hệ song phương", Tổng thống Amherd cho biết.
Chủ tịch Von der Leyen cho biết theo thỏa thuận này, các khoản đóng góp tài chính của Thụy Sĩ cho khối sẽ tăng lên trong vài năm tới. Điều đó có tính lịch sử và quan trọng trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị. "Tại Thụy Sĩ cũng như 27 quốc gia thành viên của chúng tôi, trong bối cảnh đầy thách thức này, các mối quan hệ đối tác mạnh mẽ như của chúng tôi không chỉ là một lợi thế mà còn là điều bắt buộc", Chủ tịch Von der Leyen khẳng định.
Thỏa thuận này bao gồm các lĩnh vực từ điện đến viện trợ nhà nước, giao thông và tự do đi lại và đã trải qua một quá trình phê duyệt khó khăn tại Thụy Sĩ, nơi giàu có hơn hầu hết các quốc gia thành viên của khối về bình quân đầu người.
Theo thỏa thuận, đóng góp hàng năm của Thụy Sĩ cho EU sẽ duy trì ở mức 130 triệu franc Thụy Sĩ (145 triệu đô la) trong giai đoạn chuyển tiếp đến cuối năm 2029. Từ năm 2030, con số này sẽ tăng lên 350 triệu franc cho đến năm 2036.
Nguồn: Vitic/ www.reuters.com
Doanh nghiệp Việt cần lưu ý gì khi Singapore cập nhật quy định xuất nhập khẩu
Anh tham gia hiệp định xuyên Thái Bình Dương - thỏa thuận thương mại lớn nhất hậu Brexit
Việt Nam và Canada trước cơ hội hợp tác lớn trong lĩnh vực năng lượng hạt nhân
Truyền thông quốc tế đánh giá triển vọng kinh tế Việt Nam tươi sáng
HSBC: Việt Nam trở lại là “ngôi sao” tăng trưởng của ASEAN
Đáp ứng các tiêu chuẩn cao để xuất khẩu bền vững sang thị trường Hoa Kỳ
Hội nghị chuyên đề WHO, WIPO, WTO nhấn mạnh việc tăng cường năng lực sản xuất ứng phó với các bệnh không lây nhiễm
Nước chủ nhà MC14 Cameroon chính thức thông qua hiệp định về trợ cấp thủy sản
Chủ tịch Đại hội đồng hoan nghênh tiến triển đáng kể trong các cuộc đàm phán cải cách giải quyết tranh chấp
Xúc tiến đầu tư, tăng cường hợp tác giữa doanh nghiệp Việt Nam và Đài Loan
Cơ chế hợp tác kinh tế, thương mại Việt Nam-Mỹ phát huy hiệu quả
Truyền thông Trung Quốc nhận định tích cực về thành tựu kinh tế Việt Nam
Việt Nam trở thành điểm đến mới của doanh nghiệp Mexico
Nhật Bản, GCC tăng cường quan hệ kinh tế, tiến hành vòng đàm phán FTA đầu tiên