Lợi nhuận công nghiệp của Trung Quốc tiếp tục trượt dài
Thứ hai, 30-12-2024AsemconnectVietnam - Lợi nhuận công nghiệp của Trung Quốc kéo dài đà giảm sang tháng thứ tư liên tiếp, giảm 7,3% vào tháng 11 so với cùng kỳ năm ngoái, đài CNBC đưa tin.
Kết quả trên báo hiệu rằng các biện pháp kích thích của Bắc Kinh vẫn chưa có tác dụng ngăn chặn đáng kể sự sụt giảm lợi nhuận của các nhà sản xuất.
Trước đó, lợi nhuận công nghiệp của Trung Quốc trong tháng 10 đã giảm 10% so với cùng kỳ năm ngoái sau mức giảm 27,1% vào tháng 9 - mức giảm sâu nhất kể từ tháng 3/2020, theo thông tin từ công ty phần mềm và dữ liệu tài chính Wind Information có trụ sở tại thành phố Thượng Hải.
Lợi nhuận công nghiệp là một chỉ số quan trọng về tình hình tài chính của các nhà máy, các đơn vị phát triển tiện ích và khai khoáng tại Trung Quốc. Thu nhập công nghiệp cho thấy bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp tăng lên như thế nào sau các biện pháp kích thích kinh tế của chính quyền Trung Quốc.
Bất chấp một loạt các biện pháp kích thích được Bắc Kinh đưa ra kể từ cuối tháng 9, dữ liệu kinh tế gần đây từ Trung Quốc chỉ ra rằng nền kinh tế lớn thứ hai thế giới vẫn tiếp tục vật lộn với tình trạng giảm phát dai dẳng, do nhu cầu tiêu dùng yếu và thị trường bất động sản suy thoái kéo dài.
Lạm phát tiêu dùng của Trung Quốc đã giảm xuống mức thấp nhất trong 5 tháng vào tháng 11, trong khi dữ liệu xuất nhập khẩu của nước này không đạt kỳ vọng. Dữ liệu bán lẻ gần đây nhất của Trung Quốc cũng gây thất vọng, không đạt dự báo.
Tuy nhiên, một số thành phần của nền kinh tế Trung Quốc đã cho thấy dấu hiệu phục hồi, với hoạt động sản xuất chế tạo được mở rộng trong hai tháng liên tiếp và đạt mức cao nhất trong 5 tháng vào tháng 11.
Đầu tháng này, các quan chức hàng đầu của Trung Quốc đã khẳng định tại một hội nghị thiết lập chương trình nghị sự kinh tế quan trọng rằng sẽ tăng cường các nỗ lực nới lỏng tiền tệ, bao gồm cả việc hạ lãi suất để hỗ trợ nền kinh tế đang gặp khó khăn.
Ngân hàng Thế giới hôm 27/12 đã nâng dự báo tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc vào năm 2024 và 2025, một động thái được cho là ghi nhận những điều chỉnh chính sách gần đây của Bắc Kinh. Hiện tại, Ngân hàng Thế giới kỳ vọng GDP của Trung Quốc sẽ tăng 4,9% vào năm 2024, cao hơn mức dự báo trước đó là 4,8%. Còn năm 2025, GDP của Trung Quốc được dự báo sẽ tăng 4,5%, cao hơn dự báo trước đó là 4,1%.
Tuy nhiên, Ngân hàng Thế giới cảnh báo rằng lĩnh vực bất động sản đang gặp khó khăn của Trung Quốc, cùng với niềm tin của hộ gia đình và doanh nghiệp giảm sút, sẽ vẫn là rào cản đối với tăng trưởng của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.
Nguồn: Tinnhanhchungkhoan.vn
Niềm tin tiêu dùng Nhật Bản cải thiện vào tháng 11/2024
Tỷ lệ lạm phát của Đức tăng thấp hơn dự kiến
Tỷ lệ lạm phát của Hà Lan tăng lên mức cao nhất trong 16 tháng
Tỷ lệ lạm phát của Bồ Đào Nha tăng trong tháng thứ 3
Tỷ lệ lạm phát của Áo tăng lên 1,9% trong tháng 11/2024
Tỷ lệ lạm phát Khu vực đồng Euro tăng lên 2,3% trong tháng 11/2024
Giá tiêu dùng tại Slovenia tăng 1,8% vào tháng 11/2024
Tỷ lệ lạm phát của Kenya đạt 2,8% trong tháng 11/2024
Lạm phát của Ý tăng lên mức cao nhất trong 1 năm
Hoạt động sản xuất của Trung Quốc tăng trong tháng thứ 2
Chỉ số PMI tổng hợp của Trung Quốc duy trì ở mức cao nhất trong 5 tháng: NBS
Thặng dư thương mại của Hàn Quốc vượt dự báo
PMI dịch vụ của Trung Quốc bất ngờ giảm
Chỉ số PMI chế tạo của Myanmar tháng 11/2024
Xuất khẩu hàng hóa sang một số quốc gia ASEAN 7 tháng đầu ...
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, 7 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang một số quốc gia ASEAN như ...Trao đổi thương mại Việt Nam – Hà Lan 7 tháng đầu năm 2024
Tình hình xuất khẩu và nhập khẩu phân bón của Việt Nam ...
Tình hình nhập khẩu nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi ...
Dự báo trao đổi thương mại giữa Việt Nam với các đối tác ...