Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long làm việc với đại diện Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP)
Thứ tư, 25-12-2024AsemconnectVietnam - Sáng 23/12, tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Công thương - Nguyễn Hoàng Long đã có buổi làm việc với đại điện Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP).
Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long cho biết, cuộc họp với UNDP được đánh giá là vô cùng quan trọng. Trước cuộc họp này, Bộ Công thương đã tổ chức nhiều buổi làm việc trong khuôn khổ Ban Thư ký Đối tác Chuyển đổi Năng lượng Công bằng (JETP) tại Việt Nam và Bộ Công Thương (MOIT).
Cần triển khai nhanh gọn, tránh lãng phí thời gian vào các thủ tục không cần thiết
Thứ trưởng cho biết, Bộ đã thành lập đội ngũ JETP nòng cốt, với quy mô lớn hơn hiện tại, trong đó, Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững đảm nhiệm vai trò thư ký thường trực, phối hợp cùng Cục Điện lực và Năng lượng Tái tạo để thúc đẩy các nội dung liên quan.
Tại buổi làm việc, Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long nhấn mạnh việc triển khai các dự án ODA cần được thực hiện theo quy trình chặt chẽ, đảm bảo phù hợp với quy định pháp luật hiện hành. Ông nêu rõ, các quy trình phê duyệt dự án đã được thiết lập qua nhiều giai đoạn, từ việc rà soát danh mục đến xác định thứ tự ưu tiên. Đây là yếu tố quan trọng nhằm đảm bảo hiệu quả và minh bạch trong việc quản lý nguồn vốn và thực hiện các dự án.
Theo Thứ trưởng, đối với các dự án năng lượng, đặc biệt là năng lượng tái tạo, việc huy động nguồn tài chính đóng vai trò then chốt. Ông cũng lưu ý rằng Bộ Tài chính có các quy định và quy trình riêng để quyết định việc thực hiện dự án ODA. Sau khi phê duyệt, ban thư ký sẽ phối hợp để đưa ra các tín hiệu chính sách, đồng thời tổ chức rà soát dự án nhằm đảm bảo phù hợp với quy hoạch điện VIII và các nghị định mới.
Đồng thời, sự phối hợp giữa các bên liên quan là rất quan trọng. Các ưu tiên trong phát triển năng lượng tái tạo, chẳng hạn như điện gió ngoài khơi và chuyển đổi năng lượng xanh, đã được xác định rõ ràng và cần sự đồng thuận trong quá trình thực hiện. Ông cũng khẳng định rằng việc xây dựng danh mục dự án phải dựa trên sự hợp tác, tránh trùng lặp và tối ưu hóa lợi ích cho tất cả các bên.
Ngoài ra, Thứ trưởng cũng đề cập đến việc tái cấu trúc các nhóm công tác, dựa trên lĩnh vực ưu tiên đã xác định, nhằm đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án trọng điểm. Điều này, sẽ góp phần thúc đẩy phát triển bền vững, đồng thời đảm bảo các dự án được triển khai đúng tiến độ và hiệu quả.
Thứ trưởng cũng lưu ý rằng, mặc dù có những thách thức về thủ tục và nguồn vốn, Việt Nam vẫn cam kết phát triển mạnh mẽ lĩnh vực năng lượng tái tạo. Với sự tham gia của các nhà đầu tư trong và ngoài nước, các dự án như điện gió ngoài khơi và lưu trữ năng lượng tái tạo đã được xác định là ưu tiên hàng đầu, góp phần vào mục tiêu phát triển bền vững của quốc gia.
"Chúng tôi muốn mọi nguồn vốn phù hợp được đưa vào khu vực tư nhân và các dự án năng lượng tái tạo tại Việt Nam", Thứ trưởng Long khẳng định.
Ông cũng đề cập đến một khoản tài trợ 250 triệu USD từ các đối tác quốc tế đã cam kết đầu tư vào các dự án cụ thể, thay vì bị phân bổ dàn trải hay chờ đợi những quy định mới. Và mong muốn cách làm việc cần linh hoạt hơn, kể cả trong nhóm các nhóm đối tác chuyển dịch năng lượng (IPG).
Đại diện UNDP nhấn mạnh vai trò hỗ trợ tài chính và quy trình nhanh gọn
Tại buổi làm việc, bà Ramla Khalidi - Trưởng đại diện thường trú của UNDP tại Việt Nam, đánh giá cao sự phối hợp giữa các bên trong việc triển khai các dự án. Bà khẳng định, UNDP sẵn sàng hỗ trợ để đảm bảo các quy trình thực hiện dự án được nhanh chóng và hiệu quả.
Liên quan đến kế hoạch triển khai 3 đến 5 dự án ưu tiên, bà Khalidi nhấn mạnh rằng không có ý định giới hạn số lượng dự án, mà mục tiêu chính là tối ưu hóa nguồn lực trong giai đoạn từ nay đến năm 2025. UNDP mong muốn lựa chọn những dự án chiến lược, không chỉ để thu hút tài chính ưu đãi và đầu tư từ khu vực tư nhân, mà còn để tạo ra các chuỗi giá trị mới, làm tiền đề cho các dự án tương lai.
Bà Ramla Khalidi - Trưởng đại diện thường trú của UNDP tại Việt Nam. - Ảnh: Thế Duy |
Bà Khalidi cũng khẳng định các dự án khác ngoài danh sách ưu tiên vẫn có thể tiếp tục được triển khai, tùy theo lựa chọn của các đối tác và sự hỗ trợ từ UNDP. Đặc biệt, UNDP sẵn sàng thúc đẩy các dự án có tính đổi mới và quy mô lớn, với kỳ vọng mang lại hiệu quả lâu dài.
Tuy nhiên, bà cũng làm rõ rằng UNDP không thể đại diện cho các tổ chức quốc tế khác trong việc ra quyết định, mà chỉ đóng vai trò hỗ trợ theo Công ước khung của Liên Hợp Quốc về Biến đổi Khí hậu (UNFCCC). Bà Khalidi cam kết sẽ chuyển tải các thông điệp và đề xuất từ phía Việt Nam đến các tổ chức liên quan để tiếp tục rà soát, đánh giá và phản hồi.
Kết thúc phần phát biểu, bà Khalidi nhấn mạnh tầm quan trọng của việc phối hợp hiệu quả giữa các bên và bày tỏ mong muốn thúc đẩy các dự án nhanh chóng đi vào thực tiễn.
Kỳ vọng mở rộng danh mục các dự án năng lượng
Tại buổi làm việc, Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long mong muốn, khuyến nghị các tổ chức trong và ngoài nước, như Đại sứ quán Na Uy và các nhà đầu tư từ Paris, tận dụng cơ hội đầu tư vào Việt Nam, bao gồm các dự án hydro tại Trà Vinh và các dự án điện gió ngoài khơi. Với các nguồn vốn lớn đã cam kết, ông kỳ vọng rằng danh mục các dự án năng lượng sẽ mở rộng nhanh chóng, từ 10-15 dự án trong vòng 3-5 năm tới, để đạt mục tiêu tăng trưởng năng lượng 15% đáp ứng tỷ lệ tăng trưởng kinh tế 10%.
Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long, kêu gọi các tổ chức trong và ngoài nước, như Đại sứ quán Na Uy và các nhà đầu tư từ Paris, tận dụng cơ hội đầu tư vào Việt Nam. - Ảnh: Thế Duy |
Thứ trưởng Long khẳng định cần tránh tình trạng lãng phí thời gian vào các rào cản hành chính như quy trình phê duyệt dài dòng, viết công văn qua lại hoặc chờ đợi các ý kiến đồng thuận. Ông nhấn mạnh: "Mỗi lần họp, chúng ta mất ít nhất ba tháng, thời gian đó cần được tận dụng để thực hiện các bước chuẩn bị cụ thể".
Cuối cùng, ông Nguyễn Hoàng Long kêu gọi sự tham gia tích cực hơn từ các đối tác quốc tế, nhấn mạnh rằng Việt Nam đang trong giai đoạn chuyển mình mạnh mẽ về tăng trưởng và không thể chấp nhận sự trì trệ trong việc khai thác các tiềm năng to lớn về năng lượng tái tạo.
Năm 2024: Ngành Công Thương dồn sức, đồng lòng, chủ động, sáng tạo, đột phá, hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu, nhiệm vụ đề ra
10 sự kiện nổi bật ngành Công Thương năm 2024
Diễn đàn Bộ Công Thương: Chống lãng phí, khơi thông nguồn lực phát triển
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam - Nhật Bản năm 2024
Trao giải “Giải thưởng hiệu quả năng lượng trong công nghiệp - công trình xây dựng năm 2024, Giải thưởng Sản phẩm hiệu suất năng lượng cao nhất năm 2024”
Ban Cán sự Đảng Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị tổng kết Nghị quyết số 18/NQ-TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đề xuất các giải pháp để Đồng Tháp khai thác tối đa tiềm năng, thúc đẩy tăng trưởng
Thứ trưởng Phan Thị Thắng đồng chủ trì Hội nghị tổng kết năm 2024 Kế hoạch hành động giai đoạn 2024-2026 triển khai Bản ghi nhớ về tăng cường hợp tác kinh tế thương mại Việt Nam – Trung Quốc (Quảng Tây)
Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long làm việc với Tổng giám đốc Ngân hàng Standard Chartered Việt Nam
Họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 11/2024: Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân giải đáp câu hỏi của phóng viên liên quan đến Dự án Điện hạt nhân Ninh Thuận
Hội nghị tổng kết công tác đầu tư xây dựng các Dự án đường dây 500 kV mạch 3
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đề xuất nhiều giải pháp tạo động lực mới cho xuất khẩu công nghiệp của vùng Đông Nam Bộ năm 2025
Công bố Kế hoạch, chương trình hoạt động của Hội đồng thẩm định thuộc Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ năm 2025
Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long cùng đoàn công tác của Bộ Công Thương tháp tùng Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà tham dự Tọa đàm hợp tác kinh tế- năng lượng Việt Nam - Phần Lan