Thứ ba, 7-1-2025 - 3:14 GMT+7  Việt Nam EngLish 

Tình hình kinh tế Ba Lan và thương mại với Việt Nam trong năm 2024 

 Thứ hai, 23-12-2024

AsemconnectVietnam - Ba Lan là nền kinh tế lớn thứ 8 trong Liên minh châu Âu với gần 40 triệu dân, tuy nhiên GDP bình quân đầu người vẫn thấp hơn đáng kể so với mức trung bình của EU. Nền kinh tế Ba Lan đã vượt qua những cú sốc bên ngoài khu vực và toàn cầu nhờ cơ cấu kinh tế đa dạng, hội nhập vào chuỗi giá trị khu vực, cam kết ổn định kinh tế vĩ mô, khu vực tài chính lành mạnh và thị trường lao động trong nước đã hỗ trợ tăng trưởng tiền lương và tiêu dùng tư nhân đáng kể, góp phần giảm nghèo dài hạn và tăng trưởng thu nhập trung bình.

Theo Tradingeconomics, tăng trưởng kinh tế Ba Lan đã giảm 0,1% trong quý III/2024 so với quý trước đó, đánh dấu sự suy giảm đầu tiên trong 5 quý, sau mức tăng trưởng 2,8% trong quý II/2024 và tỷ lệ tăng 2,2% trong quý I/2024. Tỷ lệ tăng trưởng GDP ở Ba Lan trung bình là 0,97% từ năm 1995 đến năm 2024, đạt mức cao nhất mọi thời đại là 6,80% trong quý III/2020 và mức thấp kỷ lục là -9,20% trong quý II/2020.
Sản xuất- thương mại
Theo Tradingeconomics.com, chỉ số PMI sản xuất của S&P Global Ba Lan giảm xuống 48,9 vào tháng 11/2024, giảm so với mức 49,2 vào tháng 10/2024 do lượng đơn đặt hàng mới sụt giảm, mức giảm mạnh nhất trong ba tháng, trong khi các đơn đặt hàng xuất khẩu cũng tiếp tục giảm do nhu cầu yếu của châu Âu, đặc biệt là từ Đức. Tương tự, sản xuất lại giảm sau khi tăng nhẹ trong tháng 10. Do đó, các công ty tiếp tục giảm hoạt động mua hàng, kéo dài thời kỳ suy thoái kỷ lục lên hai năm rưỡi. Bất chấp những thách thức này, số lượng việc làm mới đã tăng trong tháng thứ hai liên tiếp, đạt mức cao nhất kể từ tháng 2/2022. Về mặt giá cả, chi phí đầu vào đã giảm với tốc độ nhanh nhất kể từ tháng 10/2023 và giá đầu ra đã giảm mạnh nhất trong năm nay do cạnh tranh về giá gay gắt. Dự báo, niềm tin kinh doanh suy yếu, với dự kiến năm 2024 đạt mức thấp nhất kể từ tháng 12/2022 trong bối cảnh lo ngại về địa chính trị và kinh tế.
Theo Tradingeconomics.com,cán cân thương mại của Ba Lan chuyển sang thâm hụt 690 triệu EUR (2,96 tỷ PLN) vào tháng 9/2024, từ mức thặng dư 585 triệu EUR (2,63 tỷ PLN) trong tháng 9/2023. Xuất khẩu giảm 6,5% xuống còn 28,03 tỷ EUR (119,9 tỷ PLN), do xuất khẩu  giảm trên tất cả sáu loại hàng hóa, đặc biệt là hàng hóa đầu tư, thiết bị vận tải và hàng hóa trung gian, với mức giảm đáng kể trong lĩnh vực ô tô, đặc biệt là pin điện và ô tô chở khách. Nhập khẩu cũng giảm 2,1% xuống còn 28,72 tỷ EUR (122,9 tỷ PLN), do giá trị nhiên liệu nhập khẩu thấp hơn, giá hàng hóa trung gian và đầu tư giảm. Tuy nhiên, nhập khẩu hàng tiêu dùng vẫn tiếp tục tăng, đặc biệt là các mặt hàng bền, với mức tăng trưởng hơn nữa trong cả nhập khẩu ô tô chở khách mới và đã qua sử dụng. 
Thương mại Việt Nam- Ba Lan
Trong những năm qua, quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Ba Lan không ngừng phát triển song hành với những thành tựu trong phát triển kinh tế mỗi nước, đặc biệt, xuất khẩu của Việt Nam sang Ba Lan tăng mạnh trong những năm gần đây.  Ba Lan hiện là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam tại khu vực Trung và Đông Âu, trong khi Việt Nam là đối tác thương mại lớn nhất của Ba Lan tại Đông Nam Á và được coi là một trong đối tác ưu tiên ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương trong chính sách tăng cường và mở rộng quan hệ với các nước châu Á.
Hiệp định Thương mại tự do (EVFTA) giữa Việt Nam và EU đang và sẽ tiếp tục góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng thương mại giữa Việt Nam với thị trường EU nói chung và với thị trường Ba Lan nói riêng. Quan hệ thương mại, đầu tư Việt Nam - Ba Lan đã phát triển nhanh chóng và hiệu quả, theo xu hướng gia tăng thương mại hai chiều của Việt Nam - EU kể từ khi hiệp định EVFTA có hiệu lực.
Theo các số liệu của Tổng cục Hải Quan, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam và Ba Lan tăng liên tiếp, từ mức 2,122 tỷ USD trong năm 2020 lên  2,824 tỷ USD trong năm 2023, tăng 33%. Trong đó xuất khẩu của Việt Nam sang Ba La tăng từ mức 1,7 tỷ USD năm 2020 lên  2,451 tỷ USD trong năm 2023, tăng 37,5%. Thặng dư cán cân thương mại của Việt Nam với Ba Lan cũng tăng từ mức 1,440 tỷ USD năm 2020 lên 2,077 tỷ USD năm 2023, tăng 44%.
Đơn vị: USD

 
Nguồn: Số liệu từ Tổng Cục Hải Quan
Xuất khẩu hàng hóa của Ba Lan sang Việt Nam
Theo tính toán từ số liệu của Tổng cục Hải quan Việt Nam, trong năm nay, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Ba Lan tăng mạnh. Xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Ba Lan trong 11 tháng đầu năm nay đạt 2,8 tỷ USD, tăng 24,4% so với cùng kỳ năm ngoái.
 
Tên nhóm/mặt hàng
T11/2024
11T/2024
Trị giá
(USD)
So với T10/2024 (%)
So với T11/2023
(%)
Trị giá
(USD)
So với 11T/2023 (%)
TỔNG TRỊ GIÁ
256.676.923
-3,18
25,18
2.800.859.481
24,45
Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện
51.537.561
-9,52
0,27
601.282.427
4,26
Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác
48.722.717
-18,27
61,09
584.179.692
71,87
Điện thoại các loại và linh kiện
23.576.637
-38,15
-13,07
300.555.425
-2,39
Hàng hóa khác
26.645.933
14,62
73,65
283.780.750
41,71
Máy ảnh, máy quay phim và linh kiện
13.453.719
41,39
65,73
182.662.894
210,67
Phương tiện vận tải và phụ tùng
10.128.526
33,47
86,82
108.682.055
62,52
Hàng dệt, may
12.842.088
19,89
96,71
106.605.886
19,93
Chất dẻo nguyên liệu
7.206.992
-40,66
-56,81
105.645.334
23,28
Giày dép các loại
11.285.838
26,44
0,9
81.272.555
28,51
Sắt thép các loại
11.563.787
196,22
354,32
71.532.444
-46,24
Cà phê
8.587.508
114,39
67,56
70.281.099
53,39
Sản phẩm từ sắt thép
6.301.838
-1,84
9,06
65.944.761
6,51
Sản phẩm từ chất dẻo
4.621.455
-9,4
56,45
51.807.750
27,7
Hàng thủy sản
2.398.664
10,67
-37,63
36.365.972
-9,45
Kim loại thường khác và sản phẩm
3.297.274
49,71
12,72
35.130.086
-37,85
Bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc
3.883.378
-4,69
44,5
33.811.338
71,98
Gỗ và sản phẩm gỗ
3.077.771
38,08
75,64
22.112.464
58,3
Hạt tiêu
2.445.570
-43,03
169,81
18.133.076
100,74
Túi xách, ví,vali, mũ và ô dù
1.781.091
-8,68
-14,24
17.852.190
-1,6
Sản phẩm mây, tre, cói và thảm
1.782.820
128,82
46,36
9.909.371
7,16
Gạo
1.214.294
83,77
40,56
8.037.484
-15,32
Sản phẩm từ cao su
236.867
-41,4
-17,52
4.420.210
5,38
Chè
84.596
8,27
103,28
854.219
79,84
 
Nguồn: Tính toán từ số liệu của Tổng cục Hải quan Việt Nam
 Nhập khẩu hàng hóa của Ba Lan từ Việt Nam
Theo tính toán từ số liệu của Tổng cục Hải quan Việt Nam, trong năm nay, nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam từ Ba Lan cũng tăng. Cụ thể, nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam từ Ba Lan trong 11 tháng đầu năm nay đạt 350 triệu USD, tăng 3% so với cùng kỳ năm ngoái.
Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa Ba Lan vào Việt Nam trong tháng 11 và 11 tháng đầu năm 2024
 
Tên nhóm/mặt hàng
T11/2024
11T/2024
Trị giá
(USD)
So với T10/2024 (%)
So với T11/2023
(%)
Trị giá
(USD)
So với 11T/2023 (%)
TỔNG TRỊ GIÁ
29.454.072
2
-14,72
350.558.949
3,04
Hàng hóa khác
15.319.389
0,14
6,67
159.727.790
15,93
Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác
5.540.354
18,28
-20,8
66.619.202
-20,62
Dược phẩm
3.870.585
80,7
-26,2
40.911.880
-8,95
Sữa và sản phẩm sữa
1.068.330
-43,99
-59,01
24.107.651
3,78
Sản phẩm hóa chất
1.052.894
-6,75
8,45
15.191.047
53,28
Sản phẩm từ sắt thép
596.666
99,62
-42,66
10.176.537
32,34
Chất thơm, mỹ phẩm và chế phẩm vệ sinh
434.702
-65,4
-45,69
9.025.165
11,05
Kim loại thường khác
407.064
-1,18
117,68
7.376.258
22,52
Chế phẩm thực phẩm khác
353.578
-61,99
-45,21
6.722.220
19,59
Hàng thủy sản
206.390
-60,91
-85,45
4.784.547
11,03
Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện
421.974
101,46
140,58
4.334.044
22,1
Nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày
143.046
77,17
56,08
1.265.700
-13,75
Sắt thép các loại
39.100
288.862
27,45
Cao su
28.044
-98,45
Nguồn: Tính toán từ số liệu của Tổng cục Hải quan Việt Nam
Một số quy định, thông tin chính sách nổi bật liên quan đến thương mại của Ba Lan
Ba Lan áp dụng hệ thống thuế quan đối ngoại chung của EU đối với hàng hóa nhập khẩu từ các thị trường ngoại khối, trong đó có Việt Nam. Ba Lan tuân thủ Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại (GATT) và có hệ thống thuế theo HS. Các quy định của Hải quan Ba Lan về thuế suất thuế nhập khẩu được xây dựng trên cơ sở các chỉ thị liên quan của EU mở rộng.
Hạn ngạch nhập khẩu áp dụng đối với một số nhóm sản phẩm theo từng thời kỳ. Hạn ngạch theo thuế suất hàng năm được xây dựng đối với các mặt hàng là ngũ cốc và thịt tùy theo tình hình cung cầu trên thị trường. Một số sản phẩm bị cấm nhập khẩu vào Ba Lan vì những lý do liên quan đến việc bảo vệ môi trường tự nhiên, an ninh quốc gia, trật tự công cộng, sức khỏe của con người, thực vật và động vật. Hội đồng Chính sách Tiền tệ Ba Lan (Monetary Policy Council) tại Ngân hàng Trung ương Ba Lan chịu trách nhiệm kiểm soát ngoại hối trên cơ sở tham vấn ý kiến chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
Đạo luật về Hệ thống Hóa đơn Điện tử Quốc gia của Ba Lan
Theo Đạo luật về Hệ thống Hóa đơn Điện tử Quốc gia (KSeF) do Tổng thống Andrzej Duda ký ngày 7/8/2023, kể từ ngày 1/7/2024, các doanh nhân sẽ phải xuất hóa đơn dưới dạng điện tử thông qua KSeF. Nền tảng KSeF của chính quyền Trung ương được tải xuống sử dụng, lưu trữ tất cả các hóa đơn điện tử, nhờ đó cơ quan thuế có thể xác minh và phát hiện những hành động có dấu hiệu gian lận thuế. Sau thời điểm này, nghĩa vụ xuất hóa đơn điện tử trên toàn quốc áp dụng cho hầu hết tất cả người nộp thuế Ba Lan. Người nộp thuế được miễn thuế VAT phải thực hiện nghĩa vụ này. Từ ngày 1/1/2025, các giao dịch với người tiêu dùng (B2C) được miễn KSEF.
T.Hường
Nguồn: Vitic

 

  PRINT     BACK

© Bộ Công Thương- Trung tâm Thông tin Công Nghiệp và Thương mại (VITIC)

Giấy phép của Bộ Thông tin và Truyền thông số 115/GP-TTĐT, cấp ngày 03/6/2024.

Địa chỉ: Tòa nhà Bộ Công Thương, số 655, Phạm Văn Đồng, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội, Phòng 605, Tầng 6.

ĐT: (04)39341911; (04)38251312 và Fax: (04)38251312


Email: Asemconnectvietnam@gmail.com;

Ghi rõ nguồn "Asemconnectvietnam.gov.vn" khi đăng lại thông tin từ kênh thông tin này

Số lượt truy cập: 25716987847