Cơ chế hợp tác kinh tế, thương mại Việt Nam-Mỹ phát huy hiệu quả
Thứ hai, 23-12-2024AsemconnectVietnam - Tổng kim ngạch thương mại hai chiều trong 10 tháng đầu năm đạt 112 tỷ USD, thặng dư thương mại của Việt Nam đạt 102 tỷ USD, tăng hơn 26% so với cùng kỳ.
Các cơ chế hợp tác hiện nay về kinh tế-thương mại giữa Việt Nam và Mỹ đang được vận dụng tương đối hiệu quả, tích cực, chủ động, đáp ứng được những nhiệm vụ đề ra trong mối quan hệ kinh tế-thương mại song phương.
Tham tán Thương mại, Trưởng cơ quan Thương vụ Việt Nam tại Mỹ Đỗ Ngọc Hưng đưa ra đánh giá trên trong buổi trao đổi với phóng viên TTXVN tại địa bàn về kết quả ngoại giao kinh tế Việt-Mỹ năm 2024 và triển vọng hợp tác thương mại song phương năm 2025.
Theo ông Đỗ Ngọc Hưng, năm 2024, tình hình chính trị nội bộ nước Mỹ có nhiều biến động khi đây là năm bầu cử tổng thống. Hầu hết các chính sách của chính quyền Tổng thống Joe Biden đều hướng đến ngành sản xuất trong nước và công nhân.
Sau cuộc bầu cử, ông Donald Trump đắc cử Tổng thống nhiệm kỳ thứ 2 và sẽ nhậm chức vào tháng 1/2025. Những chính sách an ninh, kinh tế, đối ngoại của Mỹ trong nhiệm kỳ mới của Tổng thống Trump được dự báo sẽ có những tác động to lớn, thậm chí có thể làm thay đổi, đảo chiều tình hình chính trị, kinh tế-tài chính trên thế giới và khu vực.
Về thương mại, theo số liệu của Bộ Thương mại Mỹ công bố ngày 5/12 vừa qua, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của Mỹ trong 10 tháng đầu năm 2024 đạt 4.432 tỷ USD, tăng 2,7% so với cùng kỳ 2023, trong đó nhập khẩu đạt 2.708 tỷ USD, xuất khẩu 1.724 tỷ USD và nhập siêu đạt gần 1.000 tỷ USD.
Theo nhận định của ông Peter Navarro, người được chỉ định làm cố vấn cấp cao về kinh tế và sản xuất của Mỹ, Tổng thống đắc cử Trump nhận được sự ủng hộ cao của đảng Cộng hòa về biện pháp ứng phó với tình trạng lạm phát, thâm hụt thương mại, xử lý vấn đề người nhập cư, bảo vệ người lao động trước hành vi thương mại cạnh tranh không công bằng, xử lý các vấn đề về xã hội, giáo dục, y tế...
Quan điểm kêu gọi Quốc hội thông qua Đạo luật thương mại có đi có lại (USRTA) cho phép Mỹ tăng thuế để áp dụng đối ứng với các quốc gia áp thuế cao hơn. Đạo luật nhằm buộc các đối tác thương mại giảm thuế bằng Mỹ và xóa bỏ rào cản phi thuế quan hoặc Mỹ tăng mức thuế tương ứng với mức tăng của đối tác thương mại. Theo tính toán, với kịch bản đầu, Mỹ có thể giảm thâm hụt thương mại xuống 58,3 tỷ USD. Với kịch bản sau, Mỹ sẽ giảm thâm hụt thương mại ở mức cao hơn.
Theo ông Navarro, nếu Đạo luật Yêu nước (USRTA) có hiệu lực, các quốc gia và vùng lãnh thổ được ưu tiên trong danh sách đàm phán gồm Ấn Độ, Trung Quốc (nhóm 1), sau đó là Liên minh châu Âu EU (nhóm 2), và ở nhóm 3 là Việt Nam, Thái Lan và Đài Loan (Trung Quốc).
Qua trao đổi với các công ty tư vấn luật, cựu quan chức trong chính quyền, cũng như thông tin nội bộ từ Điện Capitol, giới chức Mỹ đánh giá cao Việt Nam thông qua việc nâng cấp quan hệ đối tác chiến lược toàn diện, ngày càng đi vào chiều sâu. Cả hai bên đều coi nhau là đối tác có tầm quan trọng chiến lược hàng đầu, với vị trí và vai trò ngày càng có ý nghĩa trong khu vực và quốc tế.
Theo thống kê của Ủy ban Thương mại Quốc tế Mỹ (USITC), tổng kim ngạch thương mại hai chiều trong 10 tháng đầu năm đạt 112 tỷ USD, thặng dư thương mại của Việt Nam đạt 102 tỷ USD, tăng hơn 26% so với cùng kỳ. Kim ngạch xuất khẩu của Mỹ sang Việt Nam đạt 10 tỷ USD, tăng gần 30%.
Hiện nay, cơ chế, khung khuôn khổ hợp tác giữa Việt Nam và Mỹ đã được xây dựng với nhiều cấp độ, mức độ khác nhau (như hợp tác theo cơ chế đa phương tại Tổ chức Thương mại thế giới WTO hay Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương APEC…; hợp tác song phương như Hiệp định khung về Thương mại và Đầu tư - TIFA, Hiệp định thương mại song phương - BTA…).
Bên cạnh đó, Việt Nam và Mỹ cũng có nhiều kênh hợp tác từ các cơ quan cấp Bộ, các nhóm công tác liên bộ, hiệp hội ngành hàng, doanh nghiệp; cơ chế hợp tác trao đổi về năng lượng; cơ chế hợp tác kinh tế do Bộ Khoa học Đầu tư chủ trì...
Trên cơ sở tổng hợp số liệu nhập khẩu từ Cơ quan Hải quan và Bảo vệ biên phòng Mỹ, có thể thấy Việt Nam có những mặt hàng có lợi thế cạnh tranh khi chiếm tỷ trọng nhập khẩu chiếm đáng kể. Bên cạnh đó, đối với nhóm hàng tiềm năng, Việt Nam có nhiều cơ hội tăng trưởng xuất khẩu khi tốc độ gia tăng của các nhóm hàng rất cao trong khi tỷ trọng nhập khẩu của Việt Nam trong cơ cấu nhập khẩu của Mỹ còn rất khiêm tốn. Điều này cho thấy, Việt Nam có những cơ hội để tăng trưởng xuất khẩu tập trung vào những nhóm hàng có lợi thế cạnh tranh và tiềm năng.
Theo nhiều chuyên gia đánh giá, năm 2025 có thể tiếp tục sẽ là năm khó khăn với kinh tế Mỹ, tốc độ tăng trưởng có thể thấp, lạm phát vẫn ở mức cao. Bên cạnh đó, lạm phát vẫn chưa quay về mức kỳ vọng cũng như những biến động về năng lượng khi các xung đột trên thế giới vẫn tiếp tục xảy ra.
Bên cạnh đó, theo nhiều phân tích cho thấy xu hướng tiêu dùng như trong thời gian qua bất chấp lạm phát sẽ khó có thể giữ được lâu và người Mỹ sẽ sớm thắt chặt chi tiêu nếu tình hình không được cải thiện.
Bên cạnh các mục tiêu hợp tác kinh tế thương mại trong dài hạn, Cơ quan thương vụ cho biết nhiệm vụ chính trước mắt cần đặc biệt lưu ý giải quyết vấn đề thâm hụt thương mại (dù về cơ bản điều này thể hiện cơ cấu ngoại thương của mỗi quốc gia, mang tính bổ trợ và ít cạnh tranh trực tiếp) và vấn đề lao động. Những yếu tố này có thể dẫn đến việc Bộ Thương mại của Mỹ khởi xướng điều tra các biện pháp phòng vệ thương mại chống bán phá giá, chống trợ cấp, gian lận xuất xứ hàng hóa....
Các doanh nghiệp cũng cần lưu ý đến nguồn gốc nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất, xuất khẩu, chú trọng nhập khẩu nguyên liệu từ Mỹ; tiếp tục cải tiến công nghệ, nâng cao chất lượng, hạ giá thành để có lợi thế cạnh tranh (kể cả trong trường hợp bị áp thuế). Việc thực hiện cán cân thương mại hài hoà, bền vững và cùng có lợi ngày càng trở nên cấp bách.
Việt Nam cam kết tiếp tục mở cửa thị trường, đẩy nhanh giải quyết các kiến nghị của cộng đồng doanh nghiệp Mỹ, thể hiện cam kết của ta trong duy trì quan hệ thương mại đầu tư song phương, trong đó với quan điểm về năng lượng truyền thống, hợp tác khai thác đất hiếm sẽ mở ra nhiều dư địa cho sự hợp tác giữa hai nước, đặc biệt khi hướng đến kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao song phương vào năm 2025.
Mỹ là thị trường xuất khẩu nông lâm thủy sản lớn nhất của Việt Nam. Do đó, thương mại nông sản và các mặt hàng nông sản khác được kỳ vọng sẽ tiếp tục tạo đà cho tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường Mỹ trong năm 2025./.
Nguồn: www.vietnamplus.vn/co-che-hop-tac-kinh-te-thuong-mai-viet-nam-my-phat-huy-hieu-qua-post1003579.vnp
Tham tán Thương mại, Trưởng cơ quan Thương vụ Việt Nam tại Mỹ Đỗ Ngọc Hưng đưa ra đánh giá trên trong buổi trao đổi với phóng viên TTXVN tại địa bàn về kết quả ngoại giao kinh tế Việt-Mỹ năm 2024 và triển vọng hợp tác thương mại song phương năm 2025.
Theo ông Đỗ Ngọc Hưng, năm 2024, tình hình chính trị nội bộ nước Mỹ có nhiều biến động khi đây là năm bầu cử tổng thống. Hầu hết các chính sách của chính quyền Tổng thống Joe Biden đều hướng đến ngành sản xuất trong nước và công nhân.
Sau cuộc bầu cử, ông Donald Trump đắc cử Tổng thống nhiệm kỳ thứ 2 và sẽ nhậm chức vào tháng 1/2025. Những chính sách an ninh, kinh tế, đối ngoại của Mỹ trong nhiệm kỳ mới của Tổng thống Trump được dự báo sẽ có những tác động to lớn, thậm chí có thể làm thay đổi, đảo chiều tình hình chính trị, kinh tế-tài chính trên thế giới và khu vực.
Về thương mại, theo số liệu của Bộ Thương mại Mỹ công bố ngày 5/12 vừa qua, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của Mỹ trong 10 tháng đầu năm 2024 đạt 4.432 tỷ USD, tăng 2,7% so với cùng kỳ 2023, trong đó nhập khẩu đạt 2.708 tỷ USD, xuất khẩu 1.724 tỷ USD và nhập siêu đạt gần 1.000 tỷ USD.
Theo nhận định của ông Peter Navarro, người được chỉ định làm cố vấn cấp cao về kinh tế và sản xuất của Mỹ, Tổng thống đắc cử Trump nhận được sự ủng hộ cao của đảng Cộng hòa về biện pháp ứng phó với tình trạng lạm phát, thâm hụt thương mại, xử lý vấn đề người nhập cư, bảo vệ người lao động trước hành vi thương mại cạnh tranh không công bằng, xử lý các vấn đề về xã hội, giáo dục, y tế...
Quan điểm kêu gọi Quốc hội thông qua Đạo luật thương mại có đi có lại (USRTA) cho phép Mỹ tăng thuế để áp dụng đối ứng với các quốc gia áp thuế cao hơn. Đạo luật nhằm buộc các đối tác thương mại giảm thuế bằng Mỹ và xóa bỏ rào cản phi thuế quan hoặc Mỹ tăng mức thuế tương ứng với mức tăng của đối tác thương mại. Theo tính toán, với kịch bản đầu, Mỹ có thể giảm thâm hụt thương mại xuống 58,3 tỷ USD. Với kịch bản sau, Mỹ sẽ giảm thâm hụt thương mại ở mức cao hơn.
Theo ông Navarro, nếu Đạo luật Yêu nước (USRTA) có hiệu lực, các quốc gia và vùng lãnh thổ được ưu tiên trong danh sách đàm phán gồm Ấn Độ, Trung Quốc (nhóm 1), sau đó là Liên minh châu Âu EU (nhóm 2), và ở nhóm 3 là Việt Nam, Thái Lan và Đài Loan (Trung Quốc).
Qua trao đổi với các công ty tư vấn luật, cựu quan chức trong chính quyền, cũng như thông tin nội bộ từ Điện Capitol, giới chức Mỹ đánh giá cao Việt Nam thông qua việc nâng cấp quan hệ đối tác chiến lược toàn diện, ngày càng đi vào chiều sâu. Cả hai bên đều coi nhau là đối tác có tầm quan trọng chiến lược hàng đầu, với vị trí và vai trò ngày càng có ý nghĩa trong khu vực và quốc tế.
Theo thống kê của Ủy ban Thương mại Quốc tế Mỹ (USITC), tổng kim ngạch thương mại hai chiều trong 10 tháng đầu năm đạt 112 tỷ USD, thặng dư thương mại của Việt Nam đạt 102 tỷ USD, tăng hơn 26% so với cùng kỳ. Kim ngạch xuất khẩu của Mỹ sang Việt Nam đạt 10 tỷ USD, tăng gần 30%.
Hiện nay, cơ chế, khung khuôn khổ hợp tác giữa Việt Nam và Mỹ đã được xây dựng với nhiều cấp độ, mức độ khác nhau (như hợp tác theo cơ chế đa phương tại Tổ chức Thương mại thế giới WTO hay Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương APEC…; hợp tác song phương như Hiệp định khung về Thương mại và Đầu tư - TIFA, Hiệp định thương mại song phương - BTA…).
Bên cạnh đó, Việt Nam và Mỹ cũng có nhiều kênh hợp tác từ các cơ quan cấp Bộ, các nhóm công tác liên bộ, hiệp hội ngành hàng, doanh nghiệp; cơ chế hợp tác trao đổi về năng lượng; cơ chế hợp tác kinh tế do Bộ Khoa học Đầu tư chủ trì...
Trên cơ sở tổng hợp số liệu nhập khẩu từ Cơ quan Hải quan và Bảo vệ biên phòng Mỹ, có thể thấy Việt Nam có những mặt hàng có lợi thế cạnh tranh khi chiếm tỷ trọng nhập khẩu chiếm đáng kể. Bên cạnh đó, đối với nhóm hàng tiềm năng, Việt Nam có nhiều cơ hội tăng trưởng xuất khẩu khi tốc độ gia tăng của các nhóm hàng rất cao trong khi tỷ trọng nhập khẩu của Việt Nam trong cơ cấu nhập khẩu của Mỹ còn rất khiêm tốn. Điều này cho thấy, Việt Nam có những cơ hội để tăng trưởng xuất khẩu tập trung vào những nhóm hàng có lợi thế cạnh tranh và tiềm năng.
Theo nhiều chuyên gia đánh giá, năm 2025 có thể tiếp tục sẽ là năm khó khăn với kinh tế Mỹ, tốc độ tăng trưởng có thể thấp, lạm phát vẫn ở mức cao. Bên cạnh đó, lạm phát vẫn chưa quay về mức kỳ vọng cũng như những biến động về năng lượng khi các xung đột trên thế giới vẫn tiếp tục xảy ra.
Bên cạnh đó, theo nhiều phân tích cho thấy xu hướng tiêu dùng như trong thời gian qua bất chấp lạm phát sẽ khó có thể giữ được lâu và người Mỹ sẽ sớm thắt chặt chi tiêu nếu tình hình không được cải thiện.
Bên cạnh các mục tiêu hợp tác kinh tế thương mại trong dài hạn, Cơ quan thương vụ cho biết nhiệm vụ chính trước mắt cần đặc biệt lưu ý giải quyết vấn đề thâm hụt thương mại (dù về cơ bản điều này thể hiện cơ cấu ngoại thương của mỗi quốc gia, mang tính bổ trợ và ít cạnh tranh trực tiếp) và vấn đề lao động. Những yếu tố này có thể dẫn đến việc Bộ Thương mại của Mỹ khởi xướng điều tra các biện pháp phòng vệ thương mại chống bán phá giá, chống trợ cấp, gian lận xuất xứ hàng hóa....
Các doanh nghiệp cũng cần lưu ý đến nguồn gốc nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất, xuất khẩu, chú trọng nhập khẩu nguyên liệu từ Mỹ; tiếp tục cải tiến công nghệ, nâng cao chất lượng, hạ giá thành để có lợi thế cạnh tranh (kể cả trong trường hợp bị áp thuế). Việc thực hiện cán cân thương mại hài hoà, bền vững và cùng có lợi ngày càng trở nên cấp bách.
Việt Nam cam kết tiếp tục mở cửa thị trường, đẩy nhanh giải quyết các kiến nghị của cộng đồng doanh nghiệp Mỹ, thể hiện cam kết của ta trong duy trì quan hệ thương mại đầu tư song phương, trong đó với quan điểm về năng lượng truyền thống, hợp tác khai thác đất hiếm sẽ mở ra nhiều dư địa cho sự hợp tác giữa hai nước, đặc biệt khi hướng đến kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao song phương vào năm 2025.
Mỹ là thị trường xuất khẩu nông lâm thủy sản lớn nhất của Việt Nam. Do đó, thương mại nông sản và các mặt hàng nông sản khác được kỳ vọng sẽ tiếp tục tạo đà cho tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường Mỹ trong năm 2025./.
Nguồn: www.vietnamplus.vn/co-che-hop-tac-kinh-te-thuong-mai-viet-nam-my-phat-huy-hieu-qua-post1003579.vnp
Việt Nam trở thành điểm đến mới của doanh nghiệp Mexico
Nhiều điểm sáng trong hợp tác kinh tế-thương mại giữa Việt Nam và Ấn Độ năm 2024
Việt Nam-Algeria mở rộng quan hệ trong lĩnh vực xây dựng và xuất khẩu lao động
ADB nâng dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam
Dự báo quan hệ thương mại Việt Nam-Hoa Kỳ trong bối cảnh mới
Chuyên gia Australia ấn tượng với chính trị và kinh tế Việt Nam trong năm 2024
Chuyên gia Australia nhận định kinh tế Việt Nam năm 2024 vượt xa kỳ vọng
Thúc đẩy hợp tác Thụy Sĩ-Việt Nam hướng tới tương lai bền vững
Nhiều khả năng EU và Mercosur vẫn chưa thể ký kết Hiệp định Thương mại tự do
Việt Nam đánh giá những tiến bộ của Brunei ở Phiên rà soát chính sách thương mại
Thái Lan đạt hiệp định thương mại tự do đầu tiên với châu Âu
Khóa học WTO 2024 SPS Transparency Champions kết thúc tại Geneva
Cuộc họp AMIS nhấn mạnh tầm quan trọng của tính minh bạch thị trường đối với hoạt động thương mại thực phẩm ổn định và có thể dự đoán được
Khóa đào tạo về tiếp cận thị trường cho các chính phủ gia nhập WTO kết thúc tại Geneva
Xuất khẩu hàng hóa sang một số quốc gia ASEAN 7 tháng đầu ...
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, 7 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang một số quốc gia ASEAN như ...Trao đổi thương mại Việt Nam – Hà Lan 7 tháng đầu năm 2024
Tình hình xuất khẩu và nhập khẩu phân bón của Việt Nam ...
Tình hình nhập khẩu nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi ...
Dự báo trao đổi thương mại giữa Việt Nam với các đối tác ...