Tình hình nhập khẩu cà phê của EU trong năm 2024
Thứ tư, 25-12-2024AsemconnectVietnam - Theo Mordorintellingence.com, quy mô thị trường cà phê Châu Âu ước đạt 47,88 tỷ USD trong năm nay và dự kiến đạt 58,14 tỷ USD vào năm 2029, tăng trưởng với tốc độ CAGR là 3,96% trong giai đoạn dự báo (2024-2029).[1]
Theo Liên đoàn Cà phê Châu Âu, Liên minh châu Âu có mức tiêu thụ cà phê bình quân đầu người cao nhất thế giới, mặc dù mức tiêu thụ có khác nhau giữa các quốc gia. Cà phê được coi là một trong những thức uống phổ biến nhất ở Tây Âu do đã ăn sâu vào văn hóa và được sử dụng rộng rãi trong đời sống hàng ngày của người tiêu dùng. Ngoài ra, nhu cầu về cà phê cũng ngày càng tăng trong khu vực do số lượng quán cà phê mới mở, sự phát triển của các chuỗi cửa hàng cà phê và số lượng người mua máy pha cà phê ngày càng tăng.
Thị trường cà phê Châu Âu được thúc đẩy bởi nhiều yếu tố như: Nhu cầu ngày càng tăng đối với các sản phẩm cà phê được chứng nhận, sản phẩm cao cấp, đặc sản, cà phê Espresso, sự chấp nhận của người tiêu dùng đối với hệ thống pha cà phê phục vụ một lần và sự đổi mới liên tục do những công ty hàng đầu trên thị trường cà phê dẫn đầu. Tuy nhiên, điều kiện thời tiết thay đổi đóng vai trò quan trọng trong sản xuất cà phê ở các nước trồng trọt, ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng cà phê nhập khẩu vào các nước châu Âu.
Việc cao cấp hóa các sản phẩm cà phê nguyên hạt cũng đang thúc đẩy thị trường cà phê. Các công ty lớn trên thị trường đang cố gắng hết sức để giới thiệu các sản phẩm cao cấp bằng cách sử dụng các kỹ thuật thủ công hoặc sử dụng phương pháp hái thủ công để có được sản phẩm cao cấp, điều này đang làm tăng nhu cầu cà phê trong khu vực, từ đó thúc đẩy sự tăng trưởng của thị trường được nghiên cứu trong khu vực.
Các kênh phân phối cà phê Châu Âu
Thị trường cà phê châu Âu được phân chia theo loại sản phẩm, kênh phân phối và địa lý. Theo loại sản phẩm, thị trường được chia thành cà phê nguyên hạt, cà phê xay, cà phê hòa tan, cà phê viên và viên nang. Theo kênh phân phối, thị trường được chia thành các kênh phân phối thương mại và phi thương mại. Kênh phi thương mại được phân chia thành các cửa hàng tiện lợi, nhà bán lẻ chuyên biệt, siêu thị/đại siêu thị và các kênh phân phối khác.
+Phân tích chi tiết chủng loại cà phê nhập vào EU và sức cạnh tranh của cà phê Việt Nam
Nhập khẩu cà phê đã khử cafein mã HS 0901
Theo số liệu thống kê từ Trung tâm thương mại quốc tế (ITC) của WTO, trong 9 tháng đầu năm nay, EU -27 đã nhập khẩu 16,8 tỷ USD cà phê HS 0901, tăng 7% so với cùng kỳ năm ngoái và tăng 46% so với cùng kỳ năm 2020. Brazil là nước cung cấp lớn nhất loại cà phê này với 3,6 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 21,5%. Việt Nam đứng hàng thứ hai với 2,4 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 11%. Đức đứng hàng thứ 3 với 2,2 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 9%.
Ước tính cả năm 2024, EU-27 sẽ nhập 22,4 tỷ USD cà phê loại này, tăng 47% so với năm 2020. Trong đó, Việt Nam cung cấp 2,4 tỷ USD, tăng 122% so với năm 2020. Điều này cho thấy sức cạnh tranh mạnh mẽ của cà phê Việt Nam trên thị trường EU-27 và Việt Nam đã tận dụng tốt cơ hội mà EVFTA mang lại.
Nhập khẩu cà phê chiết xuất, tinh chất mã HS 2101
Theo tính toán từ nguồn số liệu của Trung tâm thương mại quốc tế (ITC) của WTO, nhập khẩu cà phê chiết xuất, tinh chất và chất cô đặc mã HS 2101, của 27 nước thành viên EU đạt 2,68 tỷ USD trong 9 tháng đầu năm nay, tăng 1,2% so với cùng kỳ năm ngoái nhưng tăng 26% so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, Đức là nước cung cấp nhiều cà phê loại này nhất với 483 triệu USD, tăng 5,79%. Việt Nam đứng hàng thứ 6 sau Đức, Tây Ba Nha, Anh, Ba Lan, Hà Lan với 133 triệu USD, tăng 278% so với cùng kỳ năm 2020, chiếm tỷ trọng 5%. Như vậy ở phân khúc này, sức cạnh tranh của cà phê Việt Nam vẫn còn khá thấp.
Nhập khẩu cà phê mã HS 090111
Theo số liệu thống kê từ Trung tâm thương mại quốc tế (ITC) của WTO, nhập khẩu cà phê chưa rang, chưa khử caffein ( Mã HS 090111), loại cà phê được nhập nhiều nhất, của 27 nước thành viên EU đạt 10 tỷ USD trong 9 tháng đầu năm nay, tăng 23,5% so với cùng kỳ năm ngoái và tăng 73% so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, Brazil là nước cung cấp nhiều nhất với 3,6 tỷ USD, tăng 17% so với cùng kỳ năm ngoái, tăng 130% so với cùng kỳ năm 2020, chiếm tỷ trọng 35% tổng kim ngạch. Việt Nam đứng hàng thứ hai với 1,7 tỷ USD, tăng 60% so với cùng kỳ năm ngoái và tăng 103% so với cùng kỳ năm 2020, chiếm tỷ trọng 17%.
Như vậy trong phân khúc này, Việt Nam phải cạnh tranh gay gắt với Brazil, tuy nhiên tỷ lệ tăng so với năm ngoái khá ấn tượng cho thấy cà phê Việt Nam ngày càng được ưu chuộng trên thị trường này. Brazil cung cấp chủ yếu là cà phê Arabica còn Việt Nam cung cấp chủ yếu là cà phê Robusta. Năm qua, cà phê Arabica tăng giá mạnh đã khiến nhiều nhà rang xay cà phê chuyển sang mua Robusta giá rẻ hơn.
Nguồn: Vitic
Nguồn: Vitic
Tình hình xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Úc trong 6 tháng đầu năm 2015
Báo cáo thực phẩm nhập khẩu vi phạm tháng 06/2015
Nhập khẩu thủy sản của Mỹ 2 tháng đầu năm 2015
Asean-Ấn Độ: Việt Nam phải cắt giảm, xóa bỏ thuế quan 6772 dòng thuế
Xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang Thổ Nhĩ Kỳ tăng trưởng
Trung Quốc hướng xuất khẩu thủy sản sang các thị trường mới
Australia vào top 10 thị trường nhập khẩu tôm Việt Nam
Mỹ: Khối lượng nhập khẩu cá rô phi tăng
Nhật Bản NK hơn 4.000 tấn tôm chân trắng từ Việt Nam 2 tháng đầu năm nay
Trung Quốc hướng xuất khẩu thủy sản sang các thị trường mới
Quí I/2014: Nhập khẩu điện thoại và linh kiện từ Trung Quốc chiếm 68,2%
Quí I/2014: Nhập khẩu cao su giảm cả lượng và trị giá
Bốn tháng đầu năm, khu vực đầu tư nước ngoài xuất siêu hơn 4 tỷ USD
Tổ chức Nông lương LHQ dự kiến xuất khẩu gạo tăng 8% so với 2013
Xuất khẩu hàng hóa sang một số quốc gia ASEAN 7 tháng đầu ...
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, 7 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang một số quốc gia ASEAN như ...Trao đổi thương mại Việt Nam – Hà Lan 7 tháng đầu năm 2024
Tình hình xuất khẩu và nhập khẩu phân bón của Việt Nam ...
Tình hình nhập khẩu nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi ...
Dự báo trao đổi thương mại giữa Việt Nam với các đối tác ...