Chủ nhật, 22-12-2024 - 9:21 GMT+7  Việt Nam EngLish 

Thị trường kim loại thế giới ngày 17/12: Giá bạc tăng nhẹ sau ba phiên giảm sâu 

 Thứ ba, 17-12-2024

AsemconnectVietnam - Chốt phiên giao dịch ngày 16/12 giá vàng, giá bạc, giá bạch kim, giá đồng, giá tăng, trong khi giá nhôm, giá quặng sắt giảm.

Trên thị trường kim loại quý, giá vàng giao ngay tăng do lo ngại về tình hình địa chính trị đang diễn ra và đồng USD yếu hơn, trong khi thị trường chờ đợi cuộc họp chính sách của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) với triển vọng lãi suất lần thứ ba và manh mối về triển vọng năm 2025.
Chốt phiên giao dịch ngày 16/12, giá vàng giao ngay tăng 0,2% lên 2.654 USD/ounce trong khi giá vàng giao sau giảm 0,2% xuống 2.670 USD.
Nitesh Shah, chiến lược gia hàng hóa tại WisdomTree, nhận định sự hiện diện liên tục của rủi ro địa chính trị đang góp phần tạo nên sức mạnh của vàng.
Ngoài ra, Trung Quốc đã mua vàng trở lại. Vì vậy, vàng đang phản ứng với những điều này, Shah lưu ý và nói thêm rằng nhà tiêu dùng hàng đầu Trung Quốc có thể sẽ tăng cường kích thích chính sách để phục hồi nền kinh tế, điều này sẽ hỗ trợ thêm cho vàng.
Về mặt địa chính trị, hôm 15/12, Israel đã đồng ý tăng gấp đôi dân số ở Cao nguyên Golan, với lý do các mối đe dọa từ Syria bất chấp giọng điệu ôn hòa của các thủ lĩnh phe nổi dậy đã lật đổ Tổng thống Bashar al-Assad một tuần trước.
Vàng được coi là khoản đầu tư an toàn trong thời kỳ bất ổn kinh tế và địa chính trị, trong khi môi trường lãi suất thấp cũng giúp tài sản không mang lãi suất này trở nên hấp dẫn hơn.
Fed dự kiến sẽ hạ lãi suất 1/4 điểm tại cuộc họp kéo dài hai ngày bắt đầu vào thứ Ba (17/12), đồng thời cập nhật triển vọng cho năm 2025 và hơn thế nữa.
"Nền tảng kinh tế và chính trị nhìn chung hỗ trợ cho vàng - nhưng Fed có thể giới kìm hãm đà tăng của giá vàng nếu chỉ ra rằng sẽ tạm dừng nới lỏng lãi suất sau tháng 12", nhà phân tích Rhona O'Connell của StoneX cho biết.
Chỉ số USD Index đã giảm 0,1%, rời khỏi mức cao nhất gần ba tuần đạt được vào cuối tuần trước, giúp vàng trở nên rẻ hơn đối với những người mua bằng các loại tiền tệ khác.
Citi dự đoán nhu cầu vàng và bạc sẽ tăng mạnh cho đến khi lãi suất của Mỹ ổn định, dự báo mức đỉnh của cả hai kim loại này vào cuối năm 2025 đến đầu năm 2026.
Các dữ liệu quan trọng được công bố trong tuần này, bao gồm số liệu GDP và lạm phát của Mỹ, có thể ảnh hưởng hơn nữa đến tâm lý thị trường.
Tương tự, giá bạc tăng nhẹ sau ba phiên giảm sâu, khi nhà đầu tư đánh giá lại xu hướng thị trường.
Giá bạc giao ngay ổn định ở mức 30,57 USD/ounce, hiện ở mức giá 778.000/ounce (mua vào) và 783.000/ounce (bán ra).
Giá bạc tăng nhẹ sau 3 phiên giảm sâu liên tiếp. Bên cạnh đó, sự suy yếu của nền kinh tế Trung Quốc còn có thể ảnh hưởng đến các yếu tố vĩ mô khác, như tăng trưởng toàn cầu, chuỗi cung ứng và thậm chí là các chiến lược đầu tư trong các lĩnh vực năng lượng tái tạo. Những lo ngại này sẽ khiến các nhà đầu tư và các công ty ngành công nghiệp phải điều chỉnh các dự báo của mình về nhu cầu và giá bạc trong tương lai.
Hơn nữa, đồng USD có xu hướng tăng cao cùng với lợi suất trái phiếu 10 năm của Hoa Kỳ tăng lên mức cao nhất trong 2 tuần qua đã thúc đẩy các nhà đầu tư chuyển hướng sang các tài sản có lợi suất cao hơn và an toàn hơn, chẳng hạn như trái phiếu chính phủ Mỹ. Điều này làm giảm nhu cầu đối với các tài sản như bạc, vốn được coi là kênh đầu tư an toàn và không sinh lời trực tiếp như trái phiếu.
Trên các thị trường kim loại quý khác, giá bạch kim tăng 1,1% lên 934,7 USD, trong khi giá palladium giảm 0,8% ở mức 944,37 USD.
Trên thị trường kim loại màu, giá đồng tăng. Cụ thể, trên sàn LME, giá đồng tăng 0,1% lên 9.061,50 USD/tấn, sau khi dữ liệu cho thấy giá nhà mới của Trung Quốc giảm với tốc độ chậm nhất trong 17 tháng.
Goldman Sachs, đã cắt giảm dự báo giá của mình nhưng ngay cả sau khi cắt giảm 5.000 USD, vẫn là một trong những nhà tiên đoán lạc quan hơn. Ngân hàng đầu tư này dự kiến giá đồng trung bình là 10.160 USD/tấn vào năm tới.
Morgan Stanley dự báo giá đồng sẽ tăng lên 9.500 USD vào cuối năm 2025. Hiệp hội khai thác mỏ Chile cũng là một trong những hiệp hội lạc quan hơn ở mức từ 9.260 - 9.920 USD, nhưng CitiGroup gần đây đã cắt giảm kỳ vọng của mình từ mức trung bình 10.250 USD xuống còn 8.750 USD vào năm tới.
Ngân hàng RBC đã hạ ước tính năm 2025 xuống còn 8.800 USD (từ mức dưới 10.000 USD trước đó), trong khi dự đoán của BMO cho năm tới giá đồng quanh mức 4,00 USD hoặc 8.800 USD.
Capital Economics là tổ chức bi quan nhất khi dự báo đồng sẽ mất mức 9.000 USD/tấn vào năm tới, trung bình chỉ còn 8.000 USD vào cuối năm 2026 và tiếp tục giảm xuống cho đến năm 2030.
Ngược lại, giá nhôm giảm, do chịu áp lực bởi sản lượng tăng ở Trung Quốc và những thách thức đối với nền kinh tế cũng như mức tiêu thụ của nước này khi Bắc Kinh chuẩn bị phải hứng chịu nhiều mức thuế thương mại hơn của Mỹ dưới thời chính quyền Donald Trump lần thứ hai.
Trên Sàn giao dịch kim loại London (LME), giá nhôm giao sau ba tháng đã giảm 1,7% xuống còn 2.560,50 USD/tấn, sau khi đạt 2.559,5 USD, mức thấp nhất kể từ ngày 15 tháng 11.
Sản lượng nhôm tại Trung Quốc, nhà sản xuất kim loại lớn nhất thế giới, trong tháng 11 đã tăng 3,6% so với cùng kỳ năm trước, trong khi sản lượng công nghiệp của nước này tăng vượt kỳ vọng.
Thị trường sắt thép: Giá quặng sắt vẫn trên đà giảm. Cụ thể, trên sàn Đại Liên, giá quặng sắt tiếp tục giảm 0,17% xuống còn 105,31 USD/tấn, đánh dấu phiên giảm thứ tư liên tiếp. Nguyên nhân chính là sự thất vọng từ các tín hiệu kinh tế Trung Quốc và lượng tồn kho quặng sắt tại các cảng tăng lên mức kỷ lục 150 triệu tấn.
Sản lượng thép thô của Trung Quốc trong tháng 11 giảm 4,3% so với tháng 10, đạt 78,4 triệu tấn. Điều này tương đương sản lượng trung bình hàng ngày khoảng 2,61 triệu tấn, giảm nhẹ so với tháng trước nhưng vẫn cao hơn mức 2,54 triệu tấn cùng kỳ năm ngoái.
Sự sụt giảm sản lượng này chủ yếu do biên lợi nhuận bị thu hẹp và nhu cầu tiêu thụ giảm trong mùa đông, đặc biệt tại khu vực phía Bắc Trung Quốc, nơi thời tiết lạnh làm gián đoạn các hoạt động xây dựng. Theo ông Ge Xin, phó giám đốc tại Lange Steel, giá thép thanh giảm 2,1% trong tháng 11 trong khi giá quặng sắt lại tăng 3,1%, khiến lợi nhuận của các nhà máy thép bị ảnh hưởng đáng kể.
Dữ liệu từ Mysteel cho thấy chỉ khoảng 50% nhà máy thép tại Trung Quốc có lãi vào cuối tháng 11, giảm mạnh so với 66% vào tháng 10.
Hội nghị hoạch định kinh tế hàng năm của Trung Quốc, do Chủ tịch Tập Cận Bình chủ trì, đã công bố kế hoạch chính sách tài khóa chủ động và chính sách tiền tệ hơi nới lỏng, bao gồm tăng thâm hụt và phát hành trái phiếu siêu dài. Tuy nhiên, thiếu các biện pháp kích thích cụ thể khiến thị trường chưa tìm thấy động lực tăng trưởng rõ ràng.
Bên cạnh đó, kỳ vọng vào việc giảm lãi suất của Fed vào năm 2025 đang bị thu hẹp, gây thêm áp lực cho thị trường hàng hóa, bao gồm thép và quặng sắt.
N.Hao
Nguồn: VITIC

 

  PRINT     BACK

© Bộ Công Thương- Trung tâm Thông tin Công Nghiệp và Thương mại (VITIC)

Giấy phép của Bộ Thông tin và Truyền thông số 115/GP-TTĐT, cấp ngày 03/6/2024.

Địa chỉ: Tòa nhà Bộ Công Thương, số 655, Phạm Văn Đồng, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội, Phòng 605, Tầng 6.

ĐT: (04)39341911; (04)38251312 và Fax: (04)38251312


Email: Asemconnectvietnam@gmail.com;

Ghi rõ nguồn "Asemconnectvietnam.gov.vn" khi đăng lại thông tin từ kênh thông tin này

Số lượt truy cập: 25716641684