Thứ năm, 26-12-2024 - 17:3 GMT+7  Việt Nam EngLish 

Indonesia khởi xướng điều tra nhựa polypropylene homopolymer nhập từ Việt Nam 

 Thứ tư, 11-12-2024

AsemconnectVietnam - Nguyên đơn cáo buộc sản phẩm nhựa polypropylene homopolymer nhập khẩu hoặc có xuất xứ từ Việt Nam và một số quốc gia bán phá giá, là nguyên nhân gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất Indonesia.

Đại diện Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương) cho biết đơn vị vừa nhận được thông tin về việc Ủy ban chống bán phá giá Indonesia (KADI) khởi xướng điều tra chống bán phá giá đối với một số sản phẩm nhựa polypropylene homopolymer (có mã HS 3902.10.40) có xuất xứ từ Malaysia, Trung Quốc, Philippines, Hàn Quốc, Singapore, Thái Lan và Việt Nam.
Nguyên đơn cáo buộc rằng sản phẩm nhựa polypropylene homopolymer nhập khẩu hoặc có xuất xứ từ Việt Nam và một số quốc gia khác đã bị bán phá giá, là nguyên nhân gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất nội địa Indonesia.
Nguyên đơn là Công ty PT Chandra Asri Pacific Tbk; Thời kỳ điều tra chống bán phá giá từ 04/2023 đến 03/2024; Thời kỳ điều tra thiệt hại: 04/2021-03/2022; 04/2022-03/2023 và 04/2023-03/2024; Biên độ phá giá cáo buộc đối với Việt Nam: 13,6%.
KADI cho biết đã gửi trực tiếp bản câu hỏi điều tra tới các nhà sản xuất/xuất khẩu được nêu tên trong đơn kiện và khuyến nghị các bên quan tâm khác đăng ký tham gia vụ việc trong thời hạn 14 ngày kể từ ngày thông báo khởi xướng, tức muộn nhất 16h00, ngày 17/12/2024 (giờ Indonesia).
Ngoài ra, do số lượng các nhà sản xuất, xuất khẩu lớn, KADI cũng ban hành một bản câu hỏi lượng và trị giá và yêu cầu các nhà sản xuất, xuất khẩu cung cấp thông tin.
Để ứng phó vụ việc, Cục Phòng vệ thương mại khuyến nghị các hiệp hội, doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu liên quan rà soát tình hình xuất khẩu sản phẩm bị điều tra sang Indonesia. Nhanh chóng đăng ký làm bên liên quan theo thời hạn nêu trên, trả lời bản câu hỏi điều tra của KADI và gửi KADI đúng thời hạn, thể thức quy định.
“Trong trường hợp tham gia đầy đủ và hợp tác với cơ quan điều tra, doanh nghiệp có thể nhận được mức thuế tích cực hoặc không bị áp thuế chống bán phá giá. Việc doanh nghiệp không cung cấp thông tin, từ chối cung cấp thông tin hoặc cung cấp thông tin không đầy đủ có thể dẫn tới việc KADI sử dụng dữ liệu, thông tin có sẵn dẫn đến biên độ phá giá cao,” đại diện Cục Phòng vệ thương mại cho hay./.
Nguồn: Vietnamplus.vn
 

  PRINT     BACK
 Mỹ áp thuế chống phá giá sản phẩm quang điện của một số nước Đông Nam Á
 Canada xem xét thận trọng các mức thuế quan mới của Mỹ
 Canada: Điều tra chống lẩn tránh với sản phẩm sơmi rơmoóc nhập khẩu từ Việt Nam
 EU chính thức khiếu nại lên WTO việc Trung Quốc áp thuế rượu mạnh
 Trung Quốc mở rộng điều tra chống trợ cấp đối với sản phẩm bơ sữa của EU
 Hoa Kỳ áp dụng biện pháp tự vệ toàn cầu xơ sợi staple nhân tạo từ polyester
 Nga áp đặt các hạn chế xuất khẩu uranium làm giàu sang Mỹ
 Trung Quốc áp thuế chống bán phá giá tạm thời đối với rượu mạnh EU
 Hoa Kỳ không áp thuế chống bán phá giá nhôm đùn ép nhập khẩu từ Việt Nam
 Hoa Kỳ khởi xướng điều tra kép sản phẩm đúc bằng sợi nhập khẩu từ Việt Nam
 EU áp thuế bổ sung đối với ôtô điện nhập khẩu của Trung Quốc
 Hướng dẫn tham gia vụ Nam Phi điều tra chống bán phá giá lốp xe ôtô
 Hoa Kỳ khởi xướng rà soát hành chính sản phẩm ống thép dẫn dầu từ Việt Nam
 Hoa Kỳ gia hạn ban hành kết luận rà soát lần thứ nhất sản phẩm mật ong Việt Nam
 Úc thông báo khởi xướng điều tra Chống bán phá giá đối với mặt hàng thanh cốt thép cán nóng nhập khẩu từ một số nước, trong đó có Việt Nam

© Bộ Công Thương- Trung tâm Thông tin Công Nghiệp và Thương mại (VITIC)

Giấy phép của Bộ Thông tin và Truyền thông số 115/GP-TTĐT, cấp ngày 03/6/2024.

Địa chỉ: Tòa nhà Bộ Công Thương, số 655, Phạm Văn Đồng, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội, Phòng 605, Tầng 6.

ĐT: (04)39341911; (04)38251312 và Fax: (04)38251312


Email: Asemconnectvietnam@gmail.com;

Ghi rõ nguồn "Asemconnectvietnam.gov.vn" khi đăng lại thông tin từ kênh thông tin này

Số lượt truy cập: 25716741536