Indonesia khởi xướng điều tra nhựa polypropylene homopolymer nhập từ Việt Nam
Thứ tư, 11-12-2024AsemconnectVietnam - Nguyên đơn cáo buộc sản phẩm nhựa polypropylene homopolymer nhập khẩu hoặc có xuất xứ từ Việt Nam và một số quốc gia bán phá giá, là nguyên nhân gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất Indonesia.
Đại diện Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương) cho biết đơn vị vừa nhận được thông tin về việc Ủy ban chống bán phá giá Indonesia (KADI) khởi xướng điều tra chống bán phá giá đối với một số sản phẩm nhựa polypropylene homopolymer (có mã HS 3902.10.40) có xuất xứ từ Malaysia, Trung Quốc, Philippines, Hàn Quốc, Singapore, Thái Lan và Việt Nam.
Nguyên đơn cáo buộc rằng sản phẩm nhựa polypropylene homopolymer nhập khẩu hoặc có xuất xứ từ Việt Nam và một số quốc gia khác đã bị bán phá giá, là nguyên nhân gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất nội địa Indonesia.
Nguyên đơn là Công ty PT Chandra Asri Pacific Tbk; Thời kỳ điều tra chống bán phá giá từ 04/2023 đến 03/2024; Thời kỳ điều tra thiệt hại: 04/2021-03/2022; 04/2022-03/2023 và 04/2023-03/2024; Biên độ phá giá cáo buộc đối với Việt Nam: 13,6%.
KADI cho biết đã gửi trực tiếp bản câu hỏi điều tra tới các nhà sản xuất/xuất khẩu được nêu tên trong đơn kiện và khuyến nghị các bên quan tâm khác đăng ký tham gia vụ việc trong thời hạn 14 ngày kể từ ngày thông báo khởi xướng, tức muộn nhất 16h00, ngày 17/12/2024 (giờ Indonesia).
Ngoài ra, do số lượng các nhà sản xuất, xuất khẩu lớn, KADI cũng ban hành một bản câu hỏi lượng và trị giá và yêu cầu các nhà sản xuất, xuất khẩu cung cấp thông tin.
Để ứng phó vụ việc, Cục Phòng vệ thương mại khuyến nghị các hiệp hội, doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu liên quan rà soát tình hình xuất khẩu sản phẩm bị điều tra sang Indonesia. Nhanh chóng đăng ký làm bên liên quan theo thời hạn nêu trên, trả lời bản câu hỏi điều tra của KADI và gửi KADI đúng thời hạn, thể thức quy định.
“Trong trường hợp tham gia đầy đủ và hợp tác với cơ quan điều tra, doanh nghiệp có thể nhận được mức thuế tích cực hoặc không bị áp thuế chống bán phá giá. Việc doanh nghiệp không cung cấp thông tin, từ chối cung cấp thông tin hoặc cung cấp thông tin không đầy đủ có thể dẫn tới việc KADI sử dụng dữ liệu, thông tin có sẵn dẫn đến biên độ phá giá cao,” đại diện Cục Phòng vệ thương mại cho hay./.
Nguồn: Vietnamplus.vn
11-19/11: Mời tham gia chương trình XTTM tại Iran và Thổ Nhĩ Kỳ
Chính sách miễn, giảm tiền thuê đất cho hợp tác xã nông nghiệp
Quy định mới về điều kiện bán lẻ rượu
Hàng tạm nhập tái xuất cung ứng cho tàu biển quốc tế không phải nộp thuế
Đồng bộ chế độ kế toán thuế xuất nhập khẩu để giảm thời gian thông quan
Kiểm tra định mức sản phẩm xuất khẩu bằng quản lý rủi ro
Giảm mạnh thuế tiêu thụ đặc biệt với xe ôtô từ năm 2016
4 ngân hàng sẽ mở rộng thu nộp thuế trên toàn quốc
Dự thảo Nghị định về cấp và quản lý bảo lãnh chính phủ
Kho ngoại quan chưa đáp ứng diện tích vẫn được hoạt động
Chú ý khai hải quan đối với hành lý gửi trước, gửi sau chuyến đi
Quy định mới nhất về thời gian thử việc
Bảo hiểm bắt buộc trong đầu tư xây dựng
Sử dụng chi phí trong lựa chọn nhà thầu dự án sử dụng vốn nhà nước
Xuất khẩu hàng hóa sang một số quốc gia ASEAN 7 tháng đầu ...
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, 7 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang một số quốc gia ASEAN như ...Trao đổi thương mại Việt Nam – Hà Lan 7 tháng đầu năm 2024
Tình hình xuất khẩu và nhập khẩu phân bón của Việt Nam ...
Tình hình nhập khẩu nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi ...
Dự báo trao đổi thương mại giữa Việt Nam với các đối tác ...