Sự suy yếu của đồng euro khiến các nhà đầu tư toàn cầu lo lắng
Thứ hai, 2-12-2024AsemconnectVietnam - Khi đồng euro đang hướng đến tháng có mức giảm mạnh nhất kể từ đầu năm 2022, biến động khó lường của đồng tiền này có thể là nguồn biến động tiếp theo của thị trường toàn cầu sau khi sự dao động của đồng yên đã gây ra một đợt hỗn loạn tài sản chéo vào tháng 8.
Đồng euro đã giảm khoảng 3,8% so với đồng đô la vào tháng 11. Hiện tại, đồng euro đang dao động về mốc quan trọng 1 đô la do chịu áp lực từ đề xuất áp thuế thương mại của Tổng thống đắc cử Donald Trump, sự suy yếu của nền kinh tế khu vực đồng euro và xung đột leo thang giữa Nga và Ukraine, ngay khi kỳ vọng tăng trưởng kinh tế của Mỹ đã thúc đẩy cổ phiếu Mỹ và đồng đô la.
Tuy nhiên, những gì sẽ xảy ra tiếp theo vì đồng đô la cũng dễ bị ảnh hưởng bởi thuế quan lạm phát và nợ chính phủ tăng lên làm lung lay niềm tin vào thị trường và nền kinh tế Mỹ.
"Chúng ta sẽ có biến động vì mọi người sẽ bắt đầu nghĩ: Liệu chúng ta có phá vỡ được sự ngang giá (euro-đô la) hay nó sẽ phục hồi trở lại... Điều tối thiểu mà chúng ta sẽ thấy là nhiều cuộc tranh luận hơn theo cả hai hướng về đồng euro và tôi không tin rằng những mức tương quan mạnh giữa các tài sản chéo sẽ tiếp tục", Kit Juckes, Giám đốc chiến lược FX của Societe Generale cho biết.
Sự sụp đổ của thị trường vào tháng 8 bắt đầu với những biến động của đồng yên khiến các quỹ đầu cơ đặt cược vào đồng yên bất ngờ và dẫn tới động thái bán tháo trên thị trường chứng khoán để đáp ứng các yêu cầu margin call.
Các cơ quan quản lý đã cảnh báo về sự mong manh của thị trường đối với các sự kiện tương tự khi các câu chuyện phổ biến trên thị trường thay đổi nhanh chóng, vì mức đòn bẩy cao trong hệ thống tài chính.
"Nếu chúng ta phá vỡ sự ngang giá (euro-đô la), chúng ta sẽ lại có những vấn đề như vậy", chiến lược gia Kit Juckes cho biết.
Hiệu ứng lan tỏa
Euro-đô la là cặp tiền tệ được giao dịch nhiều nhất thế giới và những thay đổi tỷ giá hối đoái nhanh chóng có thể làm gián đoạn lợi nhuận của các công ty đa quốc gia cũng như triển vọng tăng trưởng và lạm phát đối với các quốc gia nhập khẩu hàng hóa và xuất khẩu hàng hóa được định giá bằng đô la.
Themos Fiotakis, Giám đốc chiến lược FX toàn cầu của Barclays cho biết, các quốc gia nhạy cảm với thương mại quốc tế như Trung Quốc, Hàn Quốc và Thụy Sĩ có thể để đồng nội tệ suy yếu so với đồng đô la nếu đồng euro tiếp tục giảm để họ có thể cạnh tranh với hàng xuất khẩu của khu vực đồng euro.
Đồng bảng Anh cũng giảm hơn 2% so với đồng đô la trong tháng này xuống còn khoảng 1,26 mỗi đô la, và cũng rất nhạy cảm với các động thái của đồng euro.
Chỉ số đo lường nhu cầu của nhà đầu tư về biện pháp bảo vệ trước những biến động euro-đô la trong ngắn hạn đang giao dịch quanh mức 8%, thấp hơn nhiều so với mức gần 14% khi đồng euro giảm xuống dưới 1 mỗi đô la vào tháng 10/2022.
"Biến động thực tế của thị trường tiền tệ có khả năng cao và chắc chắn cao hơn mức thị trường định giá", chiến lược gia của UBS Alvise Marino cho biết.
Quan điểm khác biệt
Trong khi đó, các nhà quản lý tài sản dài hạn lại đã có sự chia rẽ sâu sắc về xu hướng sắp tới của đồng euro và đồng đô la, nhấn mạnh rằng tỷ giá hối đoái quan trọng này có thể sẽ gặp nhiều khó khăn trong những tháng tới.
"Chúng tôi đang mong đợi đồng euro sẽ giảm xuống còn 99 xu vào giữa năm tới", Willem Sels, Giám đốc đầu tư toàn cầu tại HSBC cho biết.
Trong khi đó, Vincent Mortier, Giám đốc đầu tư của công ty quản lý tài sản lớn nhất châu Âu Amundi cho biết, việc cắt giảm lãi suất của khu vực đồng euro có thể thúc đẩy chi tiêu của doanh nghiệp và người tiêu dùng trong khu vực đồng euro và đưa đồng euro lên mức 1,16 mỗi đô la vào cuối năm 2025.
Tuy nhiên, một câu chuyện phổ biến trên thị trường rằng các chính sách tăng trưởng mạnh mẽ và thuế nhập khẩu của chính quyền ông Trump sẽ thúc đẩy lạm phát của Mỹ và duy trì lãi suất ở mức cao và sức mạnh của đồng đô la cũng đang bắt đầu bị lung lay.
Stephen Jen, Tổng giám đốc điều hành của Eurizon SJL Capital cho biết, Mỹ đã mạo hiểm với “khoảnh khắc cảnh giác về trái phiếu” nếu các chủ nợ của Nhà Trắng trên thị trường trái phiếu Kho bạc Mỹ đẩy chi phí nợ lên cao hơn để cố gắng kiềm chế việc cắt giảm thuế được tài trợ bằng việc vay mượn quá mức.
Ông cho biết, việc thắt chặt các điều kiện tài khóa sau đó sẽ cho phép nền kinh tế Mỹ hạ cánh nhẹ nhàng và giảm lãi suất dài hạn, khiến đồng đô la bị định giá quá cao.
Nguồn: Tinnhanhchungkhoan.vn
Lạm phát của Mỹ tăng nhẹ trở lại trong tháng 10/2024
IMF: Thuế quan trả đũa có thể làm suy yếu tăng trưởng của châu Á
Xuất nhập khẩu của Áo với Việt Nam 10 tháng đầu năm 2024
Nhiều nhà xuất khẩu lo ngại về khả năng Mỹ áp thuế cao hơn
Tình hình xuất nhập khẩu hàng hóa của Áo
Trung Quốc sẵn sàng đàm phán với Mỹ để thúc đẩy thương mại song phương
Tăng trưởng kinh tế Áo quý 3/2024
Sản lượng công nghiệp tại Áo tháng 9/2024
Lo ngại về chiến tranh thương mại đẩy đồng euro xuống mức thấp nhất 2 năm
Nền kinh tế Đức tăng trưởng thấp hơn dự kiến trong quý 3/2024
Tỉ lệ lạm phát của Áo tháng 10/2024
Tăng trưởng GDP của Áo quý 3/2024
Tâm lý người tiêu dùng Úc tăng mạnh trong tháng thứ hai vào tháng 11/2024
Dự báo kinh tế Hy Lạp năm 2024 và 2025
Xuất khẩu hàng hóa sang một số quốc gia ASEAN 7 tháng đầu ...
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, 7 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang một số quốc gia ASEAN như ...Trao đổi thương mại Việt Nam – Hà Lan 7 tháng đầu năm 2024
Tình hình xuất khẩu và nhập khẩu phân bón của Việt Nam ...
Tình hình nhập khẩu nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi ...
Dự báo trao đổi thương mại giữa Việt Nam với các đối tác ...