Thị trường đậu tương thế giới tháng 11/2024
Thứ bảy, 30-11-2024AsemconnectVietnam - Tháng 11/2024, giá đậu tương thế giới giảm nhẹ so với tháng 10/2024, giảm xuống dưới 10 USD/bushel, mức cao nhất trong tháng là 10,3 USD/bushel do thời tiết thuận lợi ở Brazil đã củng cố kỳ vọng về một vụ mùa bội thu tại quốc gia sản xuất đậu tương số 1 thế giới và không chắc chắn về nhu cầu nhiên liệu sinh học sản xuất từ đậu tương.
Tại Mỹ, sản lượng đậu tương giảm do thời tiết khô hạn, nhưng nguồn cung vẫn dồi dào. Trong năm 2024/25, USDA ước tính sản lượng đậu tương của Mỹ là 4,5 tỷ bushels, giảm 121 triệu bushels do năng suất thấp hơn. Năng suất trung bình là 51,7 bushels/mẫu Anh (bpa), giảm so với ước tính hồi tháng 10/2024 là 4,582 tỷ bushels với năng suất là 53,1 bushels/mẫu Anh.
Những thay đổi lớn nhất về sản lượng là ở Iowa, Illinois và Minnesota. Xuất khẩu dự báo giảm 25 triệu bushels xuống còn 1,8 tỷ bushels do nguồn cung và doanh số bán hàng cho đến nay thấp hơn. Lượng nghiền ước tính giảm 15 triệu bushels xuống 2,4 tỷ bushels. Tồn kho đậu tương cuối kỳ giảm 80 triệu bushels xuống còn 470 triệu bushels.
Giá đậu tương trung bình theo mùa của Mỹ trong năm 2024/25 dự báo không đổi ở mức 10,8 USD/bushel. Giá khô đậu tương dự báo cũng không đổi là 320 USD/tấn ngắn.
Nguồn cung đậu tương của Achentina dự kiến cũng dồi dào nhờ lượng mưa cải thiện vào nửa cuối tháng 10 đã giúp nông dân đẩy nhanh tiến độ gieo trồng.
Sàn giao dịch ngũ cốc Rosario đã điều chỉnh tăng nhẹ sản lượng đậu tương của Achentina lên 53 - 53,5 triệu tấn, so với ước tính trước đó là 52 - 53 triệu tấn.
Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) dự báo sản lượng đậu tương toàn cầu niên vụ 2024/25 giảm 3,5 triệu tấn xuống 425,4 triệu tấn, chủ yếu do sản lượng thấp hơn của Mỹ và Ấn Độ. Sản lượng của Ấn Độ dự kiến giảm 0,2 triệu tấn xuống còn 12,6 triệu tấn theo thông tin từ Hiệp hội chế biến đậu nành (SOPA) của Ấn Độ.
Xuất khẩu đậu tương toàn cầu tăng do lượng hàng xuất khẩu của Brazil, Canada và Benin tăng, ngược lại xuất khẩu của Mỹ giảm. Nhập khẩu của Pakistan tăng. Lượng nghiền của Pakistan tăng bù đắp nhiều hơn cho lượng nghiền thấp hơn của Mỹ. Tồn kho đậu tương cuối kỳ toàn cầu giảm 2,9 triệu tấn xuống còn 131,7 triệu tấn, chủ yếu do lượng hàng xuất khẩu của Mỹ, Brazil và Achentina giảm.
Trung Quốc tiếp tục nhập khẩu đậu tương do lo ngại căng thẳng thương mại với Mỹ có thể gia tăng. Nếu nhu cầu trong tháng cuối năm tiếp tục cao, nhập khẩu đậu tương của Trung Quốc có thể sẽ đạt mức kỷ lục chưa từng thấy trong năm nay. Nhu cầu cao từ quốc gia nhập khẩu đậu tương lớn nhất thế giới là yếu tố đã hỗ trợ giá.
Theo Tổng cục Hải quan Trung Quốc, trong tháng 10/2024, nước này đã nhập khẩu 8,09 triệu tấn đậu tương trong bối cảnh các nhà nhập khẩu gấp rút tích trữ trước khi ông Donald Trump nhậm chức vào đầu năm sau. Đây là khối lượng nhập khẩu lớn nhất trong vòng 4 năm qua, tăng 56% so với mức 5,18 triệu tấn cùng kỳ năm trước.
Lũy kế nhập khẩu đậu tương trong 10 tháng đầu năm nay đã đạt 89,9 triệu tấn, tăng 11,2% so với cùng kỳ năm ngoái và gần bằng mức nhập khẩu cả năm 2023 là 99,41 triệu tấn.
Nhu cầu khô đậu tương làm thức ăn chăn nuôi của Hàn Quốc vẫn cao. Tập đoàn thức ăn chăn nuôi lớn của Hàn Quốc (MFG) đã mua khoảng 60.000 tấn khô đậu tương trong một thỏa thuận riêng vào ngày 13/11 mà không cần đấu thầu quốc tế. Giá mua ước tính là 373,42 USD/tấn bao gồm cả chi phí và cước phí (c&f) bao gồm phụ phí cho việc dỡ hàng tại cảng bổ sung.
N.Nga
Nguồn: VITIC/USDA/Reuters/Spglobal
Giá phân bón thế giới tháng 11/2024 tăng so với tháng trước
Ấn Độ có thể nhập khẩu khoảng 1 triệu tấn ngô từ Myanmar để đáp ứng nhu cầu trong nước
California cân nhắc loại Tesla khỏi chương trình ưu đãi thuế xe điện mới
Các nước OPEC+ có thể duy trì mức cắt giảm sản lượng dầu
Nhập khẩu lúa mì và ngô của Thổ Nhĩ Kỳ giảm khi chính sách nhập khẩu thay đổi
Trung Quốc quay trở lại mua lúa mì Úc khiến giá bị ảnh hưởng
USDA cắt giảm dự báo xuất khẩu lúa mì toàn cầu trong năm marketing 2024/25 xuống còn 214,67 triệu tấn
Philippines giảm thuế ngô, thúc đẩy nhập khẩu
Thị trường nông sản thế giới ngày 26/11: Giá lúa mì giảm do áp lực nguồn cung tăng
Kênh đào Suez thiệt hại hàng tỷ USD doanh thu do căng thẳng khu vực
Mỹ giải ngân 60 triệu USD để BAE Systems sản xuất chip cho máy bay và vệ tinh
Ngành sữa Trung Quốc đối mặt với nhiều rủi ro
Thị trường kim loại thế giới ngày 26/11: Giá quặng sắt tăng nhờ sản lượng thép toàn cầu mạnh
Xuất khẩu bột mì của Thổ Nhĩ Kỳ giảm do hạn chế nhập khẩu và cạnh tranh từ Ai Cập