Ấn Độ có thể nhập khẩu khoảng 1 triệu tấn ngô từ Myanmar để đáp ứng nhu cầu trong nước
Thứ tư, 27-11-2024AsemconnectVietnam - Những người tham gia thị trường cho biết Ấn Độ có khả năng nhập khẩu khoảng 1 triệu tấn ngô không biến đổi gen từ Myanmar vào các cảng phía nam khác nhau là Tuticorin, Chennai và Visakhapatnam để giảm bớt tình trạng thắt chặt thị trường trong nước trong bối cảnh nhu cầu từ ngành công nghiệp ethanol đang tăng cao.
Vào tháng 2/2024, chính phủ Ấn Độ đã triển khai các kế hoạch theo đó hai cơ quan chính phủ - Liên đoàn tiếp thị hợp tác xã nông nghiệp quốc gia Ấn Độ và Liên đoàn người tiêu dùng hợp tác xã quốc gia Ấn Độ - sẽ ký các thỏa thuận với các nhà máy chưng cất ethanol để cung cấp ngô với giá hỗ trợ nhằm giảm sự phụ thuộc vào đường. Tuy nhiên, động thái này đã dẫn đến giá ngô trong nước tăng mạnh, khiến những người chăn nuôi gia cầm phải vất vả để mua thức ăn chăn nuôi.
Một thương nhân có trụ sở tại Singapore cho biết: "Gần đây, Ấn Độ đang nhập khẩu rất nhiều ngô Myanmar do mưa gió mùa làm hỏng vụ thu hoạch hiện tại, trong khi chính sách về ethanol cũng đẩy giá trong nước lên cao".
Các thương nhân Ấn Độ dự kiến sẽ mua ngô với giá từ 275-287 USD/tấn CFR từ Myanmar. Giá ngô tại các thị trường chính của Ấn Độ vào khoảng 24.600 Rupee/tấn (292,59 USD/tấn) vào ngày 22/10, tăng gần 12% so với cùng kỳ năm ngoái.
Myanmar là lựa chọn chính để nhập khẩu ngô không biến đổi gen cho Ấn Độ vì nước này miễn thuế. Myanmar được coi là quốc gia kém phát triển nhất, trái ngược với Ukraine, nơi các nhà xuất khẩu Ấn Độ phải mua ngô với mức thuế nhập khẩu 15% theo hạn ngạch thuế quan là 500.000 tấn cho năm tài chính 2023/24 (tháng 4/2023-tháng 3/2024). Thông thường, Ấn Độ đánh thuế nhập khẩu 60% đối với ngô.
Ngoài nhu cầu tăng từ ngành công nghiệp ethanol, còn có những lo ngại về chất lượng đối với vụ mùa ở miền Nam Ấn Độ do mưa quá nhiều trong mùa gió mùa từ tháng 6 đến tháng 9/2024.
Ấn Độ thường sản xuất khoảng 36 triệu-38 triệu tấn ngô hàng năm, với gần 23 triệu tấn được sản xuất trong mùa kharif. Kharif, còn được gọi là cây trồng gió mùa, được gieo vào đầu mùa mưa, thường là từ tháng 7 đến tháng 10.
Theo truyền thống, ngành công nghiệp gia cầm và tinh bột của Ấn Độ là những ngành tiêu thụ lớn nhất sản lượng ngô của đất nước, sử dụng 60%-70% tổng sản lượng ngô của Ấn Độ.
Tuy nhiên, với việc các nhà máy chưng cất ethanol mua ngô, nhu cầu đã tăng vào năm 2024. Nhu cầu tăng từ ngành công nghiệp ethanol đã tạo ra tình trạng thiếu hụt 5 triệu tấn.
Lượng ngô nhập khẩu của Ấn Độ trong năm tài chính 2023/24 tăng mạnh do nhu cầu trong nước tăng. Trong khoảng từ tháng 4 đến tháng 8/2024, Ấn Độ đã nhập khẩu 644.334 tấn ngô, so với tổng lượng mua là 126.624 tấn trong năm tài chính 2023/24.
N.Nga
Nguồn: VITIC/Spglobal
Các nước OPEC+ có thể duy trì mức cắt giảm sản lượng dầu
Nhập khẩu lúa mì và ngô của Thổ Nhĩ Kỳ giảm khi chính sách nhập khẩu thay đổi
Trung Quốc quay trở lại mua lúa mì Úc khiến giá bị ảnh hưởng
USDA cắt giảm dự báo xuất khẩu lúa mì toàn cầu trong năm marketing 2024/25 xuống còn 214,67 triệu tấn
Philippines giảm thuế ngô, thúc đẩy nhập khẩu
Thị trường nông sản thế giới ngày 26/11: Giá lúa mì giảm do áp lực nguồn cung tăng
Kênh đào Suez thiệt hại hàng tỷ USD doanh thu do căng thẳng khu vực
Mỹ giải ngân 60 triệu USD để BAE Systems sản xuất chip cho máy bay và vệ tinh
Ngành sữa Trung Quốc đối mặt với nhiều rủi ro
Thị trường kim loại thế giới ngày 26/11: Giá quặng sắt tăng nhờ sản lượng thép toàn cầu mạnh
Xuất khẩu bột mì của Thổ Nhĩ Kỳ giảm do hạn chế nhập khẩu và cạnh tranh từ Ai Cập
Xuất khẩu ngô của Mỹ sang Mexico đạt kỷ lục trong niên vụ 2023/24
Châu Âu lại đối mặt với cuộc khủng hoảng năng lượng mới
Nga thông báo hạn chế xuất khẩu kim loại quý trong sáu tháng
Xuất khẩu hàng hóa sang một số quốc gia ASEAN 7 tháng đầu ...
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, 7 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang một số quốc gia ASEAN như ...Trao đổi thương mại Việt Nam – Hà Lan 7 tháng đầu năm 2024
Tình hình xuất khẩu và nhập khẩu phân bón của Việt Nam ...
Tình hình nhập khẩu nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi ...
Dự báo trao đổi thương mại giữa Việt Nam với các đối tác ...